Viêm âm đạo khi mang thai: Cách nhận biết và chữa trị an toàn, “một đi không trở lại”

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Đài Trang | Lĩnh vực khám chữa: Viêm âm đạo Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm âm đạo khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên lại có rất nhiều bà mẹ còn đang thiếu quan tâm về viêm nhiễm âm đạo. Sự chủ quan coi thường bệnh này của các chị em vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về viêm phụ khoa và cách phòng ngừa.

Viêm âm đạo khi mang thai và dấu hiệu nhận biết

Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục ở phụ nữ. Nguyên nhân cơ bản nhất là do sự xâm nhập của nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn hay trùng roi. Viêm âm đạo khi mang thai là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều chị em lại không phát hiện sớm. Việc này dẫn đến bệnh chuyển biến xấu và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Viêm âm đạo khi mang thai là căn bệnh phổ biến
Viêm âm đạo khi mang thai là căn bệnh phổ biến

Triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai gần giống với rất nhiều bệnh phụ khoa thông thường khác. Vì vậy, chị em có bầu cần phải theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bản thân. Nếu bạn nhận thấy mình có các dấu hiệu sau thì cần đến bệnh viện ngay:

  • Dịch âm đạo tiết ra quá nhiều và không kiểm soát được.
  • Khí hư chuyển từ màu trắng sữa sang màu nâu hoặc xanh, có kèm theo bọt hoặc bám thành từng mảng trắng ở quần lót.
  • Khí hư có mùi tanh hôi vô cùng khó chịu.
  • Cơ thể nóng ran, thường vã mồ hôi khi ngủ.
  • Âm hộ đau rát khi quan hệ tình dục, buốt khi tiểu tiện.
  • Độ ẩm tại âm đạo tăng cao, ngứa ngáy khó chịu suốt cả ngày.
  • Niêm mạc âm đạo sưng tấy, đỏ và đôi khi xuất hiện mụn nước li ti.
  • Mẹ bầu thường buồn đi tiểu nhiều, tuy nhiên khi đi tiểu lại ra rất ít.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm âm đạo khi mang thai. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giới thiệu một vài nguyên nhân chính. Từ đó giúp các chị em dễ dàng khắc phục và tìm ra hướng điều trị thích hợp khi bị viêm nhiễm.

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm âm đạo. Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch giữa số lượng vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong âm đạo. Đây là điều kiện lý tưởng để một số sinh vật khác xâm nhập và phát triển quá mức.

Thông thường, vi khuẩn tốt (lactobacilli) trong âm đạo sẽ nhiều hơn các vi khuẩn xấu khác (anaerobes). Nếu lactobacilli ít đi và các vi khuẩn kỵ khí trở nên quá nhiều thì sẽ đảo lộn sự cân bằng. Từ đó gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn.

Vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến viêm âm đạo
Vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến viêm âm đạo
  • Nhiễm nấm men

Nấm men Candida albicans nằm trong âm đạo và thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Loại nấm này nếu chỉ có một lượng nhỏ thì không gây bệnh. Tuy nhiên nếu nó phát triển quá nhanh chóng thì sẽ dẫn đến viêm nhiễm vô cùng nguy hiểm.

  • Viêm âm đạo do Trichomonas

Loại viêm vùng kín này là một dạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Nguyên nhân là từ một loại ký sinh trùng đơn bào – Trichomonas vagis. Trichomonas lây lan trong quá trình quan hệ tình dục từ người này sang người khác.

Ở nam giới, loại ký sinh trùng này ở đường tiết niệu nhưng không gây ra triệu chứng. Ở phụ nữ, Trichomonas gây viêm nhiễm âm đạo ở dạng nặng và rất khó điều trị tận gốc. Nếu quan hệ tình dục không an toàn thì loại ký sinh trùng này có thể lây từ nam sang nữ và ngược lại.

  • Viêm âm đạo do mắc bệnh lậu

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan chóng mặt. Vi khuẩn lậu – Neisseria Gonorrhoeae có hình dạng như hạt cà phê. Nếu chị em có quan hệ tình dục không an toàn với người bị mắc bệnh lậu thì rất nguy hiểm.

Loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập trực tiếp vào âm đạo. Thời gian vi khuẩn ký sinh và phát triển sẽ có những biểu hiện đặc trưng. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

  • Mất cân bằng nội tiết tố nữ

Môi trường âm đạo bình thường luôn có độ pH nhất định. Phụ nữ đang mang thai thường tiết dịch âm đạo nhiều hơn thông thường. Lượng dịch này khiến độ pH trong âm đạo bị thay đổi, luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu bạn không chú ý và vệ sinh thường xuyên, đúng cách thì rất nguy hiểm. Đây cũng là môi trường tuyệt vời tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn, trùng roi phát triển.

  • Vệ sinh vùng kín sai cách

Không nhiều chị em nắm vững được cách vệ sinh vùng kín đúng phương pháp và khoa học. Thói quen rửa âm đạo sai cách của bạn có thể được hình thành trước khi bạn mang bầu. Đây là nguyên nhân chủ quan tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng nấm âm đạo phát triển. Khi bạn mang thai, vi khuẩn sẽ phát bệnh và cơ thể bạn sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng.

  • Sức đề kháng yếu

Khi phụ nữ mang thai, sức đề kháng giảm sút và hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Điều này đã khiến cơ thể chị em dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường sống.

Viêm âm đạo ở phụ nữ có thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các chị em khi mang bầu, cơ thể sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm. Chỉ một chút thay đổi trong cơ thể người mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vì vậy, bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống cũng như sức khỏe của em bé trong bụng.

Trong 3 tháng đầu mang thai, nếu thai phụ chẳng may bị viêm âm đạo thì sẽ rất nguy hiểm. Điều này hoàn toàn có thể dẫn tới sảy thai nếu không được kiểm soát sớm. Nguyên nhân là do các vi khuẩn xấu, nấm kí sinh và gây nhiễm trùng màng ối, khả năng bám dính vào thành tử cung của thai nhi kém đi, từ đó gây sảy thai.

Bệnh viêm âm đạo ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi
Bệnh viêm âm đạo ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi

Tình trạng viêm nhiễm âm đạo cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, ngay từ trong bụng mẹ thai nhi đã bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn thì hệ miễn dịch của trẻ sẽ vô cùng yếu. Nếu may mắn chào đời, trẻ sẽ chậm phát triển, còi xương và biếng ăn.

Nguy hiểm nhất là trong trường hợp mẹ bầu sinh thường. Trong quá trình vỡ ối, trẻ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm từ mẹ. Chính điều này khiến các em bé mắc các bệnh nguy hiểm về da và mắt.

Những triệu chứng khi mắc bệnh cũng gây nên sự khó chịu, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu. Chị em sẽ luôn ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng và không dám thổ lộ với ai. Tâm trạng tiêu cực này của mẹ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy, khi bạn nhận thấy cơ thể có một vài biểu hiện như ngứa âm đạo, khí hư xuất hiện nhiều và có mùi hôi bất thường thì đừng chủ quan nhé! Điều bạn cần làm là nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả

So với các bệnh nhân khác, mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm nên việc sử dụng thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe,… Chị em khi đang mang thai sẽ có quá trình chữa trị phức tạp và chi tiết hơn rất nhiều. Bạn cần hết sức thận trọng khi chữa viêm âm đạo trong thời điểm này, bởi nếu xảy ra bất kỳ sai sót nào cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng.

Tây y điều trị viêm âm đạo ở mẹ bầu

Triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai không quá rõ ràng. Chính vì điều này nên nhiều thai phụ bị nhầm lẫn biểu hiện của bệnh với những dấu hiệu bình thường của thai kỳ.

Do vậy, để có kết quả bệnh tình chính xác và kịp thời nhất thì chúng ta nên đến bệnh viện thăm khám. Thông thường, đối với trường hợp chị em đang mang thai, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng viên đặt phụ khoa hoặc thuốc bôi tại chỗ. Những loại thuốc này sẽ có công dụng giảm các triệu chứng của bệnh.

  • Miconazol dạng đặt âm đạo: Loại thuốc này hấp thụ kém qua da và ruột non. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sức khỏe của bản thân và thai nhi sẽ không bị gây hại. Thuốc cũng có dạng kem bôi trực tiếp tại âm đạo 2%.
  • Clotrimazole dạng đặt âm đạo: Loại thuốc này đặc biệt an toàn, thích hợp sử dụng cho trường hợp thai nhi đang ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Kem bôi âm đạo Clotrimazol loại 2% thường được bác sĩ chỉ định dùng trong khoảng 1 – 2 tuần cho phụ nữ mang thai.

Để thuốc Tây y đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên sử dụng trước khi đi ngủ. Đây là thời gian lý tưởng để thuốc phát huy tác dụng. Mẹ bầu không vận động, vì vậy các hoạt chất trong thuốc được thẩm thấu tốt hơn.

Tây y là phương pháp điều trị hiệu quả
Tây y là phương pháp điều trị hiệu quả

Bạn cần lưu ý rằng, khi mang bầu không nên sử dụng thuốc Tây đặc trị quá lâu. Nếu sau một vài ngày dùng thuốc, triệu chứng bệnh được đẩy lùi thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ngưng thuốc. Việc dùng quá nhiều thuốc Tây dược tính cao trong thời gian mang thai sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Chính vì lý do trên mà việc sử dụng thuốc viêm âm đạo khi mang thai cần hết sức thận trọng, bạn cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Mỗi ngày mẹ bầu cần quan sát các biểu hiện tại âm đạo, nếu có bất kỳ phản ứng khác thường gì thì cần báo lại ngay lập tức.

Mẹo dân gian chữa viêm âm đạo khi mang thai an toàn tại nhà

Từ xa xưa đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai bằng các thảo dược tự nhiên. Ví dụ điển hình như dùng lá trầu không, chè xanh hay tỏi. Ưu điểm của phương pháp này là chúng vô cùng an toàn, tiện lợi, dễ áp dụng và hoàn toàn không gây kích ứng đến cơ thể của cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, chị em không nên tự ý áp dụng những bài thuốc dân gian này khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia y tế. Bạn chỉ nên cân nhắc áp dụng khi bệnh ở giai đoạn mới chớm và được sự đồng ý của bác sĩ.

Mẹo chữa với lá ngải cứu: Làm thuyên giảm các cơn đau bụng kinh, tiêu viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nấm và vi trùng lan rộng.

Thực hiện:

  • Đun sôi lá ngải cứu tươi với lượng nước vừa đủ, khoảng 15 phút.
  • Sử dụng nước còn hơi nóng để xông vùng kín, nước đã nguội để rửa trực tiếp âm đạo.
  • Kiên trì sử dụng khoảng 2 – 3 lần/ tuần.

Trị viêm âm đạo khi mang thai bằng lá húng quế: Sát khuẩn, kháng viêm, tạo ra lớp bảo vệ trước sự xâm nhập của hại khuẩn.

Thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá húng quế, giã nát.
  • Đun sôi cả phần bã và nước cốt.
  • Thực hiện thoa nước cốt lên vùng kín, đợi trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Dùng khăn khô thấm đều.

Trị viêm âm đạo khi mang thai bằng Đông y

Khác với phương pháp chữa bệnh Tây y hay các biện pháp chữa bệnh có can thiệp ngoại khoa khác. Đông y điều trị bệnh hoàn toàn bằng các vị thuốc tự nhiên. Thành phần được bào chế đều là thảo dược, được phơi sấy và bảo quản sạch sẽ. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà sẽ có một liệu trình kê thuốc phù hợp để chữa bệnh hiệu quả.

Đông y là phương pháp trị bệnh không gây tác dụng phụ
Đông y là phương pháp trị bệnh không gây tác dụng phụ

Do đó, các bài thuốc Đông y tuyệt đối không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thành phần trong mỗi đơn thuốc cũng không gây tác dụng phụ và làm tổn thương niêm mạc tử cung.

Các bài thuốc Đông y vừa có khả năng tiêu diệt nấm ngứa lại vừa bồi dưỡng thai kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, nấm và cân bằng lại độ pH trong âm đạo. Một vài bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc uống từ cây trinh nữ hoàng cung.
  • Bài thuốc chữa viêm phụ khoa từ cây ích mẫu.
  • Thuốc uống từ dây ký ninh.
  • Bài thuốc Đông y kết hợp giữa khổ sâm bắc, đương quy và cây hoàng bá.

Nếu kiên trì theo đúng phác đồ điều trị, chị em có thể yên tâm đẩy lùi hoàn toàn bệnh tật hiệu quả và khả năng tái phát rất thấp. Có thể thấy, Đông y đặc biệt phù hợp với trường hợp viêm âm đạo khi mang thai.

Phòng ngừa viêm âm đạo khi mang bầu

Phòng ngừa viêm âm đạo khi mang bầu là điều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp ngăn chặn bệnh mà còn giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Phòng viêm âm đạo khi mang thai bằng cách ăn uống đủ chất
Phòng viêm âm đạo khi mang thai bằng cách ăn uống đủ chất

Cùng tìm hiểu một vài cách sau:

  • Tiến hành vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo.
  • Nên sử dụng đồ lót làm từ chất liệu cotton, thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt.
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, xà phòng dịu nhẹ, lành tính và có độ pH phù hợp.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ngọt hay sử dụng các chất kích thích. Bởi vì những thực phẩm này sẽ làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo.
  • Trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa, chị em nên tránh quan hệ vợ chồng.
  • Chị em cần có thời gian biểu sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra cũng cần luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng.

Chúng tôi vừa chia sẻ với bạn về căn bệnh viêm âm đạo khi mang thai, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa. Hy vọng những thông tin trên giúp chị em hiểu rõ phần nào về bệnh lý nguy hiểm này để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger