Thoát Vị Nội Xốp (IDD)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị nội xốp (IDD) là một dạng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong đó tủy sống bị suy thoái và hình thành một vết nứt xuyên tâm. Khi nhân nhầy thoát vị, chúng chèn ép lên rễ thần kinh và gây đau nhức cột sống.

Tổng quan

Thoát vị nội xốp (IDD) còn được gọi là thoát vị đĩa đệm nội xốp - một dạng thường gặp của thoát vị đĩa đệm. Bệnh thể hiện cho tình trạng suy thoái tủy sống của đĩa đệm, hình thành một vết nứt xuyên tâm từ nhân nhầy đến vành khuyên.

Thoát vị nội xốp (IDD)
Thoát vị nội xốp (IDD) xảy ra khi tủy sống suy thoái, hình thành vết nứt xuyên tâm từ nhân nhầy đến vành khuyên

Theo thời gian, vị trí tổn thương có vết rách hình khuyên, kéo dài từ nhấn đến phần ngoài của vành. Điều này khiến nhân nhầy thoát vị (rời khỏi vị trí trung tâm) và tạo áp lực cho các rễ thần kinh. Vết nứt cũng có thể tác động đến cơ và tạo ra những thụ thể gây đau.

Khi bị thoát vị nội xốp, người bệnh sẽ có những cơn đau nhức cột sống thắt lưng, đau lan tỏa từ đĩa đệm tổn thương, có thể xuất hiện những cơn đau quy chiếu.

Phân loại

Bệnh thoát vị đĩa đệm nội xốp không được phân loại. Tuy nhiên bệnh được chia thành 4 giai đoạn phát triển dựa trên thang điểm Discograme Dallasd, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, vết nứt chỉ mới hình thành, từ nhân kéo dài đến 1/3 bên trong của đĩa đệm. Thoát vị nội xốp giai đoạn 1 thường không gây đau.
  • Giai đoạn 2: Vết rách lớn hơn, từ nhân kéo dài đến 1/3 giữa của đĩa đệm. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy đau mỏi nhẹ và chỉ thoáng qua.
  • Giai đoạn 3: Vết rách hình khuyên bắt đầu từ nhân kéo dài đến 1/3 ngoài của đĩa đệm, có kích thích hoặc chèn ép rễ thần kinh. Thoát vị nội xốp giai đoạn 3 khiến người bệnh đau nhức nhưng không thường xuyên, đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Giai đoạn 4: Vết rách hình khuyên từ nhân kéo dài đến 1/3 ngoài của đĩa đệm, có dấu hiệu lan truyền theo chu vi và ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Những trường hợp này sẽ có các cơn đau cột sống từ trung bình đến nặng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây thoát vị nội xốp gồm;

  • Thoái hóa cột sống

Bệnh thoát vị nội xốp chủ yếu xảy ra do thoái hóa cột sống. Trong bệnh lý này, đĩa đệm giảm đàn hồi, dễ rách và mỏng dần theo thời gian. Điều này làm giảm không gian bao vệ giữ các đốt sống, bao xơ kém dẻo dai và dễ rách.

Ngoài ra thoái hóa cột sống còn khiến các xương suy yếu, hình thành nút Schmorl trên thân đốt sống. Từ đó phát triển vết nứt xuyên tâm.

Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là nguyên nhân phổ biến của thoát vị nội xốp, ảnh hưởng đến người lớn tuổi

  • Lão hóa

Quá trình lão hóa tự nhiên làm suy yếu xương cột sống, đĩa đệm hao mòn và tủy sống suy thoái. Từ đó phát triển vết nứt xuyên tâm theo thời gian.

  • Chấn thương 

Chấn thương có thể gấy ra vết nứt xuyên tâm từ nhân đến vành khuyên. Từ đó gây ra tình trạng thoát vị nội xốp.

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Thừa cân béo phì
  • Tư thế sai
  • Vận động mạnh hoặc gắng sức
  • Hút thuốc lá và uống nhiều rượu
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu vitamin D và canxi
  • Mang thai
  • Di truyền

Triệu chứng và chẩn đoán

Đau nhức cột sống là triệu chứng điển hình của thoát vị nội xốp. Giai đoạn nhẹ thường chỉ khó chịu hoặc đau thoáng qua. Những trường hợp nặng sẽ có cơn đau nặng hơn và tăng tầng suất nghiêm trọng theo thời gian.

Đặc điểm đau và các triệu chứng khác:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở lưng
  • Đau tăng theo thời gian
  • Cảm thấy đau nhói như điện giật hoặc đau nhiều hơn khi ấn vào vị trí tổn thương
  • Đau tăng khi vận động mạnh, đi lại nhiều, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vặn hoặc gập người, uốn cong lưng
  • Đau giảm khi thực hiện những động tác duỗi lưng hoặc nằm thẳng
  • Có cảm giác rát bỏng
  • Cứng ở lưng
  • Có cảm giác yếu và không ổn định
  • Phát hiện nốt Schmorl trên hình ảnh MRI hoặc X-quang.

Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở lưng
Thoát vị nội xốp gây đau âm ỉ hoặc đau nhói ở lưng, co cứng, có cảm giác yếu và không ổn định

Người bệnh đến bệnh viện nếu có dấu hiệu đau lưng hoặc mất tính ổn định. Trong khi thăm khám, người bệnh được kiểm tra thể chất và mô tả triệu chứng. Điều này có thể giúp đánh giá phạm vi và sức mạnh, tìm kiểm vị trí tổn thương và những hoạt động có thể khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ cũng có thể hỏi về tiền sử bệnh và các chấn thương trước đó. Sau khi kiểm tra lâm sàng, các xét nghiệm dưới đây sẽ được thực hiện:

  • Chụp X-quang: Bệnh nhân được chụp X-quang cột sống để kiểm tra những bất thường. Hình ảnh được tạo từ tia X có thể giúp phát hiện gai xương, nốt Schmorl, bất thường của xương hoặc giảm không gian bảo vệ xương cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh về các mô xốp bên trong đốt sống, cấu trúc xương và mô mềm quanh cột sống. Điều này cho phép phát hiện và đánh giá tổn thương do thoát vị nội xốp, chẳng hạn như nốt Schmorl và chèn ép dây thần kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT giúp phát hiện những tổn thương khó nhìn thấy, những bất thường ở cột sống và đĩa đệm thoát vị.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh thoát vị đĩa đệm nội xốp cần được phát hiện và điều trị sớm. Khi không được điều trị, các biến chứng dưới đây có thể xảy ra:

  • Đau lưng mãn tính
  • Tổn thương dây thần kinh, chẳng hạn như đau thần kinh tọa hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa
  • Yếu và teo cơ
  • Giảm hoặc mất khả năng vận động
  • Cột sống mất vững
  • Bại liệt do viêm các dây thần kinh tủy sống.

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, hầu hết bệnh nhân có thể trở lại với các hoạt động và chơi thể thao bình thường.

Điều trị

Bệnh thoát vị nội xốp chủ yếu được điều trị bằng thuốc, kết hợp chăm sóc tại nhà hoặc vật lý trị liệu nhằm cắt giảm triệu chứng, ngăn tổn thương thêm. Trong giai đoạn nặng, phẫu thuật sẽ được chỉ định.

1. Chăm sóc tại nhà

Những biện pháp chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ giảm bớt triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển. Cụ thể:

  • Nghỉ ngơi

Hạn chế những hoạt động có thể khiến cơn đau thêm nghiêm trọng. Thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ và kéo giãn nhẹ nhàng. Điều này giúp giảm đau và tránh thoát vị nội xốp thêm nghiêm trọng.

  • Chườm lạnh

Đặt túi vải chứa đá lạnh lên vùng ảnh hưởng, giữ tối đa 20 phút. Biện pháp này có tác dụng giảm sưng, đau và viêm.

Chườm lạnh
Chườm lạnh vài lần mỗi ngày giúp giảm sưng, viêm và đau nhức lưng

  • Chườm nóng

Đặt chai nước ấm hoặc miếng đệm sưởi trên lưng, giữ trong 20 phút và thực hiện vài lần mỗi ngày. Biện pháp này giúp giảm đau, thư giãn và giảm co thắt. Đồng thời tăng khả năng vận động và tuần hoàn máu tại chỗ.

  • Xoa bóp

Xoa bóp nhẹ nhàng có thể giảm các triệu chứng do thoát vị nội xốp. Biện pháp này có tác dụng thư giãn xương khớp và các mô quanh cột sống, giảm đau và khó chịu.

Xoa bóp cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm co thắt và giảm phạm vi vận động. Biện pháp này nên được thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút.

  • Kéo giãn nhẹ nhàng

Nên vận động và kéo giãn nhẹ nhàng khi bị thoát vị nội xốp. Các bài tập có thể giúp giữ cho cột sống khỏe mạnh và dẻo dai, tăng phạm vi chuyển động và giảm đau.

Ngoài ra việc luyện tập đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn luyện tập.

  • Chế độ ăn uống phù hợp

Bệnh nhân được yêu cầu ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Điều này có thể giúp duy trì sức khỏe tổng thể và xương khớp. Đặc biệt nên bổ sung đủ canxi và vitamin D cần thiết để duy trì xương khớp chắc khỏe.

2. Thuốc uống

Bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc giảm đau để cắt giảm các triệu chứng của thoát vị nội xốp.

  • Acetaminophen (Paracetamol): Dùng cho những cơn đau nhẹ. Thuốc có tác dụng giảm đau và sốt.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID thường được dùng khi thoát vị nội xốp gây ra những cơn đau trung bình. Nhóm thuốc này có ba tác dụng gồm giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Những loại thường dùng gồm Naproxen và Ibuprofen.
  • Thuốc giảm đau nhóm opioid: Thuốc này được dùng ngắn hạn và liều thấp cho những cơn đau nặng, không đáp ứng với thuốc khác. Opioid có khả năng giảm đau nhanh và hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ: Bệnh nhân được dùng thuốc giãn cơ để giảm co thắt và giảm đau.
  • Thuốc chống trầm cảm: Nhóm thuốc này có thể được dùng cho bệnh nhân bị đau mãn tính hoặc đau dây thần kinh. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng giảm đau, giảm lo lắng và ngăn đau ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.

3. Tiêm steroid

Tiêm steroid thường được chỉ định trong giai đoạn nặng của thoát vị nội xốp, bệnh nhân có cơn đau nặng và dai dẳng. Đây là thuốc chống viêm mạnh, mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Thông thường Corticosteroid được tiêm quanh vị trí thoát vị nội xốp, 1 liều duy nhất. Nếu đau tái phát sau vài tháng, cân nhắc tiêm nhắc lại.

Tiêm steroid
Tiêm steroid cho trường hợp nặng nhằm giảm các cơn đau nghiêm trọng và dai dẳng

4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng, giảm thoát vị nội xốp và các triệu chứng. Phương pháp này gồm những bài tập có tác dụng kéo giãn cột sống nhẹ nhàng, tăng cường cơ bắp hỗ trợ và giảm đau. Việc kiên trì sẽ giúp cải thiện chức năng và khả năng vận động nhịp nhàng cho bệnh nhân.

Vận động trị liệu cũng giúp tăng cường sự dẻo dai và tính linh hoạt cho cột sống, ngăn thoát vị nội xốp tiến triển, giảm đau và co thắt. Vật lý trị liệu thường được thực hiện trong vòng vài tháng.

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp nặng, có chèn ép dây thần kinh và điều trị bảo tồn không hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ có thể tiến hành giải nén, thay thế đĩa đệm hỏng hoặc/ và hợp nhất cột sống.

Sau phẫu thuật, người bệnh được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động.

Phòng ngừa

Những biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm bớt nguy cơ của thoát vị nội xốp, bao gồm:

  • Thực hành tư thế đúng.
  • Đạt được và giữ cân nặng an toàn. Tập thể dục thường xuyên và ăn uống hợp lý nếu có cân nặng dư thừa.
  • Tránh vặn, uốn cong hoặc cúi gập người quá mức.
  • Hạn chế mang vác vật nặng và lao động gắng sức.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể được phục hồi.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống nhiều rượu bia.
  • Luôn thận trọng để tránh chấn thương.
  • Xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày, tối thiểu 30 phút/ buổi. Biện pháp này giúp giữ cho hệ xương khớp khỏe mạnh và linh hoạt, cột sống dẻo dai, giảm nguy cơ thoái hóa và thoát vị nội xốp. Lưu ý tập thể dục với tần suất và bộ môn phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ... Tránh luyện tập gắng sức.
  • Kéo giãn cột sống mỗi ngày và thường xuyên thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp hỗ trợ. Điều này giúp thư giãn và giữ cho cột sống khỏe mạnh.
  • Khởi động kỹ lưỡng trước khi chơi thể thao để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi, chất chống oxy hóa và những thành phần dinh dưỡng cần thiết khác. Nên lựa chọn những loại thực phẩm và giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước, tránh ăn quá nhiều đường và muối.

Tập thể dục và kéo giãn cột sống mỗi ngày
Tập thể dục và kéo giãn mỗi ngày để giữ cho cột sống khỏe mạnh, giản nguy cơ thoát vị nội xốp

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Tình trạng sức khỏe nào gây ra các triệu chứng của tôi?

2. Phương pháp điều trị phù hợp nhất là gì?

3. Tiên lượng của tôi như thế nào? Có khả năng gặp biến chứng hay không?

4. Điều trị phẫu thuật có hiệu quả không? Rủi ro có thể gặp là gì?

5. Tôi nên luyện tập như thế nào khi bị thoát vị nội xốp?

6. Tôi có thể tiếp tục chơi những môn thể thao yêu thích hay không?

7. Cần tránh điều gì để ngăn thoát vị nội xốp tiến triển?

Thoát vị nội xốp là một dạng thường thấy của bệnh thoát vị đĩa đệm, cần được khám và điều tri sớm. Phần lớn bệnh nhân có thể điều trị bảo tồn, riêng trường hợp nặng cần phẫu thuật theo chỉ định. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tối đa.