Thực Đơn Cho Người Suy Thận Độ 4 Tốt Nhất Cho Sức Khoẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và quá trình điều trị bệnh suy thận. Để có đủ kiến thức trong việc xây dựng thực đơn khoa học, bệnh nhân nên nhờ đến sự hỗ trợ tư vấn của chuyên gia. Dưới đây là gợi ý thực đơn cho người suy thận độ 4 bạn có thể tham khảo và áp dụng cho chính bản thân hoặc người thân trong gia đình. 

Thực đơn cho người suy thận độ 4
Thực đơn cho người suy thận độ 4 là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân

Mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận độ 4

Suy thận diễn biến qua 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ 4 được đánh giá là mức độ suy thận nặng, thận tổn thương nghiêm trọng với chỉ số suy giảm chức năng lên đến 85 – 90%. Lúc này, chức năng lọc thải của thận suy giảm rõ rệt, chỉ số lọc máu của thận rất thấp, chỉ ở mức 5 – 29 mL/ phút/ 1.73m². 

Suy thận độ 4 là hậu quả của suy thận độ 1, 2 & 3 nhưng không được điều trị đúng cách, kịp thời. Nhưng xét về bản chất, hầu hết người bệnh suy thận đều là do bị tác động ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như: 

  • Bệnh về thận như viêm cầu thận, sỏi thận, hội chứng thận hư, thận yếu,  thận đa nang, viêm bàng quang…;
  • Bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch…; 
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh, đặc biệt là thói quen uống ít nước, ăn mặn khiến quá trình đào thải độc tố chậm đi, lâu ngày dẫn đến suy thận; 
Thực đơn cho người suy thận độ 4
Suy thận độ 4 là giai đoạn tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh nhân phải lọc máu nhân tạo để duy trì sự sống

Bệnh nhân suy thận độ 4 được xếp vào nhóm suy giảm chức năng thận nghiêm trọng và gần như không còn khả năng phục hồi được nữa. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp nhằm duy trì sự sống, kéo dài tuổi thọ. Có 2 cách chữa phổ biến là chạy thận lọc máu và ghép thận. 

Tùy theo điều kiện kinh tế, mức độ đáp ứng và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà thời gian sống sẽ khác nhau. Nhưng phần lớn những trường hợp suy thận độ 4 có kèm theo các bệnh lý nền mãn tính nguy hiểm khác sẽ có thời gian sống khá ngắn. 

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận độ 4

Đối với bệnh nhân suy thận độ 4, chế độ ăn uống tuy không có khả năng điều trị khỏi bệnh, nhưng việc ăn uống đủ chất và lành mạnh sẽ giúp giảm áp lực cho thận, làm chậm tiến triển suy thận. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đang tiến hành chạy thận nhân tạo lọc máu, việc ăn uống phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình này. 

Nguyên tắc dinh dưỡng khoa học dành cho người suy thận độ 4 cân bằng các dưỡng chất và đảm bảo giảm lượng đạm, kali và muối. Đồng thời, uống đủ nước và sử dụng thuốc khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu. 

Cụ thể một số điều cần biết về chế độ dinh dưỡng cho người suy thận độ 4: 

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Bất kỳ loại thực phẩm nào khi muốn nạp vào cơ thể đều cần phải được cân đo đong đếm để biết tổng lượng calo, lượng chất béo, chất đạm cùng các vitamin khoáng chất khác. Việc theo dõi kỹ lưỡng nguồn dinh dưỡng năng lượng này sẽ giúp kiểm soát hiệu quả khẩu phần ăn trong mức độ cho phép, giảm áp lực lên thận. Nhu cầu năng lượng ở khoảng 35 – 40 kcal/ kg/ ngày. 
  • Giảm muối: Muối (natri) là một trong những thứ cần giảm trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Nếu ăn quá nhiều muối cũng đồng nghĩa với việc lượng natri tích tụ trong cơ thể cao, khiến bạn dễ bị tăng huyết áp đột ngột. Điều này vô tình làm tăng áp lực lên thận, tim. Do đó, hãy giảm bớt lượng muối, chỉ duy trì khoảng 5g/ ngày đối với người suy thận, dù là sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp. 
  • Giảm lượng kali: Chỉ số kali trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra những ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng như tim mạch, cơ bắp và cả thận. Do đó, hãy luôn giữ chỉ số kali trong máu ở mức bình thường thông qua các loại thực phẩm lành mạnh để tăng đào thải kali ra ngoài. 
  • Các vi chất khác: Như phosphat, canxi, vitamin A, B, C, D, E… cần lưu ý bổ sung ở mức vừa đủ thông qua các loại thực phẩm lành mạnh. 
Thực đơn cho người suy thận độ 4
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy thận độ 4 là ăn nhạt, ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh và chế biến dễ tiêu hóa

Riêng đối với bệnh nhân sau khi lọc máu nên điều chỉnh thực đơn tăng lượng chất đạm. Cụ thể lượng đạm sẽ được quy định tùy theo số lần lọc máu/ tuần. 

  • Đạm: Ưu tiên nguồn đạm từ động vật nhằm bù lại lượng đạm bị thất thoát trong quá trình lọc thận. Tuy nhiên vẫn nên xen kẽ giữa động vật và thực vật để cân bằng. 
    • TH1: Lọc máu 1 lần/ tuần cần bổ sung 1g đạm/ kg cân nặng/ ngày;
    • TH2: Lọc máu 2 lần/ tuần cần bổ sung 1.2g đạm/ kg cân nặng/ ngày;
    • TH3: Lọc máu 3 lần/ tuần cần bổ sung 1.4g đạm/ kg cân nặng/ ngày; 
  • Năng lượng: 3 – 35 kcal/ kg/ ngày; 
  • Lượng muối duy trì 2 – 3g hoặc 5ml nước mắm; 
  • Chất béo nên ưu tiên ăn cá chứa omega-3, tránh ăn chất béo từ da động vật, nội tạng, mỡ, các loại chất béo chuyển hóa…;
  • Rau xanh muốn sử dụng nên cắt nhỏ, rửa qua nhiều lần nước và chế biến chín kỹ trước khi ăn để giảm lượng khoáng chất như phospho, kali…;
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin cần thiết như A, B, C, E… thông qua các loại trái cây; 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Cách tính lượng nước cần uống thông qua công thức sau: Lượng nước cần uống trong ngày = lượng nước tiểu trong vòng 24 tiếng + lượng dịch mất đi (do tiêu chảy, nôn ói hoặc sốt) + 300 – 500ml nước (do cơ thể bài tiết qua mồ hôi hoặc thở); 

Người bị suy thận độ 4 nên nên ăn và không nên ăn gì? 

Để kiểm soát các chỉ số suy thận ngày càng nặng, bạn cần ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm tốt và loại bỏ nhóm thực phẩm có hại. 

Thực đơn cho người suy thận độ 4
Người bị suy thận nói chung nên ưu tiên sử dụng các loại rau xanh chứa ít kali như bắp cải, dưa chuột, cải cúc…

Nên ăn

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nguồn đạm có giá trị sinh học như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng, khoai củ (sắn, khoai mì, khoai lang…), miến dong… 
  • Các loại rau củ ít đạm như dưa chuột, bầu, bí, bắp cải, cải cúc, cải trắng, mướp, su su… 
  • Các loại trái cây giàu vitamin khoáng chất và chứa ít kali như nho, xoài, táo, dứa, dưa hấu, việt quất..,
  • Uống đủ lượng nước cần thiết phù hợp với tình trạng suy thận, lượng nước tiểu. Trường hợp suy thận độ 4 phù nhiều, tiểu ít nên tính lượng nước uống trong ngày theo công thức “lượng nước tiểu + 500ml”. 

Nên kiêng

  • Các loại thực phẩm ướp mặn, sấy khô chứa hàm lượng natri cao hoặc hun khói chế biến đóng hộp sẵn chứa nhiều chất bảo quản. 
  • Tránh sử dụng bánh mì nguyên cám vì chứa hàm lượng kali và phốt pho cao không tốt cho người bị suy thận.
  • Các loại trái cây chứa nhiều đường, kali như cam, quýt, chuối, bơ, kiwi, bưởi, mận, dưa lưới…  
  • Các loại rau cải lá có màu xanh đậm chứa hàm lượng kali cao và oxit oxalic gây suy giảm chức năng thận nặng hơn. 
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu phốt pho như ca cao, socola, nội tạng động vật… 
  • Kiêng tuyệt đối các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… để giảm bớt gánh nặng cho thận. 

Gợi ý thực đơn cho người suy thận độ 4 chuẩn chuyên gia

Việc duy trì thực đơn ăn uống phù hợp mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân suy thận độ 4, nhất là những người đang chạy thận, lọc máu. Dựa trên những gợi ý thực phẩm tốt và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng, bạn có thể tự xây dựng thực đơn phù hợp hoặc tham khảo thực đơn mẫu dưới đây. 

Thực đơn cho người suy thận độ 4
Thực đơn cho người suy thận độ 4 tham khảo dành cho bệnh nhân
  • Buổi sáng: 1 tô miến nấu thịt heo bằm nhuyễn. 
  • Buổi trưa
    • Cá vược rim 
    • Bông cải xanh luộc 
    • Canh bắp cải nấu thịt băm
    • 1 chén cơm gạo tẻ 
  • Bữa xế: Vài quả việt quất, nho đỏ 
  • Bữa tối
    • Cá hồi áp chảo
    • Măng tây xào tỏi 
    • Canh bầu nấu tôm
    • 1 chén cơm gạo tẻ

Lưu ý cần biết về cách chăm sóc bệnh nhân suy thận độ 4

Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu đối với người bị suy thận độ 4, cần kết hợp song song với ăn uống, sinh hoạt khoa học và tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ. 

  • Về ăn uống: Ăn nhạt, hạn chế các loại thịt cá làm tăng chỉ số ure máu, giảm thực phẩm giàu kali, tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, uống đủ lượng nước trong ngày, nói không với chất kích thích… 
  • Về sinh hoạt: Ngủ sớm, tránh thức khuya, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, thư giãn tinh thần, đầu óc, vận động thể chất tích cực, không làm việc quá sức… 
  • Về thăm khám: Thăm khám sức khỏe định kỳ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi, kiểm tra sức khỏe và có những điều chỉnh phù hợp cho quá trình điều trị. 

Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp người bị suy thận độ 4 có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật. Đồng thời, bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể duy trì hoạt động sống. Do đó, hãy từ bỏ ngay những thói quen xấu trong ăn uống, thay bằng thực đơn chuẩn hàng ngày. Đồng thời phối hợp điều trị theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để duy trì sự sống. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger