Bệnh Sa Dạ Dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tiêu hóa Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Sa dạ dày là một tình trạng thường gặp, xảy ra khi dạ dày bị sa, có đáy nằm thấp hơn so với bình thường. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, đại tiện bất thường và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Tổng quan

Sa dạ dày là một trong những dạng sa nội tạng thường gặp. Bệnh thể hiện cho tình trạng dạ dày có đáy nằm ở vị trí thấp hơn so với thông thường và phần đỉnh vẫn ở vị trí đúng.

Sa dạ dày
Sa dạ dày là tình trạng dạ dày có đáy nằm thấp hơn so với bình thường do nhiều nguyên nhân

Dạ dày nằm ở giữa bụng, gần với lá lách, trên rốn, dưới gan và vùng thượng vị. Tuy nhiên khi bị sa, dạ dày dài đến mào chậu, ảnh hưởng đến quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Những nguyên nhân gây sa dạ dày gồm:

  • Cơ thể suy yếu
  • Ăn uống không điều độ, thường xuyên vận động quá mạnh hoặc ăn quá no (đặc biệt là vào buổi tối) làm suy giảm trương lực và chức năng của dạ dày
  • Đau dạ dày tái phát nhiều lần
  • Lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều
  • Ăn uống giảm sút trong thời gian dài dẫn đến giảm cân quá nhanh và đột ngột
  • Phụ nữ sinh đẻ nhiều
  • Tập thể thao hoặc lao động gắng sức.

Triệu chứng và chẩn đoán

Những triệu chứng của sa dạ dày thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu, không gây nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và cuộc sống. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Xanh xao
  • Ốm yếu
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Dạ dày khó chịu và đầy bụng sau khi ăn
  • Có cảm giác dạ dày bị căng ra, sa xuống hoặc có gì đó chèn ép vào dạ dày dẫn đến khó chịu kéo dài
  • Thỉnh thoảng nghe thấy tiếng động như nước của dạ dày. Điều này mất đi khi nằm ngửa
  • Đau thượng vị
  • Buồn nôn và nôn
  • Miệng có mùi hôi
  • Ợ hơi
  • Ăn uống kém dẫn đến suy nhược
  • Miệng đắng, lưỡi khô, mặt xám xịt
  • Tinh thần không phấn khởi, sợ lạnh
  • Đại tiện bất thường, táo bón và tiêu chảy đan xen
  • Nhức đầu
  • Mất ngủ.

Dạ dày khó chịu và đầy bụng sau khi ăn
Dạ dày khó chịu và đầy bụng sau khi ăn, đau thượng vị, cảm giác dạ dày bị căng ra hoặc sa xuống

Để phát hiện tình trạng, người bệnh sẽ được kiểm tra triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định X-quang vùng bụng hoặc siêu âm để kiểm tra vị trí của dạ dày.

Nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn HP, bệnh nhân sẽ được yêu cầu test hơi thở hoặc xét nghiệm máu để xác định sự có mặt của vi khuẩn. Từ đó giúp chẩn đoán phân biệt.

Biến chứng và tiên lượng

Trong giai đoạn đầu, bệnh sa dạ dày ít ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên bệnh tăng dần mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Hơn nữa việc không điều trị còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Xuất huyết dạ dày, nôn ra máu
  • Sa sút thể trạng và sức đề kháng do ảnh hưởng đến tiêu hóa
  • Gầy yếu và suy nhược
  • Mệt mỏi mãn tính
  • Suy giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Điều trị

Để điều trị sa dạ dày và giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc chống nôn
  • Thuốc chống bơm proton
  • Thuốc giảm đau...

Ngoài ra bệnh nhân còn được hướng dẫn những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhanh tình trạng. Cụ thể:

Nên ưu tiên những loại thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa
Nên ưu tiên những loại thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa để điều trị sa dạ dày và giảm nhẹ triệu chứng

  • Chú ý đến chế độ ăn uống
    • Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, thức ăn lạnh, khó tiêu hóa, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ và chất béo để tránh dẫn đến đầy bụng.
    • Ăn thức ăn lỏng, mềm, ít chất béo và dễ tiêu hóa.
    • Ưu tiên những loại thực phẩm luộc và hấp.
    • Ăn chậm nhai kỹ.
  • Luyện tập thể dục: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, mỗi ngày tối thiểu 30 phút. Nên thực hiện những bài tập toàn thân, bài tập làm săn chắc cơ bụng trên và dưới. Điều này giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường các cơ ở bụng và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan. Lưu ý không nên tập thể dục ít nhất 2 giờ sau khi ăn xong, luyện tập và vận động vừa sức.

Phòng ngừa

Thực hiện một chế độ ăn uống và vận động phù hợp là cách tốt nhất để phòng ngừa sa dạ dày. Cụ thể:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây tươi, ngũ cốc, rau xanh, thịt, cá và những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.
  • Tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây hại cho dạ dày. Chẳng hạn như: Thực phẩm lạnh, cay, chua, chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Ăn chậm nhai kỹ.
  • Không nên ăn quá no trong một lần, đặc biệt là vào ban đêm. Tốt nhất nên ăn 6 bữa nhỏ trong một ngày.
  • Nên tiêu thụ những loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, thức ăn lỏng để mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho dạ dày.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sức khỏe. Không tập thể dục và vận động ngay sau khi ăn xong.
  • Điều trị đau dạ dày và những bệnh lý khác có thể gấy sa dạ dày. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn những phương pháp điều trị thích hợp.
  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh lao động và vận động gắng sức.

Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh mệt mỏi, không gây áp lực dẫn đến sa dạ dày

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Những triệu chứng của tôi xảy ra do đâu?

2. Nguyên nhân nào khiến tôi bị sa dạ dày?

3. Điều trị như thế nào?

4. Phương pháp điều trị nào hữu hiệu và được đề nghị?

5. Tôi có cần thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt không?

6. Những điều cần tránh khi bị sa dạ dày là gì?

7. Điều trị trong bao lâu thì cải thiện?

Sa trực tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nặng nền đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe tổng thể. Ngoài ra bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị. Chính vì thế, bệnh nhân cần dùng thuốc và chăm sóc sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ để sớm phục hồi.