Hội Chứng Ngón Tay Cò Súng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Hội chứng ngón tay cò súng thường ảnh hưởng đến ngón cái và ngón đeo nhẫn. Tình trạng này khiến ngón tay bị kẹt ở tư thế uốn cong, có thể thẳng ngay sau đó hoặc đột ngột. 

Tổng quan

Hội chứng ngón tay cò súng là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm (sưng) gân uốn cong các ngón tay hoặc ngón tay cái. Sự dày lên khiến gân khó di chuyển trơn tru qua bao gân, ngón tay không thể duỗi thẳng hoặc uốn cong, bị kẹt hoặc khóa khi gập lại.

Hội chứng ngón tay cò súng
Hội chứng ngón tay cò súng là tình trạng viêm gân khiến ngón tay bị kẹt hoặc khóa khi gập lại

Ngón tay cò súng có thể thẳng đột ngột trong tích tắc. Ở những trường hợp nặng hơn, nó có thể đóng băng ở tư thế uốn cong hoặc hoàn toàn không thể duỗi thẳng nếu không được can thiệp y tế. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động sinh hoạt.

Hội chứng ngón tay cò súng thường ảnh hưởng đến ngón cái và ngón đeo nhẫn. Tuy nhiên bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào hoặc ảnh hưởng nhiều ngón tay cùng một lúc và trong cả hai bàn tay.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hội chứng ngón tay cò súng xảy ra khi gân điều khiển ngón tay bị viêm (sưng) dẫn đến sự dày lên. Điều này làm giảm khả năng di chuyển trơn tru của nó, ngón tay bị kẹt lại tạm thời hoặc lâu dài.

Một vết sưng (nốt sần) có thể phát triển trên gân bị ảnh hưởng. Điều này khiến gân khó trượt qua vỏ bọc của nó hơn. Những nốt bị mắc kẹt trên một phần của gân được gọi là ròng rọc A1. Nếu gân không thể hoặc khó trượt qua ròng rọc A1, người bệnh sẽ cảm thấy ngón tay bị cứng hoặc kẹt.

Nguyên nhân gây ngón tay cò súng chưa được biết rõ. Tuy nhiên những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ:

  • Bệnh lý: Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người có các bệnh lý như:
    • Viêm khớp dạng thấp
    • Viêm xương khớp
    • Bệnh gout
    • Tiểu đường
    • Bệnh tuyến giáp
    • Amyloidosis.
  • Hoạt động tay mạnh mẽ: Bệnh có thể xảy ra sau khi hoạt động mạnh ở ngón tay cái hoặc các ngón tay khác.
  • Tuổi: Hội chứng ngón tay cò súng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, khiếm khi gặp ở trẻ em. Tuy nhiên trẻ có thể mắc chứng ngón tay cò súng bẩm sinh khiến ngón tay cái bị khóa.

Triệu chứng và chẩn đoán

Hội chứng ngón tay cò súng dễ dàng được nhận biết thông qua những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

  • Cứng ngón tay, đặc biệt là vào buổi sáng
  • Có cảm giác nhấp hoặc bật khi ngón tay di chuyển
  • Có vết sưng hoặc khối mềm trong lòng bàn tay ngay tại gốc ngón tay bị ảnh hưởng
  • Đau nhức kéo dài ở gốc ngón tay cái hoặc ngón tay bị ảnh bị ảnh hưởng
  • Bắt hoặc khóa ngón tay ở vị trí uốn cong, sau đó đột nhiên bật thẳng
  • Có tiếng lách cách khi di chuyển
  • Các ngón tay hoặc ngón tay cái bị dính ở tư thế uốn cong. Nó có thể duỗi ra khi dùng ngón tay còn lại ấn nhẹ.

Ngón tay ảnh hưởng bị dính ở tư thế uốn cong
Hội chứng ngón tay cò súng khiến ngón tay ảnh hưởng bị dính ở tư thế uốn cong, đau nhức kéo dài

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ nhẹ nhàng xem xét bàn tay và các ngón tay, hỏi người bệnh về các triệu chứng và tiền sử y tế. Điều này có thể giúp phát hiện những nốt sưng mềm, đau và co cứng ở ngón tay bị ảnh hưởng.

Để chắc chắc hơn về chẩn đoán, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số hoạt động nhất định hoặc những cử động khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu duỗi thẳng ngón tay cái hoặc các ngón tay để đánh giá độ cứng của gân và cảm nhận cách nhấp. Các xét nghiệm như chụp X-quang thường không cần thiết.

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng ngón tay cò súng thường không gây biến chứng và được điều trị tốt bằng nhiều phương pháp. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng sẽ dần cải thiện ngay khi áp dụng những phương pháp điều trị không phẫu thuật.

Ở những trường hợp nặng và không được điều trị, người bệnh sẽ gặp những vấn đề dưới đây:

  • Ngón tay "nhấp chuột" liên tục
  • Giảm chuyển động ngón tay và ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày như gõ phím, cằm vô lăng, cài nút áo...
  • Đau mãn tính
  • Mất chức năng ở ngón tay
  • Cứng khớp vĩnh viễn.

Điều trị

Hội chứng ngón tay cò súng được điều trị bằng nhiều phương pháp bao gồm:

1. Điều trị không phẫu thuật

Hội chứng ngón tay cò súng được điều trị ban đầu với những phương pháp không phẫu thuật. Các phương pháp dưới đây có thể giúp giảm viêm gân và các triệu chứng của bệnh.

  • Nghỉ ngơi

Nếu ngón tay cò súng xảy ra do sử dụng quá mức, hãy để bàn tay và ngón tay được nghỉ ngơi. Điều này giúp giảm áp lực lên ngón tay bị ảnh hưởng, cho phép gân thời gian chữa lành và phục hồi.

Thông thường người bệnh sẽ được yêu cầu giữ cho bàn tay và ngón tay ảnh hưởng được nghỉ ngơi trong 2 tuần.

  • Nẹp

Dùng nẹp ngón tay để giữ cho ngón tay cò súng ở vị trí tốt, giảm những hoạt động có thể gây đau và nhấp. Thiết bị này thường quấn quanh lòng bàn tay và có lớp phủ nhỏ đặt bên dưới ngón tay còn súng. Khi dùng có thể giúp uốn cong phần trên cùng của ngón tay nhưng không di chuyển phần gần lòng bàn tay nhất.

Nẹp ngón tay cò súng
Nẹp ngón tay cò súng giúp giảm những hoạt động có thể gây đau, giữ cho ngón tay nghỉ ngơi

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường được sử dụng ngắn hạn trong điều trị hội chứng ngón tay cò súng. Trong đó Naproxen và Ibuprofen có tác dụng giảm viêm và đau do hội chứng này.

  • Tập thể dục

Thường xuyên thực hiện những bài tập thể dục cho bàn tay và các ngón tay. Điều này có thể giúp kéo căng, giảm đau và cứng cho ngón tay cò súng.

Các bài tập cũng giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ quanh gân. Từ đó cải thiện chức năng và tinh linh hoạt cho bàn tay và các ngón tay.

  • Dùng tấm bọc mềm

Đặt tấm bọc mềm trên những dụng cụ hoặc thiết bị mà bạn có thể cầm nắm. Chẳng hạn như vô lăng, bút, dụng cụ điện, tay nắm xe... Điều này giúp giảm tác động của ma sát, giảm viêm và các triệu chứng của ngón tay cò súng.

  • Tiêm steroid

Những trường hợp nặng sẽ được tiêm corticosteroid xung quanh bao gân điều khiển ngón tay bị ảnh hưởng. Thuốc này giúp giảm viêm và đau nhanh chóng. Đồng thời hạn chế tình trạng suy giảm chức năng vận động do ngón tay cò súng.

Nếu có đáp ứng tốt, tiêm corticosteroid có hiệu quả kéo dài vài tháng và không cần tiêm nhắc lại. Nếu đau tái phát, người bệnh có thể cần phải tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

2. Phẫu thuật

Bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật khi:

  • Hội chứng ngón tay cò súng không khá hơn sau điều trị bảo tồn, đau kéo dài và mất chức năng ở ngón tay
  • Ngón tay bị kẹt ở vị trí uốn cong và không duỗi thẳng khi thực hiện những thao tác nhẹ nhàng.

Phẫu thuật giúp giải phóng ngón tay cò súng
Phẫu thuật giúp gân gấp có nhiều không gian hơn và giải phóng ngón tay cò súng

Phẫu thuật giúp giải phóng ngón tay cò súng và ngăn cứng khớp vĩnh viễn. Trong quy trình này, bác sĩ gây tê khu vực quanh ngón tay bị ảnh hưởng và tạo một vết rạch nhỏ trong lòng bàn tay. Sau đó bác sĩ phân chia (giải phóng) ròng rọc A1. Điều này giúp gân gấp có nhiều không gian hơn và trượt tự do. Từ đó khắc phục ngón tay cò súng.

Bệnh nhân thường mất từ 3 - 4 tuần để hồi phục sau phẫu thuật. Mất lâu hơn để bắt đầu sử dụng ngón tay cái.

Phòng ngừa

Hội chứng ngón tay cò súng có thể được ngăn ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Tránh lạm dụng bàn tay và ngón tay.
  • Thực hiện những tư thế và kỹ thuật thích hợp khi làm việc, sinh hoạt và chơi thể thao.
  • Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao và thận trọng với những bộ môn mới để tránh chấn thương.
  • Nếu có một công việc cần lặp đi lặp lại chuyển động, hãy nghỉ giải lao thường xuyên để giảm căng thẳng cho đôi tay.

Tránh lạm dụng bàn tay và ngón tay
Tránh lạm dụng bàn tay và ngón tay, nên nghỉ giải lao thường xuyên để giảm căng thẳng

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Điều gì gây ra những triệu chứng này?

2. Phương pháp điều trị được ưu tiên là gì?

3. Quá trình điều trị kéo dài bao lâu?

4. Bệnh lý này có ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của tôi không?

5. Có điều gì cần tuân thủ hoặc cần tránh hay không?

6. Có những cách hỗ trợ nào giúp tôi cảm thấy tốt hơn?

7. Mắc bao lâu để phục hồi sau phẫu thuật?

Hội chứng ngón tay cò súng có những triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng. Ngoài ra bệnh còn tăng nguy cơ cứng khớp vĩnh viễn. Tốt nhất nên điều trị sớm nếu có ngón tay cò súng hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.