Đau nhói ở sườn bên trái là bệnh gì? Khi nào cần gặp bác sĩ? [XEM NGAY]

Triệu chứng đau nhói ở sườn bên trái khiến người bệnh vô cùng lo lắng không biết mình mắc bệnh gì và có nguy hiểm không? Nếu đang có cùng những thắc mắc này thì mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Đau nhói ở sườn bên trái là bệnh gì?

Đau nhói ở sườn bên trái là bệnh gì?
Đau nhói ở sườn bên trái là bệnh gì?

Khoang bụng của mỗi người được chia làm 9 phần là hạ sườn phải, hạ sườn trái, thượng vị, hông phải, hông trái, hố chậu phải, hố chậu trái, rốn và hạ vị. Trong đó vùng hạ sườn trái là nơi khu trú của các cơ quan tụy, lá lách, đại tràng, ruột non, tá tràng, thận trái, niệu quản trái… Vì thế, bất cứ những tổn thương nào ở các cơ quan trên dù là nhỏ nhất cũng có thể biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau sườn bên trái.

Theo ghi nhận thực tế thì hầu hết chúng ta đều phải chịu ít nhất là 1 cơn đau hạ sườn trái trong đời. Cơn đau có thể diễn ra đột ngột, đau từ nhẹ tới nặng, đau liên tục, tái đi tái lại hoặc cũng có thể chỉ đau cấp tính một đợt duy nhất vài ngày.

Cơn đau được phân chia thành các dạng:

Đau cấp tính

  • Đau hình thành có các cơ quan bị va đập mạnh dẫn tới tổn thương. Bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau mạnh hơn khi chạm vào hoặc cử động mạnh. Nguyên nhân này thường gặp ở những người có công việc chân tay, lao động nặng nhọc, người vừa bị trượt ngã, tai nạn giao thông hoặc chơi các môn thể thao quá mạnh. Để biết chắc cơn đau sườn trái có phải do tổn thương dạng này không người bệnh nên đi chụp Xquang.
  • Bị các bệnh liên quan tới xương sườn như viêm sụn, gãy xương, tràn khí màng phổi. Đặc điểm của cơn đau dạng này là đau tăng khi ho, hít thở hoặc nằm sấp chèn ép thành bụng.
  • Bệnh viêm tụy cũng sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau nhói ở sườn bên trái kèm theo các triệu chứng buồn nôn và sốt.
  • Người mắc các bệnh về thận như sỏi thận, áp xe, ung thư thận cũng hay bị đau sườn trái kèm những bất thường về nước tiểu như tiểu buốt, tiểu rát, đổi màu nước tiểu.
  • Nguy hiểm nhất là bệnh nhồi máu cơ tim, triệu chứng thường gặp là đau sườn trái diễn ra đột ngột, mỗi lần đau cả tiếng đồng hồ kèm cảm giác lo âu, tức ngực, tim đập nhanh.

Đau mạn tính

Đau nhói sườn bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh mạn tính nguy hiểm
Đau nhói sườn bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh mạn tính nguy hiểm
  • Bệnh đại tràng: Thường gặp nhất là tình trạng đại tràng bị ứ hơi do táo bón hoặc cơ thể có tiền sử dị ứng, không dung nạp được lactose. Biểu hiện thường gặp là cơn đau sườn trái tăng lên khi ăn, giảm khi xì hơi hay đại tiện được. Nguyên nhân gây bệnh được xác định do chứng nhu động của phần đại tràng ở góc lách.
  • Bệnh viêm ruột: Hầu hết nguyên nhân này gặp ở đối tượng bệnh nhân trên 60 tuổi với các biểu hiện tiêu chảy, phân lẫn máu, sốt nhẹ hoặc đau bụng dưới.
  • Lách to: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh mạn tính như bạch cầu, ung thư hạch. Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhói ở sườn bên trái, ăn một chút đã thấy no bụng, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao tái nhợt do thiếu máu.
  • Các bệnh tuyến tụy: Phổ biến nhất là viêm tuyến tụy và ung thư tuyến tụy. Ngoài việc hay bị đau nhức sườn bên trái người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, hay bị ợ hơi, tiêu hóa kém, giảm cân không lý do, đau tức bụng sau bữa ăn.

Vậy đau nhói ở sườn bên trái khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau nhói ở sườn bên trái khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau nhói ở sườn bên trái khi nào cần gặp bác sĩ?

Như vậy, đau nhói ở sườn bên trái không phải là một bệnh mà nó là dấu hiệu để cảnh báo các bệnh khác, chúng ta có thể khắc phục triệu chứng này ngay tại nhà bằng một số cách sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống với thực đơn lành mạnh gồm nhiều rau, củ, quả, ăn ít thịt đỏ và giảm chất béo từ động vật.
  • Mỗi ngày uống tối thiểu 2 lít nước và nhớ, chia đều lượng nước cung cấp cho cơ thể trong ngày.
  • Dù bận rộn nhưng hãy cố dành chút thời gian cuối ngày để tập luyện vài bài tập vận động sẽ giúp tăng cường sức khỏe toàn thân và hạn chế những cơn đau.
  • Nếu hay bị đau sau mỗi bữa ăn thì bạn nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, tránh việc ăn quá nhiều một lần.
  • Không nằm ngay sau khi ăn

Nếu đã thực hiện tất cả những mẹo trên mà cơn đau vẫn không thuyên giảm thậm chí còn đăng lên hoặc kèm theo những bất thường dưới đây thì bệnh nhân nên thăm khám chuyên khoa trong thời gian sớm nhất:

  • Đau nhiều khiến bạn không thể cử động, di chuyển, đi lại thậm chí ngồi yên vẫn bị đau.
  • Đại tiện ra máu
  • Nôn ra máu
  • Sốt cao
  • Buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày
  • Sút cân nhanh trong thời gian ngắn
  • Vàng da
  • Bụng cứng và chướng lên
  • Chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu

Đau nhói ở sườn bên trái có thể là triệu chứng cấp tính chỉ cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sẽ khỏi song chúng cũng có thể là bệnh nguy hiểm tới tính mạng cần hết sức lưu ý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc có thể để lại thông tin bên dưới để được giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger