Bệnh Dị Ứng Thuốc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dị ứng thuốc là một tình trạng thường gặp, trong đó cơ thể có những phản ứng dị ứng với loại thuốc đang dùng. Tình trạng này có thể gây ra những triệu chứng nhẹ (như phát ban và khó chịu) hoặc những triệu chứng nặng và de dọa đến tính mạng (như sốc phản vệ).

Tổng quan

Dị ứng thuốc là phản ứng dị ứng với thuốc. Trong đó hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một vài loại thuốc. Điều này dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban và sốt. Đôi khi sốc phản vệ có thể xảy ra.

Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc là sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với một hoặc nhiều loại thuốc

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Tuy nhiên một số loại có nhiều khả năng gây dị ứng hơn, cụ thể như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc sulfa...

Phân loại

Dị ứng thuốc được chia thành 2 loại, bao gồm:

  • Phản ứng tức thời: Những phản ứng tức thời quan trung gian IgE và xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc.
  • Phản ứng chậm: Những phản ứng chậm qua trung gian tế bào T, xảy ra sau khi dùng thuốc từ vài giờ đến vài tuần.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với thuốc. Trong lần tiếp xúc đầu tiên với một chất, phản ứng dị ứng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên các kháng thể và những tế bào lympho sẽ được tạo ra. Chúng có chức năng điều hòa chất gây dị ứng để bảo vệ cơ thể.

Trong lần tiếp xúc tiếp theo, các kháng thể nhận ra chất gây dị ứng, báo hiệu cho hệ miễn dịch sản sinh histamin và những thành phần tương tự. Từ đó làm phát triển các triệu chứng của dị ứng.

Đôi khi phản ứng dị ứng xảy ra trong lần đầu sử dụng thuốc. Bởi thuốc thường chứa thuốc nhuộm và nhiều chất khác nhau. Cụ thể những người bị dị ứng với thuốc nhuộm đỏ sẽ dị ứng với tất cả thuốc chứa thuốc chứa thuốc nhuộm đỏ trong lần đầu tiên sử dụng.

Phản ứng dị ứng thường xảy ra trong lần đầu sử dụng thuốc
Phản ứng dị ứng có thể xảy ra trong lần đầu sử dụng thuốc hoặc trong lần kế tiếp

Dị ứng thuốc thường liên quan đến những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như Naproxen và Ibuprofen
  • Aspirin
  • Thuốc hóa trị
  • Thuốc Sulfa
  • Liệu pháp kháng thể đơn dòng, chẳng như Cetuximab (Erbitux) và Rituximab (Rituxian)
  • Thuốc chống co giật
  • Insulin
  • Thuốc điều trị HIV
  • Thuốc giãn cơ do IV, chẳng hạn như Vecuronium, Atracurium, Succinylcholine
  • Thuốc điều trị các bệnh tự miễn dịch.

Người bệnh sẽ có nhiều khả năng bị dị ứng hơn nếu sử dụng thuốc ở dạng tiêm hoặc điều trị tại chỗ.

Đôi khi việc dùng thuốc gây ra một phản ứng tương tự như dị ứng thuốc nhưng không thực sự dị ứng. Tình trạng này có những triệu chứng tương tự với phản ứng dị ứng, thường xảy ra khi dùng những loại thuốc sau:

  • Thuốc nhuộm dùng trong xét nghiệm hình ảnh
  • Thuốc gây tê cục bộ
  • Aspirin
  • Thuốc phiện được dùng trong điều trị đau.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc:

  • Tiền sử hen suyễn, dị ứng thuốc hoặc dị ứng với những loại khác (như thực phẩm, phấn hoa...)
  • Tiền sử gia đình dị ứng
  • Dùng thuốc liều cao, dùng kéo dài hoặc nhiều lần
  • Có một số bệnh lý như nhiễm virus Epstein-Barr hoặc nhiễm HIV.

Triệu chứng và chẩn đoán

So với một số loại dị ứng khác, dị ứng thuốc thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và phát triển nhanh chóng, thường trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc. Mặc dù vậy một số trường hợp có triệu chứng rất nhẹ, chỉ phát ban nhẹ và nhanh chóng khỏi.

Những triệu chứng thường gặp gồm:

Phát ban, ngứa da, sưng tấy ở mặt, khó thở...
Phát ban, ngứa da, sưng tấy ở mặt, khó thở... là những biểu hiện thường gặp của dị ứng thuốc

  • Phát ban. Thường xảy ra trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi sử dụng thuốc
  • Ngứa da
  • Sốt
  • Sưng tấy ở mặt
  • Thở khò khè
  • Hụt hơi
  • Sổ mũi
  • Ngứa và chảy nước mắt
  • Khó thở do tổn thương mô phổi trong thời gian dài hoặc co thắt đường thở trong thời gian ngắn.

Nếu có sốc phản vệ, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau:

  • Buồn nôn
  • Đau quặn bụng
  • Thắt chặt đường thở và cổ họng dẫn đến khó thở
  • Chóng mặt
  • Có cảm giác lâng lâng
  • Yếu ớt
  • Mạch yếu hoặc nhanh
  • Co giật
  • Tụt huyết áp
  • Mất ý thức
  • Ngất xỉu

Những phản ứng ít gặp hơn có thể xảy ra ngay cả khi đã ngừng sử dụng thuốc, bao gồm:

  • Thiếu máu
    • Giảm hồng cầu
    • Mệt mỏi
    • Nhịp tim không đều
    • Khó thở
    • Da xanh xao, kém sắc
  • Tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS)
    • Phát ban
    • Tăng số lượng bạch cầu
    • Sưng tấy toàn thân
    • Tái phát nhiễm trùng viêm gan không hoạt động
    • Sưng hạch bạch huyết
  • Viêm thận
    • Tiểu ra máu
    • Sưng toàn thân
    • Sốt
    • Lú lẫn
  • Bệnh huyết thanh
    • Sốt
    • Buồn nôn
    • Sưng tấy
    • Phát ban
    • Đau khớp

Chẩn đoán dị ứng thuốc thường bao gồm kiểm tra triệu chứng, thể chất, loại thuốc đang dùng và thời điểm phát triển các triệu chứng. Nếu chưa chắc chắn về chẩn đoán, một số xét nghiệm sẽ được bổ sung, bao gồm:

Xét nghiệm da
Xét nghiệm da với một lượng nhỏ thuốc sẽ giúp xác định tình trạng và nguyên nhân dị ứng

  • Xét nghiệm da: Tiêm hoặc dán một lượng nhỏ thuốc vào da. Nếu có phản ứng dị ứng, vùng da ảnh hưởng sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, phát ban và ngứa.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với một loại thuốc cụ thể. Đồng thời loại bỏ những tình trạng khác.

Biến chứng và tiên lượng

Hầu hết trường hợp dị ứng thuốc nghiêm trọng, các triệu chứng tiến triển nhanh hoặc từ từ. Đôi khi bệnh nhân chỉ bị phát ban nhẹ và nhanh khỏi.

Ở nhiều trường hợp, một số tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi dùng thuốc hoặc đã ngưng dùng thuốc trong một thời gian, bao gồm:

  • Sốc phản vệ và tử vong
  • Thiếu máu do thuốc
  • Viêm thận
  • Bệnh huyết thanh
  • Tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS)

Thông thường hệ thống miễn dịch sẽ thay đổi theo thời gian khiến cho tình trạng dị ứng trở nên yếu đi hoặc tồi tệ hơn. Tốt nhất nên tránh sử dụng loại thuốc gây dị ứng hoặc các loại tương tự. Ngoài ra nên điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng.

Điều trị

Bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc để điều trị các triệu chứng của dị ứng thuốc. Dựa trên tình trạng, một hoặc nhiều loại thuốc bên dưới sẽ được chỉ định:

  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine được dùng để kiểm soát những triệu chứng phổ biến của dị ứng như ngứa, phát ban và nổi mề đay. Thuốc này có tác dụng giảm quá trình sản sinh histamin và ức chế phản ứng của nó. Từ đó giúp ngăn ngừa và giảm những triệu chứng liên quan.
  • Thuốc giãn phế quản (thuốc hít): Một loại thuốc giãn phế quản sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân có phản ứng dị ứng gây ho và nghẽn phổi. Thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn quanh những phế quản. Từ đó giúp giãn phế quản, cải thiện đường thở, không khí dễ dàng đi qua hơn.
  • Corticosteroid: Bệnh nhân có thể được dùng Corticosteroid ở dạng uống hoặc tiêm. Thuốc có tác dụng điều trị viêm và những triệu chứng của dị ứng.
  • Tiêm Epinephrine: Bệnh nhân bị sốc phản vệ được tiêm Epinephrine ngay lập tức. Thuốc này giúp giảm các triệu chứng nguy hiểm, duy trì huyết áp và hỗ trợ hỗ hấp. Sau tiêm Epinephrine, bệnh nhân tiếp tục được điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Tiêm Epinephrine khẩn cấp
Tiêm Epinephrine khẩn cấp cho bệnh nhân bị sốc phản vệ để phòng ngừa tử vong

Phòng ngừa

Ngừng sử dụng loại thuốc gây dị ứng là cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng thuốc. Trước khi tiêm, thực hiện thủ thuật hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng.

Những người bị dị ứng thuốc nên mang vòng tay, vòng cổ hoặc thẻ xác định tình trạng. Trong các tình huống khẩn cấp, những thiết bị này có thể giúp bác sĩ nhận dạng và cứu sống bạn.

Ngừng sử dụng loại thuốc gây dị ứng
Ngừng sử dụng loại thuốc gây dị ứng để ngăn ngừa phản ứng dị ứng tái phát

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của tôi?

2. Tôi bị dị ứng với loại thuốc nào?

3. Phương pháp điều trị được đề nghị?

4. Phác đồ điều trị cho sốc phản vệ là gì?

5. Quá trình điều trị diễn ra trong bao lâu?

6. Những rủi ro có thể gặp khi bị dị ứng thuốc là gì?

7. Tôi có thể sử dụng những loại thuốc tương tự trong tương lai không?

Dị ứng thuốc là một tình trạng nghiêm trọng, có nhiều triệu chứng và biến chứng. Những người bị sốc phản vệ có thể tử vong khi không được điều trị khẩn cấp. Do đó người bệnh cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện khi nghi ngờ bị dị ứng hoặc có những dấu hiệu đầu tiên.