TỔNG QUAN VỀ BỆNH Phát ban

Phát ban là một dạng tổn thương cấp tính, xuất hiện và biến mất nhanh nhưng cũng rất dễ tái phát và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Hiểu rõ về chứng bệnh này cũng như các biện pháp để phòng ngừa và điều trị hiệu quả sẽ giúp người mắc thoát khỏi những vết phát ban kèm ngứa ngáy, khó chịu.

Phát ban là chứng bệnh gì?

Phát ban hay nổi ban đỏ ngứa, là hiện tượng trên da có những nốt mẩn ngứa xuất hiện thành từng mảng hoặc chấm đỏ. Những nốt ban này có thể xuất hiện đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Đa phần các trường hợp phát ban là tổn thương cấp tính. Chúng xuất hiện đồng loạt trên da và nhanh chóng lan rộng nhưng không gây nhiều nguy hiểm tới sức khỏe. Những vết ban có thể biến mất chỉ sau một vài ngày hoặc một tuần nhưng cũng rất dễ tái phát trở lại. Một số trường hợp phát ban mãn tính, những nốt ban đỏ có thể thay nhau xuất hiện liên tục trên da hơn 6 tuần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của người mắc.

Có nhiều dạng phát ban khác nhau, các ban xuất hiện thành chấm đỏ gọi là phát ban đỏ. Nếu trên da xuất hiện những nốt sần đỏ gọi là ban sẩn. Trường hợp hai dấu hiệu trên đều xuất hiện gọi là ban dạng dát sẩn. Một số trường hợp, sự đóng vảy, nứt da hoặc loét da, mụn nước có thể xuất hiện chung với ban.

phat-ban-tren-da-1500500

Nguyên nhân gây bệnh

Phát ban xuất hiện chủ yếu là do da bị kích ứng với một nguyên nhân nào đó, dẫn tới phản ứng giải phóng histamin từ các tế bào chuyên biệt dọc theo mạch máu của da. Một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phát ban da phổ biến như:

viem-da-tiep-xuc-gay-phat-ban500
Viêm da tiếp xúc

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hiện tượng phát ban. Những nốt ban đỏ sẽ xuất hiện khi tiếp xúc với chất lạ gây phản ứng dị ứng như: mỹ phẩm làm đẹp, bột giặt có chất tẩy rửa cao, thuốc nhuộm quần áo, mủ cao su, nhựa, chất độc từ cây sồi, dây thường xuân,...

thuoc-gay-phat-ban500
Thuốc

Sử dụng thuốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng khiến ban đỏ xuất hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp, sử dụng thuốc khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, rất dễ nổi ban đỏ khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

con-trung-can-gay-phat-ban500
Vết côn trùng cắn

Chất độc từ nọc côn trùng có thể kích thích phản ứng giải phóng histamine của cơ thể và dẫn tới nổi ban đỏ xung quanh vết cắn kèm theo ngứa ngáy khó chịu.

viem-da-di-ung-gay-phat-ban500
Viêm da dị ứng

Ở những người thường xuyên bị dị ứng với mạt bụi, lông động vật, phấn hoa,... ban đỏ có thể xuất hiện trên da kèm theo ngứa ngáy khó chịu cùng với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi,...

viem-da-tiet-ba-gay-me-day500
Viêm da tiết bã

Những ban đỏ xuất hiện kèm theo hiện tượng đóng vảy và bong tróc da đầu. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở da đầu nhưng cũng có thể xảy ra ở tai, miệng hoặc mũi.

phat-ban-do-vay-nen500
Vảy nến

Trong bệnh vảy nến, phát ban đỏ hình thành dọc ở da đầu, khuỷu tay và khớp. Không chỉ gây ngứa ngáy, vảy nến còn khiến bệnh nhân bị đau, đặc biệt là khi da bị nứt để lộ vết thương hở và rò rỉ dịch viêm.

Đối tượng dễ mắc

Tình trạng phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng một số người có nguy cơ mắc ban đỏ cao hơn bình thường đó là:

  • Trong gia đình có người thân dễ bị kích ứng (cha mẹ, anh chị)
  • Trẻ em sức đề kháng yếu, dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn hoặc dị ứng.
  • Người có tiền sử bị vảy nến, viêm da tiết bã,... rất dễ bị tái phát bệnh trở lại.

Triệu chứng phát ban

Phát ban là tình trạng rất dễ nhận biết với những dấu hiệu như:

  • Các nốt ban có màu hồng hoặc đỏ xuất hiện trên da, có thể kèm theo những mảng mẩn ngứa không đều hoặc mụn nước.
  • Trong một thời gian ngắn, vết ban nhỏ bắt đầu lan rộng ra xung quanh, sang các bộ phận khác gây ngứa ngáy hoặc đau rát.
  • Xuất hiện mụn nhỏ, tăng sừng hoặc tróc vảy.
  • Phát ban không đi kèm sốt (phân biệt rõ rệt với trường hợp bị sốt phát ban do virus tấn công)

Biến chứng nguy hiểm

Thông thường, phát ban không kèm sốt có thể tự thuyên giảm sau một vài giờ và ít gây nguy hiểm. Nhưng cũng không nên chủ quan khi mắc phải tình trạng này. Bởi chỉ cần những triệu chứng phát ban lan rộng, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

bien-chung-nhiem-trung-da500
Nhiễm trùng

Khi quá ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh có thể sẽ gãi đến mức xước da. Vết thương hở chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn, nếu những vi khuẩn này di chuyển vào máu có thể gây nhiễm trùng huyết với những phản ứng hết sức nặng nề.

bien-chung-day-sung-nut-ne500
Tổn thương thứ phát trên da

Những vết ban có thể lan rộng khắp cơ thể, làm những cơn ngứa gia tăng, càng gãi càng ngứa. Kết quả, hình thành những tổn thương thứ phát như viêm loét, nứt nẻ, dày sừng,... khiến họ cảm thấy ngứa ngáy và đau đớn,...

bien-chung-soc-phan-ve500
Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là biến chứng phát ban nguy hiểm nhất. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể đột ngột phản ứng với những tác nhân gây dị ứng quá mức. Nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời, sốc phản vệ có thể gây trụy tim mạch, truỵ hô hấp và thậm chí là tử vong.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác về tình trạng phát ban, các bác sĩ sẽ dựa trên những kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng

Phương pháp thăm khám lâm sàng về cơ bản đã giúp bác sĩ chẩn đoán xem liệu vấn đề bệnh nhân gặp phải có phải là phát ban hay không:

  • Đánh giá những tổn thương trên da, mức độ phủ của ban đỏ, và các dấu hiệu như mụn nước, bờ của mảng ban đỏ… Về cơ bản, các bác sĩ da liễu lâu năm có thể thông qua những dấu hiệu này để chẩn đoán sơ bộ xem người đó mắc viêm da tiếp xúc, dị ứng, viêm da tiết bã hay do côn trùng cắn,...
  • Khai thác tiền sử sử dụng thuốc, tiếp xúc với thực phẩm, đồ ăn,... thời điểm xảy ra phản ứng thì tiếp xúc với những đồ vật gì, có tiếp xúc với côn trùng nào hay không,...

Chẩn đoán cận lâm sàng

Những xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi không mang lại nhiều giá trị chẩn đoán về phát ban. Tuy nhiên, sinh thiết da tổn thương vẫn thường được chỉ định thực hiện để xác định rõ hơn nguyên nhân gây bệnh.

Trong giai đoạn đầu phương pháp sinh thiết da chưa chắc đã đem lại hiệu quả chính xác, do vậy, phải thực hiện sinh thiết lại nhiều lần.

Phương pháp điều trị

Hiện nay, chứng phát ban trên da có thể điều trị bằng phương pháp tây y, dùng mẹo dân gian hoặc đông y.

Phương pháp tây y

Những vết mẩn đỏ và nốt ban cùng tình trạng ngứa ngáy sẽ nhanh chóng được giải quyết khi bác sĩ chỉ định các loại thuốc tây y như:

  • Thuốc kháng histamine giúp ức chế cơ thể tiết histamin gây phát ban, ngứa ngáy: Clorpheniramin, Cetirizin,...
  • Thuốc corticoid giúp kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng phát ban, ngứa ngáy: Fluocinolone, Triamcinolone, Hydrocortisone,...
  • Thuốc bôi ngoài giúp làm dịu da, giảm ngứa: Phenergan, Eumovate,...

Tuy nhiên, những thuốc tây y chỉ giải quyết được triệu chứng mà không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng phát ban có thể quay trở lại.

Việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài cũng rất dễ gặp phải tác dụng phụ như đau dạ dày, nhờn thuốc,... Do đó, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây cho tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe

Dùng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian được áp dụng để tiêu trừ phát ban trên da như:

  • Lá khế có tính lạnh, vị chát, đem lại hiệu quả tốt trong điều trị thải độc, lợi tiểu, cải thiện tình trạng ban đỏ, ung nhọt,... Cách dùng đơn giản, chỉ cần rửa sạch, vò nát khoảng 200g lá khế rồi đem nấu với khoảng 2l nước. Sau khi sôi, để nguội và lấy nước tắm.
  • Lá ngải cứu: Trong đông y, lá ngải cứu có hiệu quả tốt trong điều trị phát ban, mề đay, mẩn ngứa, làm dịu vết thương trên da. Để sử dụng, đun sôi lá ngải cứu với khoảng 2l nước, sau đó chắt lấy nước pha tắm.
  • Lá trà xanh tươi: Từ lâu, trà xanh được biết đến với hiệu quả chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tăng đào thải độc tố trên da và giúp vết thương mau lành. Người mắc có thể sử dụng lá trà tươi đã rửa sạch bằng nước muối, vò nát và hãm với nước đun sôi. Sau đó, pha loãng nước cốt với một chút muối để tắm.

Tuy nhiên, những biện pháp này cũng chỉ giảm ngứa tạm thời, đỡ được một thời gian ngắn là các nốt ban lại quay trở lại và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Sử dụng lá trà xanh chỉ giúp giảm phát ban tạm thời

Thuốc Đông y

Khác với tây y và các mẹo dân gian, những phương thuốc đông y tập trung vào giải quyết căn nguyên vấn đề dẫn tới tình trạng phát ban, điều trị bệnh triệt để ngăn ngừa tái phát

Nổi bật trong các phương thuốc cổ truyền điều trị phát ban, mẩn ngứa còn được lưu truyền và sử dụng đến hiện nay đó chính là bài thuốc điều trị phát ban 150 năm tuổi của Đỗ Minh Đường.

Trải qua 3 thập kỷ, đã giúp hàng trăm người tạm biệt tình trạng phát ban, nổi mẩn, ngứa ngáy. Hiệu quả của bài thuốc cũng đã được người dùng kiểm chứng.

Là một dancer, Tiến Phú suýt phải bỏ nghề khi phát ban xuất hiện đầy trên da gây ngứa ngáy, khó chịu. Dùng thuốc tây nhưng không đỡ, những tưởng phải chung sống với căn bệnh cả đời, rất may Phú đã tìm đến Đỗ Minh Đường và sử dụng bài thuốc chuyên trị phát ban gia truyền. Sau hơn 2 tháng, tình trạng phát ban, mẩn ngứa được tiêu trừ gần như hoàn toàn:

[FEEDBACK] Hot Dancer chữa khỏi dị ứng thời tiết lạnh sau 3 tháng dùng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc nam gia truyền trị phát ban của Đỗ Minh Đường là sự tổng hoà 3 phương thuốc nhỏ trong cùng một liệu trình theo cơ chế SONG TIÊU - ĐỒNG DƯỠNG:

  • Thuốc điều trị bệnh: Thẩm thấu vào bên trong cơ thể, tác động đến từng ngõ ngách để đẩy lùi tà khí, độc tố ra khỏi cơ thể, trị dứt điểm bệnh.
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết: Bồi bổ cơ thể, mát gan, tăng cường chức năng gan
  • Thuốc bổ thận giải độc: Tiêu viêm, giải độc, đào thải độc tố, tăng cường chức năng tạng thận.

Tuỳ theo tình trạng bệnh và thể chất của người bệnh mà lương y nhà thuốc sẽ đưa ra LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HOÁ riêng biệt. Theo đó, thời gian điều trị cũng có sự thay đổi:

  • Trường hợp nhẹ: Sử dụng thuốc khoảng 2-3 liệu trình có thể đào thải triệt để độc tố trong cơ thể, ngăn bệnh tái phát.
  • Trường hợp nặng, bệnh mãn tính tái phát nhiều lần: Thời gian điều trị kéo dài 3-4 tháng. Tuỳ thuộc vào thể trạng bệnh nhân mà thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.

Lương y Đỗ Minh Tuấn - Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết:Để bài thuốc nam trị phát ban của Đỗ Minh Đường phát huy tốt hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc. Bài thuốc nam của chúng tôi tác động theo cơ chế điều trị tận gốc song song với tiêu trừ các triệu chứng lại nâng cao sức đề kháng nên cần thời gian điều trị kéo dài. Do vậy, bài thuốc phát huy công dụng chậm mà chắc, nên người bệnh cần kiên trì sử dụng”.

Điểm đặc biệt trong bài thuốc nam gia truyền trị phát ban của Đỗ Minh đó là nguồn dược liệu sạch, hữu cơ, đảm bảo chất lượng được nhà thuốc trồng và thu hái. Không lẫn tân dược, dược liệu bẩn hay thuốc bảo vệ thực vật, bài thuốc an toàn với sức khỏe người dùng, đặc biệt là những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ em, người có sức đề kháng yếu.

Để xây dựng nên bài thuốc, các lương y tại Đỗ Minh Đường cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chọn lọc hơn 50 loại thảo dược theo tính vị để phối hợp hài hoà đem lại hiệu quả tối ưu. Trong đó, có không ít dược liệu quý, có tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chống oxy hoá tốt như: Cà gai leo, diệp hạ châu, bồ công anh, xích đồng đỏ, sài hồ nam, hoàng kỳ, bách bộ,....

Thành phần bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Được Sở Y tế cấp phép hoạt động, hiện nay, nhà thuốc Đỗ Minh Đường là địa chỉ thăm khám phát ban, mẩn ngứa bằng y học cổ truyền được nhiều người tin tưởng sử dụng. Không ngừng tối ưu cho khách hàng, nhà thuốc chủ động bào chế thuốc thành dạng cao thuốc tiện dùng, tiết kiệm thời gian, công sức và thuận tiện mang theo.

Phòng tránh và lưu ý

Nếu sở hữu cơ địa dễ bị kích ứng, bạn nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh phát ban xuất hiện hoặc nếu đang bị phát ban cũng giúp tình trạng này nhanh khỏi:

  • Ưu tiên sử dụng sữa rửa mặt, xà bông… nhẹ, ít kích ứng.
  • Dùng nước ấm, mát thay vì nước nóng hoặc lạnh để tắm rửa và gội đầu.
  • Tránh gãi gây trầy xước khiến ban lan rộng và có thể dẫn tới nhiễm trùng. Nên để cho các nốt ban tự lặn dần
  • Giữ cho vùng nổi ban đỏ thông thoáng bằng cách mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt vào mùa hè, giữ ấm cơ thể vừa phải vào mùa đông, tránh quần áo bó sát.
  • Sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng da quen thuộc, thường dùng không gây kích ứng da.
  • Dùng kem dưỡng ẩm không mùi để làm dịu da, giúp cấp ẩm kịp thời.
  • Gội đầu với dầu gội trị liệu phù hợp thường bán tại các nhà thuốc và được bác sĩ kê đơn.

Phát ban mặc dù không gây nhiều nguy hiểm tới sức khoẻ nhưng lại có thể khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn bởi ngứa ngáy, khó chịu. Mất ăn mất ngủ, da nổi mẩn thậm chí nhiều người phát ban toàn thân ảnh hưởng tiêu cực đến mặt thẩm mỹ khiến bạn tự ti, ngại ngùng. Do đó, nếu bắt gặp những triệu chứng của phát ban mà không thuyên giảm, hãy tới ngay những đơn vị khám chữa bệnh uy tín để được các bác sĩ, lương y thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách!

Trong trường hợp phát ban, dị ứng lặp lại thường xuyên kéo dài, đã dùng đủ loại thuốc tây không đỡ, hãy liên hệ với đội ngũ y bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn miễn phí. Bài thuốc chữa Phát ban, dị ứng Đỗ Minh đã chứng minh hiệu quả sau hơn 150 năm ứng dụng.

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger