Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Là Gì Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh được xem là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa. Bệnh gây ra cho cơ thể những triệu chứng bất thường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nhận biết sớm những triệu chứng là cách tốt nhất để có hướng điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có thuật ngữ tiếng Anh là Weather allergic rhinitis. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là tình trạng lớp niêm mạc ở thành mũi tiếp xúc với các dị nguyên và bị kích ứng. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là những tác nhân môi trường này liên quan đến yếu tố nhiệt độ thấp và thời tiết thay đổi thất thường. Khi đó, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng histamin để chống lại các yếu tố dị nguyên này. Từ đó gây ra các triệu chứng điển hình như hắt hơi, sổ mũi.

Đây đều là những phản ứng bình thường của vùng mũi để loại bỏ các dị nguyên ra khỏi vùng niêm mạc. Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường đột ngột giảm thấp. Lúc này, cơ thể không kịp điều chỉnh để thích ứng với thời tiết và gây nên tình trạng viêm mũi.

Hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến, dễ mắc bệnh lý này phải đặc biệt kể đến trẻ em và phụ nữ mang thai. Đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu và sức đề kháng bị suy giảm nghiêm trọng.

Bệnh lý này phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh. Chỉ khi bạn hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh thì mới có hướng điều trị khoa học và hiệu quả được.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiết lạnh

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng do thời tiết lạnh. Tuy nhiên, yếu tố hàng đầu phải khẳng định đó chính là thời tiết và tất cả các tác nhân liên quan đến nhiệt độ môi trường giảm đột ngột.

Sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh, đặc biệt là ở trẻ em
Sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh, đặc biệt là ở trẻ em

Ngoài ra, các yếu tố bên trong cơ thể liên quan đến cơ địa cũng khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Cụ thể là:

  • Cơ địa dễ bị kích ứng: Người bệnh có cơ địa nhạy cảm, dễ bị phản ứng yếu tố thời tiết. Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng, điều chỉnh và dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng.
  • Các yếu tố dị nguyên: Đây được xem là nguyên nhân ít xuất hiện hơn. Những yếu tố dị nguyên gây kích ứng niêm mạc mũi luôn tồn tại xung quanh môi trường sống. Sau khi tiếp xúc với vùng tai – mũi – họng và kết hợp với nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh xuất hiện ngay khi cơ thể sản sinh ra kháng histamin. Đây là phản ứng tự nhiên để chống lại các tác nhân dị nguyên. Cũng giống như các bệnh viêm mũi dị ứng khác như bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng xuất tiết,…dị ứng do thời tiết lạnh cũng sẽ có một số tình trạng điển hình như:

  • Ngứa mũi: Đây là triệu chứng đầu tiên và mới chớm của bệnh. Bạn sẽ cảm thấy hai bên hốc mũi có dấu hiệu ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài, lan xuống họng và lên vùng mắt nếu bệnh không được điều trị kịp thời.
  • Hắt hơi: Người bệnh sau khi bị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có thể bị hắt hơi. Tình trạng này có thể kéo dài liên tục rất khó kiểm soát. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống.
  • Chảy nước mũi: Hầu hết các trường hợp người bệnh bị dị ứng đều chảy nước mũi. Tùy vào tình trạng nghiêm trọng mà nước mũi có thể loãng hoặc đặc. Thậm chí, có nhiều trường hợp mũi tiết nhiều dịch và có màu xanh nhạt. Bạn có thể dựa vào biểu hiện nay để có hướng điều trị kịp thời.
  • Tắc nghẹt mũi: Khi niêm mạc mũi bị kích ứng, cơ thể sinh ra phản ứng tiết dịch. Tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện triệu chứng nghẹt. Bạn có thể bị tắc một bên mũi hoặc cả hai bên.

Các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh thường kéo dài từ 7 – 15 ngày và hoàn toàn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện biến chứng bệnh viêm kết mạc, dị ứng đường hô hấp hoặc hen phế quản,…

Với những trường hợp nghiêm trọng này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tối đa tránh các biến chứng nguy hiểm.

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

Viêm mũi dị ứng có thời tiết lạnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, ăn uống và chất lượng công việc hàng ngày của người bệnh.

Đặc biệt, với các trường hợp bị dị ứng nặng, bệnh đã ở giai đoạn mãn tính thì nguy cơ tái phát rất cao. Bệnh khó có thể điều trị triệt để và mỗi năm vào giai đoạn giao mùa, những triệu chứng lại xuất hiện.

Nếu không khống chế và chữa bệnh kịp thời, viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có thể gây ra những bệnh lý về tai – mũi – họng khác. Có thể kể đến như viêm đường hô hấp, viêm xoang, hen suyễn, polyp mũi, viêm kết mạc hay viêm phế quản,…

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh
Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh

Do đó, để ngăn ngừa những biến chứng khó lường của bệnh, bạn cần tìm hướng điều trị hiệu quả. Chủ động khám và điều trị viêm mũi dị ứng ngay từ giai đoạn đầu sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe người bệnh. Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất đó là điều trị bằng thuốc tây y, sử dụng các bài thuốc đông y và áp dụng mẹo dân gian tại nhà.

Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng, mức độ viêm nhiễm và tình trạng bệnh khác nhau. Bạn nên đi khám để được tư vấn xử lý viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Điều trị bệnh bằng thuốc tây

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh bằng thuốc tây là cách phổ biến hiện nay. Nhiều người bệnh cho biết, đây là cách tốt nhất để giảm nhanh những triệu chứng khó chịu như hắt xì, chảy nước mũi hay ngứa mũi,…

Các nhóm thuốc đặc trị thường dùng có dạng viên uống, rửa vệ sinh mũi và dạng xịt. Nếu trường hợp bệnh kéo dài hoặc ở giai đoạn mãn tính, có triệu chứng sốc phản vệ thì bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêm.

Thuốc tây là phương pháp chữa bệnh tại chỗ hiệu quả được nhiều người tin dùng
Thuốc tây là phương pháp chữa bệnh tại chỗ hiệu quả được nhiều người tin dùng

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc phù hợp với từng đối tượng. Bạn có thể tham khảo một vài sản phẩm thuốc tây y như sau:

  • Thuốc kháng histamin: Đây được xem là dòng sản phẩm phổ biến nhất và được chỉ định sử dụng trong tất cả các trường hợp cơ thể dị ứng. Thuốc có tác dụng kìm hãm cơ thể tiết histamin kháng dị nguyên. Từ đó giảm bớt các triệu chứng kích ứng như ngứa mũi, tiết dịch hoặc tắc nghẽn mũi,…
  • Thuốc nhỏ mũi: Thuốc nhỏ mũi cũng được nhiều người áp dụng tại nhà. Các sản phẩm này được chỉ định trong điều trị triệu chứng dị ứng tại chỗ. Từ đó giúp người bệnh giảm tối đa tình trạng khó chịu do thời tiết gây ra.
  • Thuốc Corticoid: Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng dị ứng cấp tính và nghiêm trọng. Liều lượng bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Các nhóm thuốc tây điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có tác dụng giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì một số sản phẩm có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ trước khi sử dụng kháng sinh cũng cần hết sức lưu ý.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh tại nhà

Chữa bệnh bằng các nguyên liệu dân gian tại nhà được truyền lại từ xa xưa đến nay. Có thể thấy rằng, những mẹo nhỏ này nếu biết sử dụng đúng cách có thể cho hiệu quả tốt và an toàn.

Các nguyên liệu tự nhiên cũng giúp khắc phục những triệu chứng của viêm mũi dị ứng rất tốt
Các nguyên liệu tự nhiên cũng giúp khắc phục những triệu chứng của viêm mũi dị ứng rất tốt

Đặc biệt, các nguyên liệu tự nhiên này không gây ra tác dụng phụ với sức khỏe. Bà bầu và trẻ nhỏ đều có thể áp dụng tại nhà. Có nhiều mẹo chữa dân gian mà bạn có thể tham khảo như:

  • Chữa bệnh bằng nước bạc hà: Bạc hà tươi có khả năng loại bỏ vi khuẩn và làm sạch viêm mạc. Người bệnh chỉ cần sử dụng dung dịch bạc hà để làm sạch hai bên mũi là được. Nên thực hiện liên tục 2 lần/ngày để giúp thuyên giảm triệu chứng tốt nhất.
  • Tỏi chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả: Tỏi được biết đến là nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp và có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Khi bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, bạn có thể sử dụng nước ép tỏi tươi nhỏ trực tiếp vào mũi hoặc kết hợp với mật ong. Mẹo nhỏ này giúp niêm mạc mũi giảm tiết dịch.
  • Gừng tươi dùng cho mùa đông: Gừng tươi có tác dụng giữ ấm và tăng cường sức đề kháng rất tốt. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể nhai trực tiếp gừng tươi hoặc thường xuyên uống trà gừng cũng có thể giảm các triệu chứng ngứa rát, đau cổ họng rất tốt.

Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian chữa bệnh tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là hướng điều trị phù hợp với những trường hợp bệnh mới chớm và ở giai đoạn đầu mà thôi. Trường hợp bạn bị dị ứng có triệu chứng cấp tính nặng, bệnh kéo dài, tái phát thường xuyên thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa bệnh bằng bài thuốc đông y

Đông y cho rằng, viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh do cả yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Đây là tình trạng phế khí hoặc nguyên khí bị suy yếu. Từ đó dẫn đến tình trạng các phong tà độc bên ngoài môi trường xâm nhập và phát sinh các bệnh về tai – mũi – họng.

Đông y có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh
Đông y có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh

Cũng theo Đông y, viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh là bệnh liên quan đến thận và tỳ. Tỳ khí và thận bị suy hư sẽ khiến cho dịch nhầy ngưng tụ, chảy nước mũi và các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu xuất hiện. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần tập trung bổ trợ, tăng cường chức năng của các tạng tỳ, thận và phế giúp cải thiện sức khỏe.

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị 12g rễ đinh lăng, 12g đậu ván sao, 12g ké đầu ngựa,12g đẳng sâm, 12g kinh giới, 8g bạc hà, 8g bạch chỉ mỗi vị 2g ý dĩ sao và 6g ngũ vị tử.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào sắc với 800ml nước, tiến hành đun đến khi còn khoảng một nửa thì chia làm 2 phần uống trong ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị 12g cúc tần, 12g diếp cá, 10g bồ công anh, 10g bạc hà, 10g ké đầu ngựa, 8g mã đề, 6g kinh giới, 5g cam thảo 5g và 4g kim ngân hoa.
  • Làm sạch tất cả các nguyên liệu trên, cho vào sắc cùng 1 lít nước.
  • Đun đến khi còn khoảng 3 – 4 bát nước thì tắt bếp, chia thành nhiều phần uống trong ngày.

Các bài thuốc đông y được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên nên đảm bảo an toàn và lành tính. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để chữa bệnh hiệu quả, kể cả trẻ em hoặc phụ nữ có thai. Các bài thuốc trên không chỉ giúp đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết mà còn nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể rất tốt.

Lưu ý trong chăm sóc và phòng tránh viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh không phải là bệnh lý nguy hiểm. Do đó bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị nhất định. Tuy nhiên, phòng bệnh còn hiệu quả hơn chữa bệnh. Bạn cũng cần lưu ý trong vấn đề chăm sóc cơ thể hàng ngày. Từ đó có những biện pháp phòng tránh bệnh để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo một vài lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết bắt đầu giao mùa, chuyển lạnh và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Đặc biệt chú ý phần tai – mũi – họng.
  • Không sử dụng nước đá cũng như các thực phẩm lạnh vào mùa đông. Nếu bạn sử dụng quá nhiều có thể gây nên tình trạng kích ứng không tốt cho cơ thể.
  • Nếu có cơ địa nhạy cảm, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh khu vực mình sinh sống. Mùa đông cần đóng kín cửa để tránh gió lùa.
  • Hẹn chế tiếp xúc với khói, bụi bẩn và môi trường ô nhiễm. Bà bầu và trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý đeo khẩu trang y tế khi ra đường.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và mũi họng, răng miệng luôn được sạch sẽ. Đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để loại bỏ những vi khuẩn và tác nhân nội sinh gây bệnh.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng các loại chất kích thích và thực phẩm có thể gây dị ứng.
  • Cần tiến hành chữa bệnh đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tiến hành điều trị tại nhà.
  • Cần thăm khám tại các địa chỉ y tế lớn, uy tín và bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao.

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh được xem là bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Để ngăn ngừa và kiểm soát tốt nhất tình trạng trên, ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động khi khám và điều trị sớm. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, khi bị viêm mũi dị ứng thì cần điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger