Chân Chữ X

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chân chữ X là một biến dạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi hai mắt cá chân cách xa trong khi đứng thẳng và chạm đầu gối vào nhau. Hầu hết trường hợp có thể tự khỏi. Tuy nhiên biến dạng do bệnh lý thường kéo dài.

Tổng quan

Chân chữ X (Knock knees hay Genu valgum) còn được gọi là gõ đầu gối - một dị tật vẹo trong nghiêm trọng. Dị tật này khiến đầu gối gập vào trong và chụm lại, hai bàn chân cách xa nhau trong khi đứng và duỗi thẳng chân (tương tự như chữ "X").

Chân chữ X
Chân chữ X đầu gối gập vào trong và chụm lại, hai bàn chân cách xa nhau khi đứng

Thông thường, đặt hai bàn chân gần nhau tạo ra đường kẻ chỉ giữa hai đùi, hai bắp chân và mắt cá chân chạm vào nhau, chân thẳng. Ở những người có chân chữ X, đứng chụm hai đầu gối sẽ nhìn thấy giữa hai mắt cá chân có một khoảng cách từ 8cm trở lên, đầu gối đẩy về phía nhau.

Chứng gõ đầu gối phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ có độ tuổi từ 3 - 6 tuổi. Tình trạng này thường khắc phục một cách tự nhiên khi trẻ lên 7 tuổi.

Trong nhiều trường hợp khác, biến dạng của chi không tự khỏi. Điều này thường liên quan đến một tình trạng sức khỏe có từ trước. Những trường hợp không tự giải quyết sẽ được điều trị y tế.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Biến dạng chân chữ X thường vô hại và là một phần của quá trình tăng trưởng bình thường. Hầu hết trẻ nhỏ bị gõ đầu gối ở mức độ nhẹ trong một khoảng thời gian hoặc tự khỏi trước khi được 7 tuổi.

Tuy nhiên chân chữ X cũng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân bệnh lý. Điêu này khiến biến dạng kéo dài và cần được điều trị y tế. Những nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Bệnh còi xương

Bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân gây biến dạng chân chữ X thường gặp. Tình trạng này xảy ra ở những người có bất thường di truyền (chẳng hạn như bệnh còi xương kháng vitamin D, giảm phosphat máu liên kết với X ) và do thiếu hụt dinh dưỡng. Trong đó thiếu hụt vitamin D từ chế độ ăn uống và không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời sẽ góp phàn gây ra bệnh lý này.

Bệnh còi xương
Bệnh còi xương khiến xương yếu, phát triển không bình thường dẫn đến biến dạng chân chữ X

  • Loạn sản xương sụn

Biến dạng chân chữ X là một trong những biểu hiện của chứng loạn sản xương sụn. Đây là một rối loạn phát triển của xương và sụn.

  • Nguyên nhân khác
    • Rối loạn chuyển hóa xương
    • Rối loạn di truyền
    • Khối u lành tính phát triển ở xương quanh đầu gối.
  • Vô căn

Một số trường hợp không rõ nguyên nhân, được gọi là genu valgum vô căn. Tình trạng này thường tự giới hạn và tự khỏi trong thời thơ ấu.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Thừa cân bép phì góp phần gây ra những bất thường về dáng đi và biến dạng gõ đầu gối
  • Có chấn thương hoặc những bệnh lý ảnh hưởng đến đầu gối hoặc chân, đặc biệt là những chấn thương ở vùng phát triển của xương đùi và xương chày (xương ống chân)
  • Bệnh lưu trữ lysosomal, chẳng hạn như hội chứng Morquio
  • Viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp ở đâu gối
  • Thiếu canxi.

Triệu chứng và chẩn đoán

Nhiều trẻ em sẽ trải qua giai đoạn chân vòng kiềng hoặc chân chữ X (gõ đầu gối) trong những năm đầu đời. Khi chân phát triển và trở nên khỏe hơn, hầu hết trẻ em sẽ có chân vòng kiềng và chân chữ X sẽ tự hết, không cần can thiệp y tế.

Một số giai đoạn phát triển và biến dạng ở trẻ:

  • Gấp đầu gối ở trẻ sơ sinh: Gõ đầu gối không phải là một tình trạng điển hình ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nhiều trẻ sẽ có chân vòng kiềng với hai đầu gối cách xA nhau khi đứng, thường kéo dài cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
  • Khập khiễng ở trẻ mới biết đi: Khi trẻ được 2 đến 3 tuổi, khập khiễng thường rõ ràng hơn. Đầu gối của trẻ ngày càng nghiêng vào trong cho đến khi được 4 - 5 tuổi.
  • Khấp khểnh ở trẻ nhỏ: Khi được 7 tuổi, chân của trẻ thường trở nên thẳng hàng. Mặc dù vậy một số trẻ có thể tiếp tục khấp khểnh cho đến khi đến tuổi thiếu niên.

Đối với chân chữ X, biến dạng của chân thường được thấy rõ rệt khi trẻ đứng thẳng, hai chân và những ngón chân hướng về phía trước. Những triệu chứng và dấu hiệu thường bao gồm:

  • Có sự tách biệt rõ ràng của mắt cá chân khi hai đầu gối sát hoặc chụm vào nhau, thường từ 8cm trở lên
  • Đi khập khiễng hoặc có vấn đề về thăng bằng khi đi bộ
  • Thỉnh thoảng đau ở đầu gối, bàn chân, mắt cá chân và hông
  • Bàn chân xoay ra ngoài.

Có sự tách biệt rõ ràng của mắt cá chân khi hai đầu gối sát hoặc chụm vào nhau
Chân chữ X được đặc trưng bởi sự tách biệt rõ ràng của mắt cá chân khi hai đầu gối chụm vào nhau

Quan sát chân khi đứng và đi bộ có thể giúp phát hiện nhanh biến dạng chân chữ X. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ xem xét các triệu chứng khác nhau (như đau, vấn đề ở đầu gối và dáng đi bất thường), bệnh sử, đánh giá sự phát triển của chân.

Nếu bị đau, người bệnh sẽ được hỏi về vị trí, mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau. Đôi khi bác sĩ sẽ thử căn chỉnh đầu gối khi đứng, kiểm tra kiểu mòn trên đế giày. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra độ dài của chân, xem liệu có chấn thương ở khớp hay không.

Nếu có nghi ngờ biến dạng liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm hình ảnh dưới đây:

  • Chụp X-quang: Tia X cung cấp hình ảnh của xương. Điều này cho phép pháp hiện những bất thường, chẳng hạn như biến dạng xương, còi xương hoặc khối u xương khiến xương phát triển bất thường.
  • Đo góc Q: Đo góc Q trên hình ảnh X-quang có thể đánh giá mức độ biến dạng. Góc này được tạo từ đường nối gai chậu trước trên đến tâm điểm của xương bánh chè và đường thẳng nối tâm điểm của xương bánh chè với tâm của củ chày.
    • Góc Q điển hình: 12 độ ở nam và 17 độ ở nữ.
    • Ở nam: Góc Q phải < 8 độ khi gập đầu gối một gốc 90 độ và 18 độ khi duỗi thằng đầu gối.
    • Ở nữ: Góc Q phải < 9 độ khi gập đầu gối một gốc 90 độ và 22 độ k khi duỗi thằng đầu gối.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI cung cấp hình ảnh chi tiết hơn của cấu trúc xương và mô mềm. Từ đó xác định nhanh các bất thường.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đôi khi chụp cắt lớp được dùng để quan sát mặt cắt ngang của xương, phát hiện những tổn thương khó nhìn thấy trên hình ảnh X-quang.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này cung cấp các dấu hiệu liên quan đến nhiễm trùng, loạn sản xương sụn, thiếu vitamin D... Từ đó giúp tìm kiến những nguyên nhân tiềm ẩn.

Biến chứng và tiên lượng

Biến dạng chân chữ X thường là một phần của quá trình phát triển tự nhiên, tiên lượng lâu dài rất tích cực và tự khỏi khi trẻ lớn hơn (thường dưới 7 tuổi). Tuy nhiên đây cũng là kết quả của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Những trường hợp này thường có biến dạng kéo dài, nghiêm trọng và không tự khỏi.

Biến dạng chân chữ X có tiên lượng lâu dài rất tích cực và tự khỏi khi trẻ lớn hơn
Biến dạng chân chữ X có tiên lượng lâu dài rất tích cực và thường tự khỏi khi trẻ lớn hơn

Nếu biến dạng nghiêm trọng và không được điều trị, người bệnh sẽ gặp những biến chứng dưới đây:

  • Biến dạng chi vĩnh viễn
  • Đi khập khiễng hoặc thay đổi dáng đi
  • Đau ở đầu gối, bàn chân, mắt cá chân và hông
  • Trật khớp xương bánh chè
  • Rách sụn chêm
  • Viêm khớp

Tiên tốt ở những trường hợp được phẫu thuật điều trị, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra các phương pháp điều trị đều có độ an toàn và hiệu quả cao.

Điều trị

Điều trị chân chữ X sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân. Dưới đây là những lựa chọn tốt nhất:

1. Thay đổi lối sống

Nếu mắc chứng Genu valgum thứ phát do còi xương dinh dưỡng, trẻ sẽ được điều trị bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đầy đủ và thực hiện chế độ ăn uống giàu canxi. Các biện pháp giúp cơ thể nhận được hàm lượng vitamin D và canxi cần thiết mỗi ngày. Từ đó cải thiện chất lượng xương, duy trì xương khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Ở những trẻ béo phì, cần khuyến khích trẻ hoạt động thể chất và ăn uống phù hợp, đảm bảo đạt cân nặng an toàn. Điều này giúp giảm áp lực lên đầu gối, hạn chế đau và tránh làm nặng hơn chân chữ X.

2. Thuốc

Nếu biến dạng chân chữ X gây đau, người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như Acetaminophen. Thuốc này giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và đau đớn cho trẻ.

Đối với bệnh nhân bị thiếu hụt canxi và vitamin D nghiêm trọng, thuốc bổ sung canxi + vitamin D3 sẽ được sử dụng. Thuốc này giúp đáp ứng nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương trong giai đoạn phát triển.

3. Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp chân, sửa chữa tư thế và cải thiện khả năng giữ thăng bằng cho bệnh nhân có biến dạng chân chữ X. Một số bài tập còn có tác dụng cải thiện biến dạng ở chân, tăng sức mạnh và sức đề kháng.

Những bài tập hữu ích gồm:

Bài tập side lunges
Bài tập side lunges mang đến lợi ích trong việc giảm đau và điều chỉnh biến dạng chân chữ X

Bài tập side lunges

  • Đứng hai chân rông bằng hông, hai cánh tay đặt trước ngực
  • Bước rộng sang bên trái, cong đầu gối khi chạm đất và đẩy hông về phía sau, chân còn lại duỗi thẳng
  • Đứng dậy và trở về vị trí trung lập
  • Lặp lại động tác 10 -12 lần
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại.

Bài tập nằm nghiêng và đá chân (lying abduction)

  • Nằm nghiêng bên trái, hai bàn chân chồng lên nhau
  • Nâng cao chân phải một góc 45 độ, giữ 1 giây
  • Hạ chân xuống
  • Lặp lại 10 - 12 lần
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại.

Bài tập ngồi xổm tường

  • Đứng thẳng vào tường, giữ cơ thể hơi cách xa tường một chút, hai chân rộng bằng vai
  • Ngồi xổm không quá 90 độ, tay thả lỏng tự nhiên, giữ cơ bụng co lại và duy trì tư thế từ 5 - 10 giây
  • Duỗi đầu gối để trở về tư thế bắt đầu
  • Lặp lại động tác 10 - 20 lần.

3. Sử dụng dụng cụ chỉnh hình

Nẹp chỉnh hình được đặt trong giày để giúp chân chạm đất khi đi bộ và chạy, đồng thời điều chỉnh dáng đi. Thiết bị này đặc biệt phù hợp với những người bị chân chữ X với một chân dài hơn chân kia.

Trong nhiều trường hợp, trẻ được sử dụng nẹp trong suốt quá trình phát triển của xương. Thiết bị này có thể tháo rời, cải thiện dáng đi, giúp chân thẳng và phát triển đúng hướng. Từ đó khắc phục biến dạng.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị sau cùng đối với chân chữ X. Phương pháp này phù hợp với những người có chấn thương/ biến dạng đầu gối nghiêm trọng, điều trị bảo tồn không giúp giảm đau.

Dựa vào tình trạng, một trong các thủ thuật dưới đây sẽ được áp dụng:

  • Phẫu thuật tăng trưởng có hướng dẫn

Phẫu thuật tăng trưởng có hướng dẫn được thực hiện cho trẻ có chân chữ X. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ chèn một tấm kim loại nhỏ vào đầu gối. Tấm kim loại có khả năng hỗ trợ đầu gối và giúp xương phát triển đúng hướng. Sau khi điều chỉnh biến dạng và xương được căn chỉnh chính xác, một cuộc phẫu thuật khác sẽ được thực hiện để loại bỏ tấm kim loại.

Trẻ em sẽ được phẫu thuật tăng trưởng có hướng dẫn trước khi phát triển vượt bật ở tuổi vị thành niên, thường gần đến tuổi dậy thì. Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật trong độ tuổi 13 tuổi đối với bé trai và 11 tuổi đối với bé gái. Trẻ có thể đặt trọng lượng lên chân và trở lại hoạt động bình thường trong vòng vài tuần sau thủ thuật.

  • Cắt xương

Phẫu thuật cắt xương được chỉ định cho các dị tật nghiêm trọng hơn, người lớn và thanh thiếu niên có chân chữ X. Trong khi thực hiện, bác sĩ tiến hành cắt và sắp xếp lại đoạn xương ở phía trên hoặc dưới đầu gối. Điều này giúp thay đổi góc của xương, làm thẳng chân và khắc phục biến dạng. Để cố định các xương và giúp chúng lành lại đúng cách, tấm kim loại, đinh hoặc vít sẽ được sử dụng.

Phẫu thuật cắt xương
Phẫu thuật cắt xương điều chỉnh biến dạng chân chữ X cho người lớn và thanh thiếu niên

Sau khi phẫu thuật cắt xương, người bệnh sẽ được yêu cầu ở lại bệnh viện để theo dõi trong vài ngày. Khi về nhà, cần dùng nạng hoặc khung tập đi, hạn chế các hoạt động mang trọng lượng từ 6 - 8 tuần.

Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu. Những bài tập cụ thể sẽ giúp phục hồi sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt. Hầu hết các trường hợp phục hồi hoàn toàn và trở lại hoạt động bình thường sau phẫu thuật 6 tháng.

  • Thay khớp giả

Dựa trên độ tuổi, mức độ đau và suy giảm chức năng, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật thay khớp giả. Phương pháp này gồm việc sử dụng đầu gối nhân tạo để thay thế cho đầu gối tổn thương. Trong khi thực hiện, đầu gối nhân tạo sẽ được căn chỉnh chính xác để khắc phục chân chữ X.

Phòng ngừa

Chân chữ X sinh lý không được ngăn ngừa. Tuy nhiên tình trạng này thường tự khỏi khi trẻ được 7 tuổi. Đối với biến dạng thứ phát do bệnh lý, nguy cơ có thể giảm khi áp dụng những biện pháp sau:

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đầy đủ
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đầy đủ giúp ngăn ngừa bệnh còi xương và chân chữ X

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đầy đủ để đảm bảo cơ thể nhận được hàm lượng vitamin D cần thiết hàng ngày. Điều này giúp chống còi xương và giảm nguy cơ biến dạng xương ở trẻ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D, bổ sung dinh dưỡng từ những loại thực phẩm lành mạnh. Đối với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất.
  • Duy trì cân nặng an toàn. Giảm cân với chế độ luyện tập và ăn uống khoa học khi cần thiết.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Chân chữ X có tự khỏi không?

2. Nếu không thể tự khỏi, biến dạng được điều trị như thế nào?

3. Có cần phẫu thuật điều trị hay không?

4. Mất bao lâu để chữa khỏi?

5. Tôi nên luyện tập như thế nào? Những bài tập hữu ích nhất?

6. Chi phí phẫu thuật bao nhiêu? Lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật là gì?

7. Tôi nên làm để ngăn biến dạng chân chữ X thêm nghiêm trọng?

Chân chữ X là một biến dạng phổ biến ở trẻ, thường tự khỏi và không cần can thiệp. Tuy nhiên một số căn bệnh tiềm ẩn có thể khiến biến dạng kéo dài và gây biến chứng. Những trường hợp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chữa trị đúng cách.