Bệnh Liệt Dạ Dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tiêu hóa Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Liệt dạ dày là một tình trạng y tế liên quan đến các hoạt động của dạ dày, bao gồm những cơn co thắt cơ yếu làm giảm tốc độ di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Tình trạng này thường liên quan đến bệnh lý và thuốc điều trị. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và càn được điều trị sớm.

Tổng quan

Liệt dạ dày là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm khả năng vận động (hoặc vận động chậm) của các cơ trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi những cơn co thắt của dạ dày không hoạt động bình thường. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc di chuyển thức ăn đã được tiêu hóa một phần từ dạ dày xuống ruột non.

Liệt dạ dày
Liệt dạ dày xảy ra khi các cơ trong dạ dày hoạt động chậm, ảnh hưởng quá trình di chuyển thức ăn

Khi thức ăn ở lại trong dạ dày quá lâu, quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở ruột non không diễn ra đúng cách. Điều này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, bất thường về đường huyết và dinh dưỡng.

Liệt dạ dày không trực tiếp đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đên sức khỏe tổng thể và tính mạng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính xác của bệnh liệt dạ dày vẫn chưa được biết rõ. Tu nhiên không ít chuyên gia cho rằng, bệnh liên quan đến những tổn thương ở dây thần kinh phế vị. Đây là dây thần kinh kiểm soát các cơ dạ dày. Khi dây thần kinh này bị tổn thương, các cơ hoạt động yếu hơn, ảnh hưởng đến quá trình co bóp và vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non.

Một số nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh phế vị và những nhánh của nó:

  • Đường huyết cao do bệnh tiểu đường
  • Phẫu thuật vùng bụng hoặc ruột non
  • Nhiễm trùng
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

  • Phẫu thuật bụng hoặc thực quản
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng, thường liên quan đến virus
  • Các bệnh về hệ thần kinh, điển hình như bệnh đa xơ cứng và bệnh Parkinson
  • Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)
  • Xơ cứng bì
  • Đang điều trị với một số loại thuốc có khả năng làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, điển hình như thuốc giảm đau gây nghiện (thuốc nhóm opioid)
  • Phụ nữ có nguy cơ cao hơn so với nam giới.

Triệu chứng và chẩn đoán

Những triệu chứng của liệt dạ dày tương tự như một số bệnh lý ở đường tiêu hóa khác, bao gồm:

Đầy bụng, buồn nôn và nôn mửa
Đầy bụng, buồn nôn và nôn ra thức ăn khó tiêu hóa là những triệu chứng thường gặp của liệt dạ dày

  • Đầy bụng
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Nôn ra lượng thức ăn khó tiêu hóa, đã tiêu thụ vài giờ trước đó
  • Đau bụng
  • Trào ngược axit
  • Có cảm giác no ngay cảm khi chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ
  • Chán ăn
  • Có cảm giác no chỉ sau khi ăn vài miếng
  • Thay đổi lượng đường trong máu
  • Giảm cân và suy dinh dưỡng.

Những triệu chứng ít gặp hơn:

  • Đánh trống ngực
  • Đổ mồi hôi đêm
  • Yếu cơ
  • Buồn nôn vào buổi sáng
  • Ợ nóng
  • Co thắt thành dạ dày
  • Táo bón hoặc đi tiêu không thường xuyên
  • Khó nuốt
  • Đau cơ

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng chỉ thoáng qua và không nghiêm trọng.

Để chẩn đoán liệt dạ dày, người bệnh sẽ được hỏi những triệu chứng xảy ra gần đây và mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra các xét nghiệm sẽ được chỉ định để xác định chẩn đoán và đánh giá tình trạng.

Các xét nghiệm thường bao gồm:

  • Xạ hình: Bệnh nhân được yêu cầu ăn một bữa ăn nhẹ và có chứa một lượng nhỏ chất phóng xạ. Sau đó sử dụng máy quét để theo dõi quá trình, tốc độ di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột. Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả. Trước khi xạ hình, bệnh nhân được yêu cầu ngừng sử dụng những loại thuốc có khả năng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.
  • Kiểm tra hơi thở: Bệnh nhân được yêu cầu ăn nhẹ và kiểm tra hơi thở. Khi cơ thể hấp thụ, chất này sẽ được phát hiện trong hơi thở.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên (GI): Một ống nội soi dài kèm theo máy ảnh được đưa vào dạ dày qua cổ họng. Điều này giúp kiểm tra bên trong đường tiêu hóa trên, phát hiện vết loét, hẹp môn vị hoặc một số tình trạng khác không liên quan đến liệt dạ dày.
  • Siêu âm: Sóng âm thanh tần số cao được sử dụng để tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể. Điều này giúp xác định những vấn đề về thận và túi mật - nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Biến chứng và tiên lượng

Liệt dạ dày và các triệu chứng làm giảm cuộc sống nhưng không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên việc không đều trị sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng có thể gây tử vong. Cụ thể như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Mất nước trầm trọng
  • Nhiễm trùng do thức ăn ở lâu trong dạ dày dẫn đến lên men và sự phát triển của vi khuẩn
  • Suy dinh dưỡng
  • Tắc nghẽn trong ruột non khi có khối u (bezoars) phát triển trong dạ dày khi không tiêu hóa được
  • Giảm chất lượng cuộc sống
  • Ung thư.

Biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường thường gặp ở người liệt dạ dày do thường xuyên thay đổi tốc độ di chuyển thức ăn

Nếu liệt dạ dày sau nhiễm trùng tự giới hạn, những triệu chứng có thể mất đi và bệnh nhân phục hồi trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng đầu tiên. Một số trường hợp khác có thể kéo dài đến 2 năm.

Ở trẻ em, liệt dạ dày thường có thời gian phục hồi nhanh hơn, có tiến triển nhẹ hơn so với người lớn và thanh thiếu niên.

Điều trị

Thông thường người bệnh được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc điều trị liệt dạ dày. Những trường hợp nặng hơn có thể được yêu cầu phẫu thuật.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân bị liệt dạ dày:

  • Chia bữa ăn lớn thành những bữa ăn nhỏ và ăn thường xuyên hơn (6 bữa nhỏ mỗi ngày)
  • Ăn chậm nhai kỹ.
  • Thường xuyên ăn trái cây và những loại rau nấu chín.
  • Tránh tiêu thụ những loại trái cây và rau củ có xơ như bông cải xanh và cam. Bởi điều này có thể dẫn đến dị ứng.
  • Ưu tiên những loại thức ăn lỏng như súp và cháo. Có thể xay nhuyễn thức ăn để nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Nên ăn thực phẩm có ít chất béo. Tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo để không làm nặng hơn các triệu chứng.
  • Uống 1,5 lít nước mỗi ngày.
  • Đi bộ hoặc thực hiện những động tác nhẹ nhàng sau khi ăn xong.
  • Không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Tốt nhất nên giữ tư thế thẳng trong khoản thời gian này.
  • Tránh tiêu thụ rượu bia và đồ uống có ga, không hút thuốc lá.
  • Uống vitamin tổng hợp mỗi ngày.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày từ chế độ ăn uống lành mạnh.

Thường xuyên ăn những bữa ăn nhỏ
Thường xuyên ăn những bữa ăn nhỏ, nhai kỹ, nên ăn trái cây và những loại rau nấu chín

Những loại thực phẩm nên ăn:

  • Bánh mì trắng
  • Khoai tây không vỏ
  • Bánh quy trắng
  • Cơm
  • Mì ống
  • Thịt nạc
  • Trứng
  • Sốt táo
  • Rau nấu chín
  • Sữa
  • Một số loại hải sản như tôm, cua, sò
  • Khoai tây chiên nước
  • Nước ép rau củ quả và trái cây.

Những loại thực phẩm cần tránh:

  • Súp lơ
  • Bông cải xanh
  • Táo
  • Cà rốt
  • Cam
  • Đồ ăn chiên rán
  • Rượu bia

2. Thuốc

Bệnh liệt dạ dày thường được điều trị bằng những loại thuốc sau:

  • Metoclopramide (Reglan): Thuốc Metoclopramide thường được dùng kết hợp với Erythromycin để tăng hiệu quả kích thích cơ dạ dày và chống nôn. Thuốc này thường được dùng trước khi ăn để giúp cho cơ dạ dày của bạn co lại. Từ đó đảm bảo quá trình di chuyển thức ăn diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Thuốc để kiểm soát buồn nôn và nôn: Nhóm thuốc này được sử dụng để chống nôn và buồn nôn kéo dài.
  • Erythromycin: Erythromycin là một loại thuốc kháng sinh có khả năng kích thích cơ dạ dày.Thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn. Đồng thời gây co bóp dạ dày, tăng tốc độ di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non.

Thuốc Erythromycin
Thuốc Erythromycin được dùng để kích thích co bóp dạ dày, tăng tốc độ di chuyển thức ăn ra ngoài

3. Phẫu thuật

Nếu liệt dạ dày không cải thiện sau khi dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị. Dưới đây là một số lựa chọn được cân nhắc:

  • Đặt ống thông hỗng tràng: Trong quá trình này, một ống dẫn thức ăn (ống thông hỗng tràng) qua bụng vào ruột non. Điều này giúp đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Đặt ống thông hơi hoặc ống thông cho ăn: Đôi khi bệnh nhân được đặt ống thông hơi để làm giảm áp lực từ thức ăn và những chất trong dạ dày. Hoặc bệnh nhân được đặt những ống thông cho ăn từ mũi, miệng hoặc da vào ruột non. Ống này chỉ được dùng tạm thời, sử dụng khi không thể kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Kích thích điện dạ dày: Phương pháp này liên quan đến việc cấy ghép một thiết bị cung cấp kích thích điện cho các cơ trong dạ dày. Kích thích điện dạ dày giúp dạ dày co bóp và thức ăn di chuyển dễ dàng hơn.
  • Phẫu thuật nối tắt dạ dày: Trong khi phẫu thuật, bác sĩ tạo ra một túi nhỏ từ dạ dày, sau đó nối trực tiếp túi này với ruột non. Phẫu thuật nối tắt dạ dày giúp thúc đẩy quá trình di chuyển thức ăn cũng như làm rỗng dạ dày diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được chỉ định cho những người có chỉ số cơ thể từ 30 trở lên để ngăn ngừa giảm cân quá mức.

Phòng ngừa

Một số biện pháp giúp phòng ngừa liệt dạ dày:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo và ít chất xơ. Điều này giúp tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non.
  • Chia 3 bữa ăn lớn thành 6 bữa ăn nhỏ và ăn thường xuyên trong ngày.
  • Không nên uống rượu bia và ngừng hút thuốc lá.
  • Nếu bị tiểu đường, cần điều trị và giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn. Điều này giúp ngăn ngừa những tổn thương cho dây thần kinh phế vị, giảm nguy cơ liệt dạ dày.
  • Tránh sử dụng những loại thuốc có khả năng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Thuốc chỉ nên được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Điều trị những bệnh lý có khả năng gây liệt dạ dày.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn. Chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga và những bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Thường xuyên hoạt động thể chất để tăng tốc độ làm rỗng dạ dày
Thường xuyên hoạt động thể chất để tăng tốc độ làm rỗng dạ dày và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Tình trạng sức khỏe nào gây ra những triệu chứng của tôi?

2. Phương pháp điều trị nào phù hợp và tốt nhất cho bệnh lý của tôi?

3. Tôi nên ăn những loại thực phẩm nào để tiêu hóa tốt hơn?

4. Tình trạng của tôi là tạm thời hay lâu dài?

5. Những điều cần tránh khi bị liệt dạ dày là gì?

6. Quy trình chữa bệnh diễn ra trong bao lâu?

7. Liệt dạ dày ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào? Cách kiểm soát?

8. Khi nào cần phẫu thuật? Các lựa chọn và chi phí?

Bệnh liệt dạ dày có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Bệnh có nhiều triệu chứng khó chịu, không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất nên điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ và chú ý đến chế độ ăn uống.