Bệnh Co Thắt Tâm Vị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tiêu hóa Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Co thắt tâm vị là một tình trạng làm ảnh hưởng đến thực quản. Trong đó cơ vòng thực quản dưới không mở ra được khi nuốt. Điều này khiến thức ăn tích tụ ở thực quản, trào ngược vào miệng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Tổng quan

Co thắt tâm vị (Achalasia) là một dạng rối loạn thần kinh vận động của thực quản, gây khó khăn cho việc di chuyển thức ăn và chất lỏng từ thực quản (ống nuốt nối miệng và dạ dày) vào dạ dày.

Co thắt tâm vị (Achalasia)
Co thắt tâm vị xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới không thể mở ra khi nuốt, ngăn thức ăn di chuyển xuống dạ dày

Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng suy giảm nhu động thực quản, cơ vòng thực quản dưới không thể mở ra khi nuốt. Từ đó ngăn chặn thức ăn và chất lỏng di chuyển xuống dạ dày. Thay vào đó chúng trào ngược tích tụ ở thực quản của bạn và lên men.

Co thắt tâm vị gây ra nhiều triệu chứng nhưng thường xuất hiện dần dần và nghiêm trọng hơn theo thời gian. Những trường hợp co thắt kéo dài thường không thể hoặc khó khăn hơn khi nuốt chất lỏng và thức ăn. Tuy nhiên việc sớm điều trị có thể giúp giảm nhanh tình trạng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Co thắt tâm vị xảy ra khi những dây thần kinh trong thực quản làm việc kém hiệu quả hoặc bị tổn thương. Điều này khiến thực quản bị tê liệt, mất chức năng co bóp thức ăn uống dạ dày và nhanh chóng giãn ra theo thời gian.

Thức ăn không được đưa xuống dạ dày sẽ tích tụ trong thực quản, lên men và trào ngược vào miệng. Điều này kéo dài khiến người bệnh khó nuốt và gây ra nhiều vấn đề khác.

Nguyên nhân chính xác của co thắt tâm vị vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy, sự co thắt có thể xảy ra do mất tế bào thần kinh trong thực quản.

Sự kết hợp của những yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Di truyền hoặc tiền sử gia đình có người bị co thắt tâm vị.
  • Có một tình trạng tự miễn. Trong đó hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể và tấn công nhầm vào những tế bào khỏe mạnh.
  • Sự thoái hóa theo thời gian của những dây thần kinh trong thực quản. Điều này thường góp phần gây ra những triệu chứng.
  • Tổn thương dây thần kinh ở cơ vòng thực quản dưới hoặc trong thực quản.
  • Nhiễm virus làm thúc đẩy phản ứng miễn dịch.
  • Bệnh Chagas (một tình trạng nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp).

Triệu chứng và chẩn đoán

Co thắt tâm vị gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Khó nuốt, cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng (triệu chứng chính). Điều này thường gây ho. Những trường hợp nặng hơn có thể khiến người bệnh hít phải và mắc nghẹt thức ăn
  • Có cảm giác thức ăn mắc kẹt trong thực quản
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Ợ nóng
  • Ợ hơi
  • Ho về đêm
  • Khô miệng
  • Đau dữ dội hoặc khó chịu sau khi ăn
  • Khô mắt
  • Sụt cân
  • Nôn trớ thức ăn hoặc nước bọt
  • Viêm phổi nếu hít phải thức ăn vào phổi.

Khó nuốt, cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng
Co thắt tâm vị khiến người bệnh khó nuốt, cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc thực quản

Chẩn đoán co thắt tâm vị dựa vào kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm. Trong đó người bệnh được kiểm tra bệnh sử, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thực hiện những xét nghiệm dưới đây:

  • Nội soi: Ống nội soi nhỏ được đưa vào thực quản để phát hiện những dấu hiệu viêm, co thắt hoặc khối u làm cản trở quá trình di chuyển thức ăn. Từ đó chẩn đoán xác định co thắt thực quản với những tình trạng khác.
  • Chụp X-quang ngực: Hình ảnh X-quang có thể giúp phát hiện sự phình ra của thực quản hoặc thức ăn mắc kẹt bên trong. Khi thực hiện, người bệnh được uống chất lỏng chứa bari để thu về hình ảnh chi tiết hơn. Đồng thời theo dõi quá trình di chuyển chất lỏng xuống thực quản.
  • Nghiên cứu nhu động (nhân trắc học thực quản): Thông qua mũi, một ống hẹp được đưa vào thực quản. Thiết bị này giúp đo áp suất khi bạn nuốt, kiểm tra áp lực tích tụ và hoạt động của thực quản.

Biến chứng và tiên lượng

Nếu được điều trị sớm, co thắt tâm vị và các triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh. Khi không được điều trị, những biến chứng dưới đây có thể xảy ra:

  • Không thể nuốt
  • Suy dinh dưỡng
  • Viêm thực quản
  • Thủng thực quản
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng phổi
  • Ung thư thực quản.

Một số rủi ro và biến chứng từ những phương pháp điều trị:

  • Đầy hơi
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tạo ra một lỗ thông thực quản
  • Co thắt tâm vị tái phát.

Điều trị

Điều trị co thắt tâm vị gồm những phương pháp làm thư giãn cơ thắt thực quản dưới. Điều này giúp thức ăn và chất lỏng đi qua dễ dàng hơn, giảm triệu chứng và ngăn biến chứng.

Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể được điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật. Cụ thể:

1. Điều trị không phẫu thuật

Một trong những phương pháp dưới đây có thể được cân nhắc khi điều trị co thắt tâm vị:

  • Thuốc

Bệnh co thắt tâm vị được điều trị bằng những loại thuốc sau:

Chất ức chế phosphodiesterase-5
Chất ức chế phosphodiesterase-5 được dùng để giúp cơ vòng trực tràng dưới giãn ra

    • Chất ức chế phosphodiesterase-5: Một chất ức chế phosphodiesterase-5 thường được sử dụng. Chất này giúp giảm áp suất trong cơ vòng trực tràng dưới. Từ đó giúp cơ này giãn ra đủ để thức ăn và chất lỏng đi qua.
    • Thuốc giãn cơ: Thuốc này có tác dụng thư giãn cơ vòng thực quản dưới. Từ đó giúp thức ăn và chất lỏng đi qua dễ dàng. Những loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng gồm Nitroglycerin (Nitrostat) và Nifedipine (Procardia). Thông thường thuốc giãn cơ chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc giãn nở khí nén / tiêm botox không hiệu quả.
    • Nitrat: Thuốc này giúp thúc đẩy thư giãn cơ trơn. Từ đó hỗ trợ thức ăn và chất lỏng di chuyển dễ dàng hơn.
    • Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc này có tác dụng ngăn cản canxi xâm nhập vào những tế bào và ảnh hưởng đến quá trình co cơ. Từ đó giúp cơ vòng thực quản dưới thư giãn và co bóp dễ dàng hơn.
  • Botox (độc tố botulinum loại A)

Thông qua kim nội soi, botox được tiêm trực tiếp vào cơ vòng thực quản. Đây là một loại protein được tạo ra bởi vi khuẩn. Chất này gây ngộ độc thịt, làm thư giãn các cơ bị co cứng khi được tiêm ở liều rất nhỏ.

Ở bệnh nhân bị co thắt tâm vị, botox giúp thư giãn cơ vòng thực quản dưới. Từ đó làm thông thoáng đường đi cho thức ăn và chất lỏng sau khi nuốt.

Những mũi tiêm thường được lặp lại sau mỗi 6 - 12 tháng để ngăn tái phát những triệu chứng.

  • Giãn nở khí nén

Trong quá trình nội soi, một quả bóng sẽ được đưa vào trung tâm của cơ vòng thực quản dưới. Sau khi được đặt ở vị trí đúng, quả bóng được thổi phồng để điều trị co thắt tâm vị, mở rộng lỗ thông.

Giãn nở khí nén
Giãn nở khí nén là phương pháp sử dụng quả bóng được thổi phồng để mở rộng lỗ thông

2. Phẫu thuật

Ở những trường hợp co thắt tâm vị, phẫu thuật điều trị mang đến hiệu quả cao, khoảng 76 - 100% trường hợp. Trong đó có 15% trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản sau điều trị nhưng có thể được ngăn ngừa.

Những lựa chọn phẫu thuật cho bệnh nhân bị co thắt tâm vị gồm:

  • Nội soi cắt cơ Heller

Ống nội soi được đưa qua một vết rạch nhỏ và tiếp cận với thực quản. Sau đó bác sĩ tiến hành cắt những sợi cơ ở đầu dưới của cơ vòng thực quản. Từ đó giúp thức ăn và chất lỏng di chuyển dễ dàng hơn.

Nội soi cắt cơ Heller được thực hiện kết hợp với phẫu thuật tạo đáy để phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản trong tương lai.

  • Nội soi cơ qua miệng (POEM)

Khi nội soi cơ qua miệng (POEM), bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ đưa qua miệng và xuống cổ họng. Sau đó rạch một đường ở lớp lót bên trong thực quản, cắt cơ ở đầu dưới của cơ thắt thực quản.

Nội soi cơ qua miệng được thực hiện kết hợp với Fundoplication để ngăn phát triển bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nội soi cơ qua miệng (POEM)
Nội soi cơ qua miệng (POEM) cắt cơ ở đầu dưới của cơ thắt thực quản để mở rộng lỗ thông

  • Kỹ thuật Fundoplication 

Để tránh phát triển bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) sau khi cắt cơ Heller hoặc nội soi qua miệng, bác sĩ thực hiện thêm một quy trình được gọi là phẫu thuật tạo đáy (Fundoplication)

Trong khi thực hiện, phần trên cùng của dạ dày được quấn xung quanh phần dưới thực quản. Điều này giúp hình thành một van chống trào ngược. Từ đó giúp ngăn axit dạ dày trào ngược vào thực quản.

3. Thay đổi lối sống

Những thay đổi trong lối sống có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn co thắt tâm vị tái diễn. Cụ thể:

  • Cắt nhỏ thức ăn thành những miếng vừa ăn. Ngoài ra nên chia nhỏ các khẩu phần ăn trong ngày, không nên ăn quá no.
  • Ăn chậm nhai kỹ.
  • Nên ăn ở tư thế thẳng đứng. Trọng lực có thể giúp thức ăn và chất lỏng di chuyển dễ dàng hơn khi đi qua thực quản.
  • Tránh tiêu thụ những loại thức ăn đặc trước khi đi ngủ. Bởi điều này sẽ khiến bạn khó nuốt và làm tăng mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng.
  • Tránh nằm với đầu thấp. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ gây viêm phổi do hít thức ăn vào phổi. Tốt nhất nên nâng cao đầu giường khi ngủ để đầu của bạn được giữ ở vị trí cao hơn, ngăn ngừa biến chứng viêm phổi hiệu quả.

Nâng cao đầu giường khi ngủ
Nâng cao đầu giường khi ngủ để ngăn ngừa biến chứng viêm phổi do hít thức ăn vào phổi

Phòng ngừa

Không có cách để ngăn ngừa co thắt tâm vị. Tuy nhiên bạn có thể theo dõi và sớm điều trị khi có triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường. Điều này giúp tình trạng co thắt sớm được khắc phục và ngăn ngừa những biến chứng.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Tình trạng co thắt tâm vị là tạm thời hay vĩnh viễn?

2. Tôi được điều trị như thế nào?

3. Phương pháp điều trị nào tốt nhất cho tình trạng hiện tại của tôi?

4. Quá trình điều trị kéo dài bao lâu?

5. Có bao nhiêu lựa chọn phẫu thuật? Lựa chọn nào tốt nhất cho tình trạng của tôi?

6. Những rủi ro liên quan đến điều trị là gì?

7. Cách nào giúp co thắt tâm vị tái phát?

Co thắt tâm vị là một rối loạn chức năng trực tràng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất nên điều trị sớm và áp dụng những phương pháp chữa trị thích hợp nhất.