Bệnh Sa Trực Tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tiêu hóa Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Sa trực tràng xảy ra khi trực tràng trượt xuống và nhô ra khỏi hậu môn, có thể nhìn thấy từ bên ngoài cơ thể. Bệnh được phân thành nhiều loại với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có dịch nhầy chảy ra từ hậu môn.

Tổng quan

Sa trực tràng là thuật ngữ chỉ phần thấp nhất của ruột già (trực tràng) trượt xuống và nhô ra khỏi hậu môn (phần cuối của đường tiêu hóa). Điều này có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, từ bên ngoài của cơ thể.

Sa trực tràng
Sa trực tràng là tình trạng trượt xuống và nhô ra khỏi hậu môn của trực tràng

Trực tràng trượt khỏi hậu môn không phải là một tình trạng nghiêm trọng khẩn cấp. Bệnh thường không có triệu chứng ngoại trừ việc gây khó chịu do lồi ra ngoài hoặc tiết dịch nhầy ở hậu môn.

Sa trực tràng chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ sau sinh và những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở những người trẻ hơn.

Phân loại

Sa trực tràng được phân thành nhiều loại dựa vào mức độ sa, bao gồm:

  • Sa không hoàn toàn: Trực tràng bị sa nhưng chưa lòi ra khỏi hậu môn.
  • Sa niêm mạc: Loại này xảy ra khi niêm mạc của trực tràng trượt xuống và lòi ra ngoài hậu môn.
  • Sa hoàn toàn (sa toàn bộ): Loại này có toàn bộ khối trực tràng trượt xuống và lồi ra ngoài hậu môn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Không rõ nguyên nhân gây sa trực tràng. Tuy nhiên bệnh có thể liên quan đến những vấn đề dưới đây:

  • Lão hóa khiến cơ thắt hậu môn yếu hoặc cơ vùng sàn chậu yếu
  • Mang thai và sinh con. Tuy nhiên khoảng 1/3 phụ nữ bị sa trực tràng chưa bao giờ có con
  • Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy
  • Tiền sử lâu dài về việc căng thẳng khi đi ngoài
  • Có chấn thương trước đây hoặc phẫu thuật xương chậu
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
  • Bệnh xơ nang
  • Tổn thương tủy sống hoặc đĩa đệm
  • Tổn thương dây thần kinh làm ảnh hưởng đến khả năng nới lỏng hoặc thắt chặt của cơ. Điều này thường liên quan đến mang thai, biến chứng khi sinh thường, chấn thương cột sống hoặc lưng, tê liệt cơ vòng hậu môn...
  • Những vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như bệnh lý tủy sống
  • Hắt hơi hoặc ho mãn tính
  • Những tình trạng làm tăng áp lực trong ổ bụng kéo dài. Chẳng hạn như:
    • Phì đại tuyến tiền liệt lành tính
    • Xơ gan
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến dây chẳng giữ trực tràng (phần cuối của ruột già) vào thành ruột
  • Bệnh đường ruột bẩm sinh, chẳng hạn như chứng loạn sản thần kinh ruột hoặc Hirschsprung.

Bệnh sa trực tràng phổ biến hơn ở phụ nữ, những người trên 50 tuổi, cắt tử cung hoặc luôn phải rặn khi đi ngoài.

Triệu chứng và chẩn đoán

Những triệu chứng và dấu hiệu của sa trực tràng:

Cảm thấy có áp lực hoặc phình ra ở hậu môn
Cảm thấy có áp lực hoặc phình ra ở hậu môn, táo bón, đau và khó chịu là các triệu chứng thường gặp

  • Cảm thấy có áp lực hoặc phình ra ở hậu môn
  • Thường xuyên cảm thấy chất thải (phân) hoặc một thứ gì đó còn sót lại ở hậu môn
  • Đau và khó chịu ở bên trái của bụng
  • Táo bón thường xuyên, phải rặn nhiều khi đi đại tiện
  • Nhìn thấy một khối thịt màu đỏ treo ra khỏi hậu môn của bạn. Tuy nhiên nó có thể tự co lên hoặc về vị trí cũ khi dùng tay đẩy
  • Những hoạt động thể chất bình thường có thể khiến một phần của trực tràng lòi ra khỏi hậu môn
  • Rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc không kiểm soát được việc đi đại tiện
  • Rò rỉ chất nhầy ở hậu môn. Nhiều trường hợp bị rò rỉ phân hoặc máu
  • Có cảm giác ngứa hoặc đau ở hậu môn

Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Chảy máu từ niêm mạc trong trực tràng
  • Dịch nhầy hoặc phân chảy tiếp ra quần sau khi đi đại tiện
  • Toàn bộ trực tràng bị sa
  • Khó khăn trong việc xì hơi

Sa trực tràng và bệnh trĩ có những triệu chứng giống nhau nên thường gây nhầm lẫn. Bệnh trĩ có những mạch máu sưng ở trực tràng hoặc hậu môn, có thể gây đau, ngứa ngáy và chảy máu. Nhiều trường hợp có búi trĩ sa - tuột ra khỏi hậu môn.

Để chẩn đoán phân biệt, người bệnh sẽ được xem xét kỹ lưỡng về triệu chứng và tiền sử bệnh. Bác sĩ có thể khám và quan sát khối thịt treo ra ngoài hậu môn.

Ngoài ra người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm dưới đây:

  • Kiểm tra trực tràng kỹ thuật số: Trong khi kiểm tra, bác sĩ sử dụng những ngón tay đeo gân và được bôi trơn để khám trực tràng.
  • Kỹ thuật đại tiện: Kỹ thuật này giúp kiểm tra cơ chế của cơ thể khi đi vệ sinh. Trong đó tia X hoặc MRI được sử dụng để kiểm tra những thay đổi trong cấu trúc ở xung quanh và trong đường tiêu hóa dưới. Đồng thời kiểm tra hoạt động của các cơ và cơ quan. Điều này giúp xác định nguyên nhân ở những bệnh nhân có rối loạn đại tiện.
  • Nội soi đại tràng: Ống nội soi được đưa qua trực tràng vào đại tràng. Hình ảnh thu được có thể giúp kiểm tra những vấn đề bên trong.
  • Nhân trắc học hậu môn: Trong nhân trắc học hậu môn, một ống hẹp và linh hoạt được đưa qua hậu môn vào trực tràng. Điều này giúp đo độ kín của co vòng hậu môn, chức năng và mức độ nhạy cảm của trực tràng.
  • Điện cơ hậu môn (EMG): Điện cơ hậu môn có thể được thực hiện để xác định tổn thương thần kinh có phải là nguyên nhân khiến cơ vòng hậu môn hoạt động không bình thường hay không. Kỹ thuật này cũng giúp kiểm tra sự phối hợp của cơ bắp.
  • Đo áp lực hậu môn: Đưa vào trực tràng một ống mỏng để kiểm tra sức mạnh cơ bắp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (MRI): Bệnh nhân được chụp X-quang để kiểm tra tất cả các cơ trong vùng xương chậu.

Biến chứng và tiên lượng

Sa trực tràng ở người lớn không cải thiện nếu không được phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường và không gặp biến chứng khi được điều trị. Những trường hợp không điều trị có thể đối mặt với những vấn đề dưới đây:

Sa trực tràng mãn tính
Không phẫu thuật điều trị sớm có thể dẫn đến sa trực tràng mãn tính

  • Sa trực tràng mãn tính. Tình trạng này khiến trực tràng không thể tự co vào bên trong cơ thể
  • Loét và chảy máu trực tràng
  • Giảm nguồn cung cấp máu do chèn ép
  • Loét hoặc hoại tử phần trực tràng bị sa
  • Đại tiện không tự chủ (chiếm 50 - 75% trường hợp)
  • Táo bón xen kẽ với tiểu không tự chủ.

Ở trẻ nhỏ, tinh trạng sa trực tràng có thể biến mất khi khắc phục được nguyên nhân, chẳng hạn như nhiễm ký sinh trùng, tiêu chảy hoặc phân cứng. Khi trẻ lớn hơn ,các cơ sẽ tự sửa chữa.

Điều trị

Sa trực tràng cần được phẫu thuật để đưa trực tràng trở lại vị trí cũ.

+ Lựa chọn phẫu thuật

Tùy thuộc vào một số yếu tố (tuổi tác, sức khỏe, mức độ nghiêm trọng), một trong những lựa chọn dưới đây có thể được thực hiện:

  • Phương pháp tiếp cận bụng (rectopexy)

Phương pháp này giúp trực tràng trở về vị trí ban đầu trong khung xương chậu. Khi thực hiện, bác sĩ có thể tạo một vết rạch lớn hoặc một vài vết rạch nhỏ ở bụng và sử dụng dụng cụ nội soi.

Sau đó bác sĩ quan sát và tiến hành gắn trực tràng vào thành sau của xương cùng. Điều này giúp sửa chữa trực tràng bị sa, giữ trực tràng ở đúng vị trí đủ lâu để mô sẹo phát triển.

  • Tiếp cận trực tràng (đáy chậu)

Tiếp cận trực tràng (đáy chậu) là phương pháp sửa chữa trực tràng bị sa qua hậu môn. Phương pháp này thường được chỉ định cho người lớn tuổi hoặc có một số vấn đề về sức khỏe.

Tiếp cận trực tràng (đáy chậu)
Tiếp cận trực tràng (đáy chậu) để sửa chữa trực tràng bị sa qua hậu môn

Một số lựa chọn:

    • Thủ tục Altemeier

Thủ tục Altemeier thường ít phổ biến hơn. Trong đó bác sĩ kéo trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn và loại bỏ nó. Trong một số trường hợp, đại tràng sigma bị cắt bỏ nếu có liên quan đến tình trạng sa trực tràng.

Sau khi loại bỏ, hai đầu trực tràng sẽ được nối lại với nhau ( phần đại tràng còn lại và hậu môn). So với những kỹ thuật khác, thủ tục Altemeier ít xâm lấn hơn và dễ hồi phục hơn. Tuy nhiên nhiều trường hợp bị tái phát sau một thời gian thực hiện thủ tục.

Để giảm nguy cơ tái phát, thủ tục Altemeier thường được thực hiện kết hợp với phẫu thuật tạo hình nâng cơ. Trong đó những cơ sàn chậu sẽ được thắt chặt bằng cách khâu chúng lại với nhau.

    • Thủ tục Delorme

Thủ tục Delorme thường được chỉ định cho những bệnh nhân có sa trực tràng ngắn hơn. Trong khi thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ lớp lót bên ngoài của trực tràng. Cuối cùng gấp và khâu lớp cơ

+ Biến chứng sau phẫu thuật

Ít khi xảy ra rủi ro do phẫu thuật sa trực tràng. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gặp những vấn đề dưới đây:

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu
  • Hình thành cục máu đông
  • Biến chứng gây mê
  • Tổn thương những cơ quan lân cận
  • Táo bón
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Rò rỉ miệng nối và cần phải phẫu thuật lại.

+ Chăm sóc sau phẫu thuật

Để ngăn biến chứng và giúp vết thương mau lành sau mổ, người bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Tránh căng thăng
  • Tránh thực hiện những hoạt động làm tăng áp lực lên vùng chậu, chẳng hạn như mang vác vật nặng.
  • Chăm sóc vết thương đúng cách, thường xuyên thay băng để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt là khi có máu hoặc dịch chảy từ vết thương.
  • Ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây để ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra nên uống nhiều nước.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Phòng ngừa

Một số biện pháp có thể giảm nguy cơ sa trực tràng hoặc ngăn tái phát sau phẫu thuật, bao gồm:

Bổ sung chất lỏng và thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống
Bổ sung chất lỏng và thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống để chống táo bón và sa trực tràng

  • Tránh táo bón và rặn nhiều khi đi đại tiện.Tốt nhất nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước.
  • Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và chất béo.
  • Đi đại tiện mỗi ngày 1 lần và vào buổi sáng.
  • Nếu thường xuyên rặn nhiều khi đi đại tiện, nên đi lại nhẹ nhàng hoặc thực hiện một số bài tập vận động để tăng nhu động ruột, giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Tránh tiêu chảy kéo dài bằng cách điều trị những rối loạn đường ruột mãn tính.
  • Thường xuyên thực hiện những bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu của bạn. Những bài tập này giúp cơ vùng chậu trở nên săn chắn và khỏe mạnh hơn. Từ đó phòng ngừa sa cơ quan vùng chậu và tiểu không tự chủ.
  • Kiểm soát căng thằng bằng một số kỹ thuật thư giãn như ngồi thiền và tập yoga. Căng tăng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ táo bón và sa trực tràng.
  • Cố gắng tập thể dục vào tất cả các ngày trong tuần. Nên luyện tập ít nhất 30 phút/ ngày. Các bài tập giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tăng cường các cơ ở vùng chậu. Từ đó giúp giảm nguy cơ bị sa trực tràng.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Trực tràng của tôi bị sa một phần hay toàn bộ?

2. Phương pháp điều trị nào được đề nghị?

3. Lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật là gì?

4. Có điều gì cần tránh khi bị sa trực tràng không?

5. Tôi có cần thực hiện một chế độ ăn kiêng?

6. Cách ngăn ngừa tái phát sau phẫu thuật là gì?

7. Có những lựa chọn thay thế cho phẫu thuật hay không?

Sa trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi và phụ nữ. Bệnh có thể được chữa khỏi và ngăn ngừa tái phát bằng phẫu thuật kết hợp thay đổi lối sống và ăn uống. Những trường hợp nặng và không điều trị có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn giải pháp tốt nhất.