Bệnh Á Sừng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bệnh á sừng thường xuất hiện ở các vùng da như ngón tay, bàn tay hay bàn chân. Đây là một trong những dạng bệnh da liễu thường gặp, có nhiều người mắc phải. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng, thế nhưng các triệu chứng á sừng khiến bệnh nhân tự ti và gặp nhiều vấn đề trong đời sống hàng ngày.

Tổng quan

Bệnh á sừng (Dermatitis Plantaris Sicca) là bệnh lý da liễu xảy ra khi quá trình chuyển hóa dang dở lớp sừng trên da. Tình trạng này khiến lớp sừng tích tụ trên da dẫn đến hiện tượng khô và nứt nẻ, da bong lên thành từng mảng.

Bệnh á sừng
Bệnh á sừng là một trong những bệnh da liễu khiến nhiều người lo lắng

Bệnh á sừng có thể xuất hiện trên bất kỳ vùng da nào, trong đó khu vực tổn thương da thường gặp là da gót chân, ngón tay hoặc da đầu. Tình trạng á sừng trên da ngày càng nặng nề khi thời tiết chuyển mùa hanh khô.

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng, không lây nhiễm tuy nhiên các triệu chứng của bệnh sẽ khiến cho bệnh nhân tự ti, gặp nhiều vấn đề trong đời sống hàng ngày. Bệnh có khả năng di truyền cao và bùng phát các triệu chứng khi gặp điều kiện thuận lợi.

Phân loại

Bệnh á sừng được phân loại dựa theo vị trí tổn thương da. Cụ thể:

  • Á sừng da đầu: Nhiều bệnh nhân nhầm lẫn bệnh á sừng với tình trạng gàu da đầu do da đầu xuất hiện các mảng bong tróc vảy trắng, khô. Tình trạng á sừng da đầu là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc và tổn thương nang tóc.
  • Á sừng ngón tay: Tổn thương da dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng có thể quan sát bằng mắt thường. Á sừng xuất hiện ở ngón tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi làm việc, sinh hoạt.
  • Á sừng ở chân: Tương tự như tình trạng á sừng ngón tay, tổn thương xuất hiện ở chân. Đặc biệt khi thời tiết hanh khô, da bị nứt nẻ nhiều hơn, thậm chí gây chảy máu.
  • Á sừng ở trẻ em: Bệnh có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ. So với người trưởng thành, á sừng ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng, mức độ nặng nề hơn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh á sừng thường có liên quan đến yếu tố di truyền. Đặc biệt khi gặp điều kiện thuận lợi, các triệu chứng của bệnh bùng phát dữ dội. Nhận biết triệu chứng và xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng kiểm soát, điều chỉnh hợp lý hơn.

Nguyên nhân
Nhiều yếu tố tác động gây ra bệnh á sừng

Dưới đây là những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh:

  • Theo thống kê cho thấy có đến 50% trường hợp á sừng ở trẻ em có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ mắc bệnh lý này thì khả năng trẻ em sinh ra cũng mang gen di truyền từ người thân.
  • Một số trường hợp bị á sừng do thời tiết thay đổi thất thường. Đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết hanh khô ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lớp sừng trên da. Nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp khiến da bị mất nước và dễ mắc phải các vấn đề da liễu.
  • Do cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, hệ miễn dịch của người bệnh kém khiến các tác nhân gây hại bên ngoài dễ dàng tấn công da và gây ra bệnh da liễu, trong đó có á sừng.
  • Do da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo, không khí ô nhiễm, nhiều độc tố độc hại.
  • Ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng thiếu chất, đặc biệt là vitamin và khoáng chất cần thiết khiến da yếu hơn, gây ra các bệnh lý da liễu như á sừng.
  • Vệ sinh không sạch sẽ, thói quen sống không lành mạnh làm ảnh hưởng đến làn da. Nếu không điều chỉnh, tác nhân gây hại có thể lưu trú trên da dẫn đến nhiều vấn đề khác.

Nhận biết các yếu tố nguy cơ để có hướng khắc phục cho phù hợp. Mặc dù không quá nguy hiểm tuy nhiên bệnh á sừng gây ra không ít ảnh hưởng đến đời sống người bệnh. Tổn thương da khiến bệnh nhân tự ti khi giao tiếp, làm giảm chất lượng đời sống, vì thế không nên chủ quan.

Triệu chứng và chẩn đoán

Người bệnh có thể nhận biết các bất thường ngoài da bằng mắt thường. Theo đó, bệnh á sừng gây ra các triệu chứng điển hình như:

  • Khô da
  • Bong tróc da
  • Nứt nẻ
  • Rỉ máu
  • Ngứa ngáy
  • Dày sừng da tổn thương
  • Nổi mụn nước
  • Móng tay, chân xuất hiện các lỗ nhỏ li ti
  • Móng tay, chân dễ dàng bị bong ra

Khi bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với hóa chất, nguồn nước ô nhiễm,... các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bệnh nhân nhận thấy bệnh á sừng kéo dài không khỏi hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn.

Triệu chứng
Nhận biết triệu chứng và chủ động kiểm soát phòng ngừa sớm

Chẩn đoán bệnh á sừng thông qua những biểu hiện lâm sàng ngoài da. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện các biện pháp xét nghiệm cần thiết để phân biệt, nhận định bệnh lý chính xác. Sau đó tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị tương ứng.

Biến chứng và tiên lượng

Mặc dù bệnh á sừng là bệnh lý ngoài da không nguy hiểm tính mạng người bệnh, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt đời sống.

Trường hợp bệnh kéo dài, tổn thương da nặng nề có thể gây ra các biến chứng như:

  • Da trở nên suy yếu, lớp á sưng bong tróc, nứt nẻ khiến hại khuẩn tiếp tục lưu trú, gây hại dẫn đến các bệnh lý da liễu khác.
  • Á sừng gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi tiếp xúc với mọi người, ảnh hưởng công việc, tâm lý.
  • Vết nứt da có thể rỉ máu, dịch khiến vi khuẩn, nấm ngứa có điều kiện tấn công sâu. Tình trạng này nếu không xử lý có thể làm da nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Trường hợp bội nhiễm nặng nề có thể gây hoại tử da. Đặc biệt là trường hợp có sự có mặt của tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh. Da bị hoại tử khó phục hồi.
  • Nhiễm trùng lan sâu vào mạch máu gây nhiễm trùng máu. Biến chứng hiếm gặp tuy nhiên cũng có khả năng xảy ra.

Nhằm phòng tránh rủi ro gặp phải các biến chứng kể trên, bệnh nhân cần chủ động chăm sóc, bảo vệ da đúng cách. Thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm.

Điều trị

Bệnh á sừng có thể điều trị bằng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, kết hợp chăm sóc da đúng cách tại nhà. Dưới đây là những loại thuốc chữa á sừng thường được sử dụng:

Điều trị
Bác sĩ chỉ định điều trị các triệu chứng á sừng theo từng trường hợp

Thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến, điều trị các vấn đề da liễu trong đó có tình trạng á sừng. Đặc biệt là trường hợp á sừng bùng phát do viêm nhiễm. Tác dụng chính của thuốc giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Đồng thời, thuốc còn giúp ngăn chặn các tác nhân bên ngoài xâm nhập, bảo vệ vùng da tổn thương tránh hiện tượng sừng hóa, nứt da. Các thuốc kháng histamin thường được dùng:

  • Clorpheniramin
  • Promethazin
  • Hydroxyzub
  • Diphenhydramin

Thận trọng khi dùng bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ khi dùng. Chẳng hạn hiện tượng hoa mắt, buồn ngủ, choáng váng chóng mặt,....

Thuốc chứa Corticoid

Thuốc được dùng trong trường hợp tổn thương ngoài da tiến triển nặng nề, không cải thiện. Thuốc có tác dụng mạnh, giúp kháng viêm, giảm sừng hóa và hỗ trợ kiểm soát nhanh các triệu chứng do á sừng gây ra.

Các loại thuốc chứa Corticoid thường được chỉ định như:

  • Prednisolon
  • Certerizin
  • Fexofenadin

Thuốc chứa Salicylic Acid

Thuốc chứa Salicylic Acid 5% là loại thường được dùng trong điều trị các bệnh lý ngoài da. Tác dụng chính là ức chế quá trình hình thành lớp sừng dày ngoài da, giảm kích ứng, sừng hóa, giúp da sớm ổn định hoạt động chuyển hóa.

Điều trị
Bôi thuốc chứa Salicylic Acid điều trị á sừng

Người bệnh sử dụng thuốc dựa theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc lạm dụng thuốc để ngăn rủi ro gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Dùng thuốc đúng cách còn giúp da loại bỏ các tác nhân gây hại, phòng tránh bệnh tái đi tái lại.

Thuốc chống nấm

Dùng thuốc chống nấm nếu tình trạng á sừng đang xảy ra có liên quan đến hiện tượng nhiễm nấm. Công dụng chính của thuốc giúp người bệnh kiểm soát tại chỗ các triệu chứng ngoài da. Thuốc chống nấm thường dùng như:

  • Nizoral
  • Griseofulvin
  • Imidazol

Thuốc kháng sinh

Đối với bệnh nhân bị á sừng do nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng. Thuốc có công dụng ức chế hoạt động của hại khuẩn trên da, giảm rủi ro biến chứng.

Thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh chóng đối với trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó bệnh nhân chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc giảm đau

Trường hợp tổn thương ngoài da trở nên nghiêm trọng, gây đau rát nặng nề cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống. Những thuốc thường dùng như:

  • Paracetamol
  • Diclofenac
  • Ibuprofen

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Da bị á sừng thường mất nước, khô và dễ nứt nẻ. Ngoài dùng thuốc điều trị, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm, cung cấp nước, độ ẩm cần thiết cho da.

Điều trị
Dùng thuốc kết hợp kem dưỡng ẩm da á sừng theo hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh á sừng gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng chất lượng đời sống, sức khỏe của người bệnh. Nhằm phòng tránh rủi ro không mong muốn, bệnh nhân nên điều trị kiểm soát bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc da tại nhà, bảo vệ da tổn thương trước những tác nhân gây hại. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, giúp cơ thể khỏe mạnh, góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị á sừng.

Phòng ngừa

Chủ động phòng bệnh á sừng nói riêng và các vấn đề da liễu khác qua các lưu ý:

  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi này, không nên dùng những sản phẩm làm sạch chứa các hóa chất độc hại, chứa chất tẩy mạnh. Chọn xà phòng, sữa tắm nhẹ dịu, ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Dùng kem dưỡng ẩm, dùng máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, tránh mặc quần áo bó sát thường xuyên.
  • Hạn chế dùng ngón tay nhọn hoặc vật cứng, sắt cào gãi da khiến da bị tổn thương.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung cho cơ thể thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu, uống đủ nước.
  • Tập thể dục, rèn luyện thói quen sống lành mạnh giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Điều trị các bệnh lý đang mắc phải, chủ động phòng bệnh á sừng nếu có bố hoặc mẹ mắc phải chứng bệnh này.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ. Trường hợp phát hiện bất thường bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm soát phù hợp.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Bệnh á sừng có chữa khỏi được không?

2. Bệnh á sừng có đi ra gió, tắm nước lạnh được không?

3. Bôi thuốc bao lâu thì á sừng cải thiện?

4. Nếu không dùng thuốc có khỏi á sừng không?

5. Bị á sừng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

6. Dùng kem dưỡng ẩm nào khi bị á sừng?

7. Bệnh á sừng có lây truyền không?

Bệnh á sừng không phải là chứng bệnh nguy hiểm trực tiếp tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể trở nên nặng nề hơn nếu bệnh nhân không chăm sóc da và điều trị đúng cách. Do đó, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng kéo dài, tuân thủ theo phác đồ điều trị để bảo vệ an toàn sức khỏe.