Trật Mắt Cá Chân

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trật mắt cá chân là một chấn thương phổ biến, xảy ra khi dây chằng quanh mắt cá chân bị căng quá mức, đứt hoặc rách. Tình trạng này khiến cổ chân sưng tấy, bầm tím kèm theo cảm giác sưng tấy khó chịu.

Tổng quan

Trật mắt cá chân còn được gọi là bong gân mắt cá chân, vẹo cổ chân hay lật cổ chân. Đây là một chấn thương thường gặp, trong đó bong gân xảy ra trên một hoặc nhiều dây chằng (dải mô xơ cứng chắc khỏe) giữ xương mắt cá chân lại với nhau. Điều này khiến mắt cá chân bị đẩy ra khỏi vị trí của nó.

Trật mắt cá chân
Trật mắt cá chân xảy ra khi có tổn thương trên các dây chằng giữ xương mắt cá chân lại với nhau

Dây chằng giúp ổn định khớp, hỗ trợ mắt cá chân và ngăn ngừa những cử động quá mức. Tuy nhiên việc đột ngột lăn, vặn hoặc xoay mắt cá chân có thể khiến các dây chằng vượt qua phạm vi chuyển động bình thường. Cuối cùng dẫn đến rách hoặc đứt dây chằng ở mặt ngoài của mắt cá chân.

Trật mắt cá chân thường gặp ở những người chơi các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá và những môn thể thao dùng vợt. Ngay sau chấn thương, người bệnh thường đột ngột đau đớn dữ dội, sưng và bầm tím quanh cổ chân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nhiên nhiều phương pháp có thể giúp khắc phục nhanh tình trạng này.

Phân loại

Trật mắt cá chân được phân loại dựa trên cơ chế chấn thương và mức độ nghiêm trọng, cụ thể:

+ Phân loại theo cơ chế chấn thương 

  • Chấn thương đảo ngược (bàn chân quay vào trong)

Tác động một lực khiến bàn chân lật vào trong có thể dẫn đến bong gân mắt cá chân đảo ngược. Chấn thương này ảnh hưởng đến phần bên của mắt cá chân, kéo căng hoặc/ và làm rách các dây chằng bên trong và bên ngoài, đặc biệt là dây chằng gót mác.

Khoảng 90% bệnh nhân bị trật mắt cá chân liên quan đến chấn thương đảo ngược đối với dây chằng mác trước (ATFL) và dây chằng calcaneofibular (CFL) - dây chằng bên ở bên ngoài mắt cá chân.

  • Bong gân mắt cá chân cao (syndesmotic)

Bong gân mắt cá chân cao ảnh hưởng đến dây chằng lớn ở phía trên mắt cá chân. Tình trạng này xảy ra khi bàn chân đột ngột xoay một cách mạnh mẽ. Chấn thương thường gặp ở những người chơi các môn thể thao tiếp xúc, đòi hỏi rẽ hướng nhanh và đột ngột, chẳng hạn như bóng đá, bóng chày, quần vợt, cầu lông, khúc côn cầu...

  • Bong gân mắt cá chân eversion (giữa)

Bong gân mắt cá chân eversion xảy ra khi mắt cá chân xoay sang bên khiến bàn chân đột ngột lăn quá nhiều ra bên ngoài. Tình trạng này còn được gọi là chấn thương lật ngược (bàn chân quay ra ngoài), ít phổ biến hơn so với chấn thương đảo ngược.

Chấn thương eversion gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mặt trung gian của bàn chân. Trong đó dây chằng giữa hoặc dây chằng delta bị căng quá mức và tạo ra nhiều vết xước.

Bong gân mắt cá chân eversion (giữa)
Bong gân mắt cá chân eversion (giữa) làm căng hoặc rách dây chằng giữa hoặc dây chằng delta

+ Phân loại theo mức độ tổn thương

  • Độ I: Bị kéo giãn nhẹ và rách vi thể các sợi dây chằng. Những người bị trật mắt cá chân độ I có vùng ảnh hưởng sưng nhẹ, đau nhẹ hoặc đau khi chạm. Kiểm tra thấy không có sự bất ổn, chân bị thương có thể chịu được một phần trọng lượng.
  • Độ II: Dây chằng bị kéo căng và rách một phần. Điều này khiến mắt cá chân sưng tấy, đau vừa phải, đau nhẹ khi mang vác, rất đau khi di chuyển, không ổn định nhẹ khi kiểm tra.
  • Độ III: Bong gân mức độ nặng, dây chằng hỗ trợ mắt cá chân bị đứt hoàn toàn. Những trường hợp này có mắt cá chân sưng tấy đáng kể, đau đớn nhiều, đi lại khó khăn và không thể đặt trọng lượng lên chân bị thương. Kiểm tra thấy có sự mất ổn định đáng kể.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Trật mắt cá chân xảy ra khi mắt cá chân buộc phải di chuyển khỏi vị trí bình thường. Điều này khiến một vài dây chằng bị căng quá mức, dẫn đến rách một phần hoặc hoàn toàn.

Hầu hết mọi người bị trật mắt cá chân do vô tình lăn, vặn, xoay cổ chân hoặc lật bàn chân không chủ ý. Tình trạng này thường liên quan đến những nguyên nhân dưới đây:

  • Cú ngã khiến mắt cá chân bị trẹo
  • Nhảy hoặc xoay người và tiếp đất bằng chân một cách vụn về
  • Tập thể dục, chạy hoặc đi bộ trên một bề mặt không bằng phẳng
  • Bị giẫm lên chân trong khi hoạt động thể thao
  • Mất thăng bằng dẫn đến trẹo chân
  • Tham gia các môn thể thao đòi hỏi người chơi thực hiện các động tác cắt hoặc nhảy, chẳng hạn như quần vợt, bóng đá, bóng bầu dục, bóng rỗ và chạy địa hình.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Vận động viên hoặc thường xuyên tham gia thể thao
  • Thực hiện các hoạt động trên bề mặt không bằng phẳng, đặc biệt là khi chạy, đi bộ hoặc tập thể dục
  • Tình trạng thể chất kém. Suy giảm sức mạnh và tính linh hoạt ở mắt cá chân có thể làm tăng nguy cơ trật mắt cá chân
  • Mang giày không phù hợp, chẳng hạn như giày không vừa vặn hoặc giày cao gót
  • Có chấn thương mắt cá chân trước đó.

Triệu chứng và chẩn đoán

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các dấu hiệu và triệu chứng của trật mắt cá chân có thể nhẹ hoặc nặng, đôi khi khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng phổ biến gồm:

  • Đau đớn, đặt biệt là khi chạm và đặt trọng lượng lên chân bị ảnh hưởng
  • Đau nhói khi chạm vào mắt cá chân
  • Sưng tấy vùng ảnh hưởng
  • Bầm tím
  • Hạn chế phạm vi chuyển động
  • Cảm thấy mất ổn định ở mắt cá chân
  • Dịu dàng khi chạm vào
  • Cảm giác bất thường hoặc có âm thanh phát ra ngay tại thời điểm bị chấn thương

Những triệu chứng của bong gân mắt cá chân nghiêm trọng tương tự như gãy xương, có thể gây biến chứng và cần được đánh giá y tế ngay lập tức.

Đau đớn, bầm tím, sưng tấy vùng ảnh hưởng
Trật mắt cá chân gây đau đớn, bầm tím, sưng tấy vùng ảnh hưởng và hạn chế phạm vi chuyển động

Bác sĩ sẽ chẩn đoán trật mắt cá chân bằng cách đặt một số câu hỏi về chấn thương, cẩn thận kiểm tra bàn chân bị ảnh hưởng. Trong quá trình này, bác sĩ thường thực hiện một số bước sau:

  • Quan sát và so sánh với mắt cá chân còn lại nhằm đánh giá mức độ sưng và bầm tím.
  • Đau thường chỉ khu trú ở khu vực xung quanh dây chằng bị thương. Việc sờ nắn nhẹ nhàng xung quanh mắt cá chân có thể giúp phát hiện dây chằng nào bị tổn thương.
  • Kiểm tra phạm vi chuyển động bằng cách di chuyển mắt cá chân theo nhiều hướng khác nhau. Điều này cho thấy mắt cá chân bị sưng và cứng.
  • Kiểm tra độ ổn định bằng cách thực hiện một số thao tác nhẹ nhàng hoặc kéo mắt cá chân theo nhiều hướng khác nhau một cách có kiểm soát. Điều này giúp đánh giá nhanh sự ổn định của khớp mắt cá chân.

Nếu khó khăn khi mang trọng lượng hoặc đau đớn ở mắt cá chân và bàn chân, người bệnh được thực hiện thêm những xét nghiệm dưới đây:

  • Chụp X-quang thông thường: X-quang cung cấp hình ảnh của xương và những cấu trúc dày đặc khác, Kỹ thuật này giúp đánh giá xương bàn chân và mắt cá chân, phát hiện nhanh tình trạng gãy xương đi kèm.
  • Chụp X-quang căng thẳng: Chụp X-quang trong khi mắt cá chân của bạn liên tục được đẩy theo nhiều hướng khác nhau. Kỹ thuật này cho biết mắt cá chân có bị mất vững khi dây chằng xung quanh bị tổn thương hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI thường không được chỉ định. Nhưng nếu có chấn thương phức tạp, kỹ thuật này sẽ được thực hiện để đánh giá những cấu trúc khác quanh mắt cá chân như gân và sụn. Chụp MRI cũng được thực hiện nếu có dấu hiệu bong gân mắt chân hoặc triệu chứng kéo dài hơn 6 - 8 tuần kể từ khi chấn thương.

Biến chứng và tiên lượng

Trật mắt cá chân không quá nghiêm trọng, hầu hết mọi người có thể được chữa khỏi bằng phương pháp bảo tồn. Ngay cả đứt dây chằng hoàn toàn (độ 3), tổn thương có thể lành lại mà không cần phẫu thuật.

Tuy nhiên khi không điều trị và cố gắng vượt qua cơn đau để di chuyển, người bệnh có thể gặp những biến chứng dưới đây:

  • Đau mãn tính
  • Mất vững khớp cổ chân mãn tính
  • Viêm khớp
  • Hạn chế chuyển động
  • Thay đổi dáng đi làm ảnh hưởng đến những khớp khác của cơ thể.

Nếu dây chằng không có thời gian để chữa lành hoàn toàn, người bệnh có thể tiếp tục bị bong gân khi trở lại thể thao, làm việc hoặc sinh hoạt. Vì vậy cần đảm bảo rằng dây chằng đã được hồi phục hoàn toàn trước khi hoạt động thể chất.

Điều trị

Gần như tất cả trường hợp trật khớp mắt cá chân đơn lẻ (không có gãy xương hoặc đứt gân đi kèm) đều có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật, bao gồm cả đứt dây chằng hoàn toàn. Những trường hợp này sẽ được điều trị bằng cách bất động và hồi phục thích hợp.

Quá trình điều trị có thể kéo dài 2 tuần đối với bong gân mức độ nhẹ, tối đa 6 -12 tuần đối với bong gân mức độ nặng.

Các phương pháp điều trị cụ thể:

1. Điều trị bảo tồn

Đối với trật mắt cá chân mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được đề nghị các phương pháp đơn giản tại nhà, cụ thể:

+ Phác đồ RICE

Phác đồ RICE cần được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi bị thương.

Phác đồ RICE
Phác đồ RICE gồm các bước giúp giảm sưng và đau mắt cá chân hiệu quả

  • Nghỉ ngơi: Giữ cho mắt cá chân nghỉ ngơi, không nên đi lại, trở lại hoạt động thể thao hoặc thực hiện những hoạt động có thể gây căng thẳng khác. Điều này giúp ngăn tổn thương thêm nghiêm trọng, mắt cá chân có thời gian tự chữa lành.
  • Chườm đá: Chườm đá trong 20 phút ngay sau chấn thương xảy ra, lặp lại 3 - 4 lần 1 ngày. Biện pháp này giúp giảm sưng và đau bằng cách gây tê ở vùng ảnh hưởng. Lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da.
  • Nén: Dùng băng thun quấn quanh cổ chân bị ảnh hưởng. Biện pháp này giúp cố định và hỗ trợ mắt cá chân. Đồng thời giúp giảm sưng hiệu quả.
  • Nâng cao: Trong khi nằm hoặc nghỉ ngơi, đặt mắt cá chân cao hơn tim, thực hiện thường xuyên trong vòng 48 giờ đầu sau chấn thương. Biện pháp này giúp giảm sưng bằng cách giảm tích tụ chất lỏng.

+ Thuốc

Bác sĩ thường kê đơn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong điều trị trật mắt cá chân, thường bao gồm Ibuprofen hoặc Naproxen. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát sưng (viêm) và đau hiệu quả. Từ đó cải thiện chức năng của chân ảnh hưởng.

+ Thiết bị hỗ trợ

Trong giai đoạn đầu điều trị, những trường hợp trật mắt cá chân mức độ 2 có thể được dùng thiết bị bằng nhựa có thể tháo rời, điển hình như nẹp aircast hoặc ủng đi bộ. Thiết bị này có thể hỗ trợ mắt cá chân bị thương trong thời gian lành lại.

Đối với trật mắt cá chân, bệnh nhân có thể cần phải sử dụng nẹp bột hoặc bó bột ngắn trong vòng 10 - 14 ngày. Trong vài ngày đầu, người bệnh đi lại khó khăn và được khuyên sử dụng nạng để hỗ trợ di chuyển.

+ Vật lý trị liệu

Khi sưng và đau thuyên giảm, bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng. Các bài tập thích hợp với từng giai đoạn, kéo dài cho đến khi mắt cá chân phục hồi hoàn toàn.

Vật lý trị liệu giúp cải thiện sự ổn định của khớp, tăng tính linh hoạt. Đồng thời giúp lấy lại khả năng giữ thăng bằng và sức mạnh cho chân ảnh hưởng.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp cải thiện sự ổn định của khớp, lấy lại khả năng giữ thăng bằng và sức mạnh

Các bài tập cụ thể:

  • Chuyển động sớm

Bệnh nhân được yêu cầu chuyển động sớm để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn những bài tập chuyển động có kiểm soát của mắt cá chân, giúp cải thiện phạm vi chuyển động.

  • Bài tập củng cố

Khi sưng và đau thuyên giảm đáng kể, bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập tăng cường sức mạnh cho các cơ ổn định động ở phía trước và phía sau của chân và mắt cá chân. Các bài tập này giúp làm mạnh gân cơ, lấy lại sức mạnh và khả năng vận động.

Nếu đau đớn nhiều khi tập tăng cường sức nặng, các bài tập dưới nước có thể được dùng thay thế, kết hợp thêm các bài tập tăng cường cơ bắp và gân.

  • Cải thiện thăng bằng

Khả năng giữ thăng bằng kém có thể làm tăng nguy cơ chấn thương lặp lại và mất ổn định mắt cá chân. Những trường hợp này sẽ được đào tạo proprioception (cân bằng) bằng các bài tập giữ thăng bằng.

Trong khi luyện tập, bệnh nhân đứng trên chân bị đau, chân lành giơ lên và nhắm mắt lại. Bài tập này giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng hiệu quả. Khi sự cân bằng được cải thiện theo thời gian, người bệnh có thể tập tăng sự nhanh nhẹn, sức mạnh và phạm vi chuyển động.

  • Bài tập tăng sức bền và sự nhanh nhẹn

Những bài tập tăng sức bền và sự nhanh nhẹn sẽ được thực hiện khi không còn đau. Những bài tập này giúp cải thiện sức mạnh của bắp chân và mắt cá chân. Đồng thời giúp tăng sức bền và lấy lại sự nhanh nhẹn cho chân ảnh hưởng.

2. Điều trị phẫu thuật

Hiếm khi trật mắt cá chân được phẫu thuật. Phương pháp này được chỉ định khi:

  • Điều trị bảo tồn không hiệu quả
  • Mất ổn định và đau mắt cá chân dai dẳng sau 6 - 8 tuần điều trị không phẫu thuật và phục hồi chức năng
  • Bong gân mắt cá chân cao kèm theo giảm hoặc mất ổn định liên quan đến hội chứng mắt cá chân
  • Bong gân nghiêm trọng và liên quan đến chấn thương khác như gãy xương, đứt gân hoặc chấn thương sụn mắt cá chân.

Phẫu thuật cho bệnh nhân có chấn thương không đáp ứng với điều trị bảo tồn
Phẫu thuật nếu chấn thương không đáp ứng với điều trị bảo tồn, mất ổn định và đau mắt cá chân dai dẳng

Dựa vào tình trạng cụ thể, bệnh nhân có thể được phẫu thuật nội soi khớp loại bỏ sụn lỏng lẻo, mảnh xương hoặc những phần của dây chằng mắc vào khớp.

Trong nhiều trường hợp khác, bệnh nhân được phẫu thuật sửa chữa dây chằng bị rách hoặc đứt bằng chỉ khâu hoặc các mũi khâu. Đôi khi dây chằng tổn thương được thay thế bằng mô ghép. Mô này được lấy từ những dây chằng hoặc gân khác, nằm xung quanh mắt cá chân hoặc ở bàn chân.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được yêu cầu bất động bằng ủng hoặc bó bột để bảo vệ dây chằng. Sau cùng vật lý trị liệu sớm để phục hồi chức năng, phạm vi chuyển động và sức mạnh của chân ảnh hưởng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và loại phẫu thuật, quá trình hồi phục có thể mất từ vài tuần đến vài tháng.

Phòng ngừa

Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp phòng ngừa trật mắt cá chân, cụ thể:

  • Thường xuyên tập thể dục và thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh. Điều này giúp tăng sự ổn định cho mắt cá chân, duy trì sức mạnh, tính linh hoạt và sự cân bằng. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa trật mắt cá chân.
  • Luôn khởi động kỹ lưỡng trước khi hoạt động thể chất hoặc chơi thể thao.
  • Cẩn thận khi đi bộ, tập thể dục hoặc chạy trên những bề mặt không bằng phẳng.
  • Chọn giày dép phù hợp, vừa vặn, có khả năng hỗ trợ khi hoạt động.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Dừng các hoạt động nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đau mắt cá chân. Không nên tiếp tục vận động vì có thể gây ra những chất thương nghiêm trọng.
  • Nghỉ ngơi để chân có thời gian phục hồi sau khi luyện tập.
  • Thận trọng trong sinh hoạt để giảm nguy cơ té ngã.
  • Nếu chấn thương trước đó khiến mắt cá chân yếu và không ổn định, hãy danh thời gian nghỉ ngơi và vật lý trị liệu cho đến khi lành lại hoàn toàn.

Thường xuyên tập thể dục với các bài tập tăng cường sức mạnh
Thường xuyên tập thể dục với các bài tập tăng cường sức mạnh để ngăn ngừa trật mắt cá chân

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Tôi bị trật mắt cá chân hay có tổn thương khác?

2. Điều trị kéo dài trong bao lâu?

3. Phương pháp điều trị nào hiệu quả và được thực hiện?

4. Tôi nên làm gì để chăm sóc sau chấn thương mắt cá chân?

5. Bài tập nào phù hợp và giúp phục hồi nhanh?

6. Khi nào tôi có thể trở lại thể thao và các hoạt động thể chất khác?

7. Có khả năng phục hồi hoàn toàn hay không?

Trật mắt cá chân thường không quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp được điều trị bảo tồn, phục hồi hoàn toàn sau vài tháng. Không nên trở lại hoạt động thể chất cho đến khi dây chằng lành lại hoàn toàn. Tốt nhất nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.