“Lá lành đùm lá rách” – Sinh viên khó khăn mùa dịch cảm kích trước tấm lòng của đội ngũ y bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Muốn về quê cũng không được, ở lại thì không có tiền trang trải cuộc sống,… dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều sinh viên gặp khó khăn, nhất là các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt đang bị “mắc kẹt” tại thành phố. Với tinh thần tương thân tương trợ, “lá lành đùm lá rách” lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã trực tiếp trao tận tay hơn 200 suất quà đến các trường hợp sinh viên nghèo đang “mắc kẹt” tại Hà Nội.

Nợ tiền thuê trọ, ăn mì gói suốt nhiều ngày vì khó khăn do dịch bệnh

Năm học kết thúc, trong khi nhiều sinh viên trở về với gia đình thì một số khác chọn cách “bám trụ” tại thành phố để duy trì việc làm thêm kiếm thêm thu nhập hỗ trợ gia đình hay hoàn thành những mục tiêu cá nhân còn đang dang dở.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TP. Hà Nội phải triển khai các biện pháp giãn cách, lập các chốt kiểm soát người ra vào thành phố, các cơ sở kinh doanh, nhà hàng phải đóng cửa, người lao động, sinh viên làm thêm mất việc. Do đó nhiều sinh viên bị “mắc kẹt”, không về quê được, buộc phải ở lại Thủ đô cho đến khi có chỉ thị mới.

Là sinh viên năm 2 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bạn Trần Thị Anh Thơ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư vòm họng), do tình hình dịch bệnh phức tạp phải ở lại viện một mình để điều trị. Ngoài Thơ, còn có một em nhỏ mới đang học lớp 2. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều phụ thuộc vào mẹ, nay dịch phức tạp mẹ em không thể đi chợ nên thu nhập không được ổn định.

Gần 2 tháng nay, trong căn phòng trọ chưa đầy 13m2 nằm sâu trong một con ngõ tại phố Doãn Kế Thiện – Mai Dịch – Cầu Giấy, Anh Thơ hàng ngày chỉ quanh quẩn với chiếc laptop và chiếc điện thoại di động.

20190504111703-b8ab-1-1.jpg

Những ngày đầu tháng 5, khi dịch bệnh bùng phát, mặc dù đã hoàn thành năm học song Thơ vẫn cố gắng bám trụ lại Hà Nội với mong muốn đi làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống và hỗ trợ gia đình. Thế nhưng, đến ngày 24/7, khi toàn thành phố giãn cách theo Chỉ thị 16, cô sinh viên này phải nghỉ việc ở nhà, mất đi nguồn thu nhập, khó khăn chồng khó khăn.

Khi nghe thông báo Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, em thực sự hoang mang. Gia đình khó khăn, em không biết phải xoay xở thế nào trong thời gian sắp tới.

Thơ bộc bạch: “Em nghĩ là nghỉ hè tranh thủ ở lại Hà Nội đi làm thêm kiếm tiền hỗ trợ bố chữa bệnh, ai ngờ lại bị “mắc kẹt” giữa tâm dịch thế này. Không đi làm được, không kiếm ra tiền nhưng vẫn phải duy trì cuộc sống, vẫn phải ăn, đóng tiền điện, tiền nước. Số tiền tiết kiệm ngày càng cạn dần. Muốn về quê giúp gia đình cũng không được, tiền trọ mỗi tháng cả điện nước khoảng 1,8 triệu.”

Thơ tâm sự, nhiều lúc rất muốn gọi điện về cho gia đình để kể cho mẹ nghe những khó khăn đang vấp phải, nhưng lại sợ bố mẹ lo lắng mà gia đình cũng đang rất khó khăn nên cuộc trò chuyện chỉ dừng lại ở những lời hỏi thăm. Trước dịch, mẹ của Thơ thỉnh thoảng vẫn gửi đồ ăn, rau củ từ quê lên Hà Nội. Tuy nhiên, dịch bệnh căng thẳng, việc vận chuyển hàng hóa liên tỉnh cũng bị hạn chế, sinh viên này đành phải tự xoay sở.

“Để tiết kiệm, mỗi ngày, em phải căn ke, tiết kiệm thực phẩm, chia ra từng bữa ăn dần, song món “chủ đạo” vẫn là mì tôm ăn qua ngày. Hôm nào thèm lắm, em mới dám mua một chút rau.” bạn Trần Thị Anh Thơ chia sẻ.

mi_tom-1.jpg

Mắc kẹt tại Hà Nội, bạn Lò Thị Quý Phượng – sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng trong tình cảnh tương tự. Bố mẹ ở quê làm nông dân lại thuộc vùng đặc biệt khó khăn, thu nhập không ổn định. Hiện tại em ở trọ tại vùng đỏ của thủ đô Hà Nội nên không thể đi làm để kiếm tiền.

“Tuần vừa rồi, khi đã hết sạch tiền, nguồn lương thực dự trữ cũng cạn kiệt, em thực sự lo lắng. Sinh hoạt hàng ngày rất khó khăn, em phải mượn tạm tiền bạn để mua mì tôm ăn qua ngày.” Phượng ngậm ngùi chia sẻ

Hay trường hợp của bạn Lò Thị Tuyết, bố mẹ là nông dân dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, thu nhập không ổn định. Ông của Tuyết thì đang bị bệnh nặng nên gia đình không thể chu cấp chi phí sinh hoạt cho em được.

Sau khi thi xong, các bạn cùng phòng đã đi về quê hết, Tuyết ở lại Hà Nội để làm thêm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, mọi thứ không như em mong muốn, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, không thể đi làm thêm, về quê cũng không được. Tiền phòng trọ mỗi tháng hết 1,5 – 2 triệu đồng, vì dịch bệnh nên Tuyết cũng không thể chuyển đi nơi khác rẻ hơn. Gia đình khó khăn, loay hoay xoay xở trả tiền phòng còn không đủ.

Trên trang fanpage của trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng nhận được chia sẻ về hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bạn Lê Thị Diễm Quỳnh. Bố mất sớm, nhà có 3 chị em và 2 cháu nhỏ. Do dịch bệnh Covid-19 nên mẹ của Quỳnh bị hoãn công việc nên gia đình không có thu nhập ổn định.

Quỳnh tâm sự: “Khi gạo đã hết, em cũng không thể liên lạc được với gia đình, vì ở quê vùng sâu vùng xa không có sóng điện thoại. Thời gian vừa qua em phải đi vay tiền khắp nơi để trả tiền trọ, tiền điện nước và ăn mì tôm sống qua ngày.”

Trên thực tế, còn rất nhiều trường hợp sinh viên có hoàn cảnh éo le, không đủ tiền ăn, trang trải cuộc sống hàng ngày. Khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt khiến các bạn không đảm bảo được sức khỏe tốt nhất để học tập và phòng chống dịch bệnh.

“Rưng rưng” hạnh phúc vì nay bữa ăn có thịt, cá

Ngay sau khi tìm hiểu, xác minh các trường hợp sinh viên khó khăn bị “mắc kẹt” trên địa bàn thành phố Hà Nội, lương y Đỗ Minh Tuấn cùng đội ngũ bác sĩ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã gấp rút chuẩn bị hơn 200 phần quà gồm các nhu yếu phẩm cần thiết, lương thực, rau củ quả, gạo, thịt,… với mục đích tương thân tương trợ, “chia ngọt sẻ bùi”. 

Đặc biệt, ngoài lương thực, thực phẩm, lương y Tuấn cùng đội ngũ lương y, bác sĩ nhà thuốc cũng rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Trong mỗi phần quà, nhà thuốc chu đáo chuẩn bị thêm cả băng vệ sinh cho các bạn sinh viên nữ. Các phần quà sau khi được đóng gói cẩn thận, chia đều và đã trao tận tay đến các bạn sinh viên, người có hoàn cảnh khó khăn.

Lương y Đỗ Minh Tuấn chuẩn bị 200 phần quà tặng cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Lương y Đỗ Minh Tuấn chuẩn bị 200 phần quà tặng cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Chia sẻ về đợt thiện nguyện lần này, lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Món quà quý giá nhất là món quà được trao đúng lúc. Trong tình hình dịch bệnh như hiện tại, rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các bạn sinh viên từ các tỉnh lẻ lên Hà Nội. Đọc những lời chia sẻ của các bạn khiến tôi rất xúc động, hầu hết các bạn đều xa nhà, bố mẹ thuần nông, kinh tế không ổn định, mặc dù dịch bệnh vẫn phải chi trả tiền phòng trọ, chi phí sinh hoạt… Tôi hi vọng “của ít lòng nhiều”, những phần quà hỗ trợ từ nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường phần nào giúp các bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.”

Hình ảnh lương y Đỗ Minh Tuấn trao quà cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn “mắc kẹt” tại Hà Nội:

mobile_file_2021-09-10_09-32-44-3.jpg

chuong-trinh-thien-nguyen.jpg

chuong-trinh-thien-nguyen-2.jpg

Khi nhà thuốc Đỗ Minh Đường gọi điện để thông báo nhận quà hỗ trợ như thông tin đăng ký, Anh Thơ vô cùng bất ngờ và hạnh phúc. Bởi lẽ Thơ cho biết trước đó cũng từng đăng ký nhiều chương trình hỗ trợ từ các đơn vị khác nhưng không thấy được nhận. 

“Mùa dịch bị mắc kẹt lại ở Hà Nội mà được hỗ trợ món quà thiết thực như thế này em không biết nói sao cho hết cảm kích. Vì mấy nay sinh viên ở trọ như chúng em khổ quá khổ để xoay xở được bữa ăn hằng ngày. Mỗi ngày tằn tiện chỉ ăn một ít không đủ no mà mấy đứa cùng chia sẻ nhau ăn. Nay nhận được những phần quà có thịt, gạo, rau củ quả tươi như thế này em hạnh phúc không biết nói như thế nào luôn ạ” Anh Thơ chia sẻ.

Ngay sau khi nhận được quà trực tiếp từ tay lương y Đỗ Minh Tuấn trao tặng và trở về nhà, Thơ cho biết là vì có bạn mấy nay cũng thiếu thịt cá, thiếu gạo để ăn nên Thơ đã mang san sẻ cho các bạn mỗi người một ít.

“Phòng em có 2 đứa, dù đăng ký một suất nhưng khi cả 2 đứa cùng đến thì lương y Tuấn vẫn tặng luôn cho cả 2 đứa. Vì được tặng nhiều quà nên chúng em chia sẻ cùng cho các bạn khác. Thời gian này các bạn cũng rất khó khăn lắm ạ mà không biết đến nhà thuốc để đăng ký”, Anh Thơ bộc bạch

Nhận được món quà chan chứa tình yêu thương ngay trong lúc khó khăn, Anh Thơ đã nhắn tin gửi lời cảm ơn chân thành đến lương y Tuấn cùng đội ngũ y bác sĩ tại nhà thuốc Đỗ minh Đường vô cùng xúc động.

chuong-trinh-thien-nguyen-feedback.jpg

Nhận được phần quà hỗ trợ, nhiều bạn sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đã gửi thư cảm ơn đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường. 

Trong thư, bạn Nguyễn Thị Thu xúc động chia sẻ: “Em xin thay mặt 17 bạn sinh viên khoa Giáo dục Mầm non – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội viết thư này để bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Em cảm thấy rất vui và cảm động trước tấm lòng cùng sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của nhà thuốc trong tình hình dịch như hiện nay. Món quà rất thiết thực và ý nghĩ, giúp chúng em có thể an tâm chống dịch trong những ngày sắp tới.”

thu-cam-on-min.jpg

Truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được phát huy trong suốt hơn 150 năm

Trong suốt hơn 150 năm hình thành và phát triển, nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường luôn duy trì phát huy tinh thần “tương thân tương trợ”, “lá lành đùm lá rách”. Đó là truyền thống tốt đẹp được các thế hệ lương y nhà thuốc chúng tôi giữ gìn và lưu truyền qua bao đời nay. Hơn ai hết, chúng tôi mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất và lan tỏa yêu thương đến cộng đồng.

Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh thường nhật ở nhà thuốc, đội ngũ lương y, bác sĩ, nhân viên Đỗ Minh Đường cũng thường xuyên tham gia, tổ chức các chương trình thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cùng các bác sĩ Tập đoàn Y Dược Việt Nam và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức chương trình “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
  • Đỗ Minh Đường đồng hành cùng Hội Nam y Việt Nam thực hiện chương trình khám sức khỏe MIỄN PHÍ cho hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội.
Đỗ Minh Đường tham gia chương trình khám bệnh miễn phí cho thành viên Hội Âm nhạc Hà Nội
Đỗ Minh Đường tham gia chương trình khám bệnh miễn phí cho thành viên Hội Âm nhạc Hà Nội

Bên cạnh đó, kể từ khi kế nghiệp cha ông cho đến nay, Đỗ Minh Đường thường xuyên có các hoạt động, chương trình hỗ trợ người bệnh thăm khám tại nhà thuốc như: 

  • Thăm khám và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ cho tất cả bệnh nhân
  • Hỗ trợ một phần chi phí điều trị đối với các trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
  • Hỗ trợ gửi thuốc về tận nhà không mất phí cho người bệnh.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân ở xa đến nhà thuốc thăm khám, điều trị lâu dài, nhà thuốc hỗ trợ người bệnh tìm kiếm nơi ở tạm thời giúp an tâm chữa bệnh. 
  • Tổ chức, tham gia các hoạt động thăm khám và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Hy vọng với món quà thiết thực cùng tình cảm chân thành chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp các bạn sinh viên giữ vững tinh thần lạc quan để vượt qua đại dịch. Đồng thời, lan tỏa sự ấm áp tình người, tinh thần “chia ngọt sẻ bùi” để thành phố sẽ sớm “khỏe” lại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger