Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Không Thể Coi Thường

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là bệnh khiến cho nhiều cha mẹ phải lo lắng. Bởi sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này không cao, vì thế có thể gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về đặc điểm và cách điều trị bệnh hợp lý nhất ở độ tuổi này để bố mẹ có thể phòng ngừa tốt nhất cho trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều hậu quả cho bệnh nhi
Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều hậu quả cho bệnh nhi

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm ở mũi do các nguyên nhân cơ địa, thời tiết, môi trường,… xảy ra ở trẻ Đây là độ tuổi ít gặp bệnh viêm mũi dị ứng vì đa số trẻ trong giai đoạn này đều được bảo vệ và chăm sóc tốt từ cha mẹ. Tuy nhiên, vì các lý do nào đó mà trẻ nhiễm bệnh sẽ gây ra những hậu quả khó lường trước được.

Theo các chuyên gia chuyên khoa nhi thì viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh thường gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Ở độ tuổi này, cơ thể bé rất yếu, sức đề kháng được bổ sung chủ yếu từ sữa mẹ. Nếu mẹ không có hoặc không đủ sữa cung cấp thì trẻ dễ bị nhiễm các bệnh, đặc biệt là ở đường hô hấp.
  • Môi trường khô lạnh là nguyên nhân lớn gây ra viêm mũi dị ứng không chỉ ở trẻ em mà còn cả người lớn. Vì thế, việc giữ ấm đường tai, mũi, họng cho trẻ là việc các cha mẹ phải làm.
  • Cơ địa dị ứng cũng là nguyên nhân gây bệnh này ở trẻ sơ sinh. Đây là yếu tố có liên quan đến di truyền từ cha mẹ sang con và là nguyên nhân không thể phòng tránh được.

Nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm những yếu tố có thể phòng tránh, cha mẹ nên chú ý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. Bên cạnh đó là những yếu tố không thể phòng tránh được vì các yếu tố cơ địa có thể di truyền qua bộ gen của cha mẹ.

Triệu chứng thường xuất hiện trong bệnh là gì?

Các triệu chứng xảy ra ở lứa tuổi này rất khó để cha mẹ phát hiện ra. Có thể trẻ xuất hiện triệu chứng quấy khóc đầu tiên nhưng cha mẹ coi như đó là do trẻ còn yếu, hay khóc hoặc là khóc dạ đề,… Chính vì thế, cha mẹ nên quan tâm những biểu hiện dù là nhỏ nhất của trẻ, để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh nhi viêm mũi dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Chảy dịch mũi: Dịch mũi thường trắng, có các dạng đặc hoặc lỏng, trường hợp bệnh nhi xuất hiện dịch mũi vàng, xanh, hôi thì đó là biểu hiện của việc bội nhiễm vi khuẩn.
  • Quấy khóc, bỏ bú: Trẻ sơ sinh khi bị bệnh sẽ gây ra đau, khó chịu, ngạt mũi,… tuy nhiên các trẻ không thể kêu hay nói ra như trẻ lớn mà biểu hiện thường thấy nhất ra bên ngoài đó là quấy khóc nhiều, bỏ bú,…
  • Thở khò khè: Triệu chứng này thường xuyên xuất hiện trong bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh. Đây là triệu chứng xuất hiện khi trẻ bị ngạt mũi hoặc chảy quá nhiều dịch mũi, làm ảnh hưởng đến đường thông khí ở trẻ.
  • Nôn, trớ sữa: Nôn trớ cũng là triệu chứng xuất hiện nhiều ở lứa tuổi này khi trẻ bị bệnh. Triệu chứng này xuất hiện do trẻ khó chịu trong người, trẻ không hấp thụ được và sữa sẽ bị đào thải ra bên ngoài.
Quấy khóc là triệu chứng thường gặp trong viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Quấy khóc là triệu chứng thường gặp trong viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Do đặc điểm độ tuổi còn rất bé, bệnh nhi không thể nói hay biểu đạt chính xác tất cả các triệu chứng mà mình gặp phải nên các bậc cha mẹ nên quan sát kĩ các triệu chứng mà bé biểu lộ ra bên ngoài để phát hiện bệnh nhanh nhất.

Các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ khi mắc bệnh

Ở người lớn, các biến chứng thường xuất hiện muộn do cơ thể hoàn thiện chức năng và sức đề kháng. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, thể trạng bé rất yếu vì thế, các biến chứng xuất hiện từ rất sớm. Có rất nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng mà bệnh nhi có thể gặp phải, gây ảnh hưởng đến cả bé và gia đình, cụ thể như sau: 

  • Suy dinh dưỡng: Bất cứ 1 bệnh nào xuất hiện trong quá trình này đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến thể trạng và làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Viêm họng, viêm phổi: Biến chứng đường hô hấp là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng thường xuất hiện là sốt cao ho, có nhiều đờm ở cổ họng,… Nếu biến chứng tiến triển nặng có thể gây ra suy hô hấp hoặc co giật.
  • Viêm tai giữa: Tai mũi họng có quan hệ qua lại mật thiết với nhau bằng các đường thông. Khi trẻ viêm mũi dị ứng có bội nhiễm vi khuẩn, tác nhân này có thể sẽ tấn công đến tai gây ra viêm nhiễm tại đây. Triệu chứng có thể gặp trong trường hợp này ra sốt cao, tai chảy dịch mủ vàng, hôi,…
  • Viêm các tổ chứng xung quanh mắt: Vi khuẩn bội nhiễm cũng có thể xâm nhập vào vùng mắt và gây ra viêm các tổ chức tại đây. Nếu không phát hiện kịp thời, trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng đến thị lực.

Đây là các biến chứng có thể gặp ở bệnh nhi viêm mũi dị ứng. Để bệnh không gây hại đến sức khỏe của bé thì cha mẹ nên chữa trị bệnh nhanh chóng, không để các biến chứng xảy ra.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh điều trị sao cho hiệu quả

Như trên đã đề cập, điều trị bệnh ở lứa tuổi này có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện và chữa bệnh sớm hay muộn. Ở độ tuổi này, bệnh nhi không thể sử dụng các biện pháp mổ vì thể trạng còn quá yếu. Gia đình có thể sử dụng điều trị bằng thuốc Tây y hoặc dùng mẹo tại nhà để chữa bệnh.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Các loại thuốc Tây y điều trị bệnh bao gồm các nhóm thuốc kháng sinh, chống dị ứng, hạ sốt giảm đau,…

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng khi trẻ xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Các dòng kháng sinh được sử dụng cho bệnh nhi là Augmentin và Amoxicillin,… 
  • Thuốc chống dị ứng: Các dòng thuốc dị ứng là thuốc điều trị chính trong bệnh này. Thuốc chống dị ứng có tác dụng chính là điều trị các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài và cả bên trong cơ thể.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau: Thuốc được dùng khi trẻ xuất hiện sốt cao trên 38 độ 5. Bệnh nhi có thể dùng thuốc 1 ngày nhiều lần, mỗi lần cách nhau ít nhất là 4 tiếng để tránh những tác dụng phụ không đáng có. Trường hợp bé sốt nhẹ thì người nhà nên dùng khăn ấm chườm nhẹ vào các vùng kín như nách, bẹn hoặc cổ gáy.

Đối với trẻ sơ sinh, việc dùng thuốc tây y điều trị cần cẩn trọng về cả liều lượng và thời gian. Đặc biệt, thuốc tây thường đi kèm tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng,…… vậy nên các bậc cha mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Thuốc Đông y điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Thuốc Đông y cũng là 1 cách an toàn để điều trị bệnh cho trẻ ở lứa tuổi rất nhỏ này. Một số vị thuốc Đông y điều trị triệu chứng bệnh cho trẻ thường dùng như sau:

  • Thuốc chống viêm, chống dị ứng: tân di, ké đầu ngựa.
  • Thuốc giải nhiệt, hạ sốt: mạch môn, đan sâm, cỏ ngọt, tang diệp, lá tre, kim ngân hoa, đan bì
  • Thuốc trừ đàm: trần bì, bán hạ, xạ can, bách bộ.
  • Thuốc trị ho: hạnh nhân, cát cánh, tang bạch bì, tử uyển, tiền hồ.
  • Thuốc ôn ấm cơ thể: nhục quế, đỗ trọng, cẩu tích, cốt toái.
  • Thuốc giải biểu: ma hoàng, quế chi, kinh giới, lá lốt.
Thuốc Tây điều trị bệnh hiệu quả
Thuốc Tây điều trị bệnh hiệu quả

Cơ thể trẻ sơ sinh rất khó hấp thụ nhiều loại thuốc chính vì thế, mỗi lần sử dụng, trẻ nên dùng độc vị hoặc 1 vài vị thuốc chứ không nên dùng quá nhiều vị. Các vị thuốc phải được phối hợp cẩn thận và được kê từ những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề thì mới tin tưởng được

Mẹo dân gian tại nhà điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Các mẹo dân gian tại nhà đôi khi có thể mang lại hiệu quả bất ngờ, cha mẹ cũng nên thử các phương pháp này và áp dụng cho bé. Ngoài ra, dùng mẹo tại nhà rất an toàn và không có nhiều tác dụng phụ. Một số phương pháp dùng mẹo tại nhà điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Sử dụng nước muối điều trị triệu chứng bệnh

Từ xưa đến nay, nước muối được dùng trong việc tẩy trùng, điều trị các nhiễm khuẩn hiệu quả. Trong viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên sử dụng nước muối để rửa mũi cho trẻ bằng cách nhỏ trực tiếp nước muối vào mũi.

  • Sử dụng gấc trị viêm mũi dị ứng

Gấc có tính kháng khuẩn kháng viêm cao, được dùng để trị đau nhức xương khớp, viêm khớp,… Gấc còn được dùng để trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh cũng rất hiệu quả. Người nhà có thể ngâm rượu gấc sau đó dùng bông thấm và xoa nhẹ lên vùng mũi cho trẻ. Hoạt chất sẽ thấm sâu vào bên trong giúp thông mũi, diệt khuẩn hiệu quả.

  • Cây giao điều trị bệnh hiệu quả

Cũng giống như gấc, cây giao giúp kháng viêm, đào thải dịch mũi rất hiệu quả. Cha mẹ có thể đun cây giao lên, xông trực tiếp vào mũi trẻ để điều trị triệu chứng mà bệnh gây ra.

Điều trị bệnh bằng cây giao có thể mang lại hiệu quả bất ngờ
Điều trị bệnh bằng cây giao có thể mang lại hiệu quả bất ngờ

Các phương pháp dùng mẹo trên đều áp dụng những cách rất an toàn với trẻ, không uống, không ăn mà chỉ điều trị qua đường niêm mạc. Điều này có thể giúp giảm thiểu những tác dụng phụ không đáng có gây ra cho trẻ.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận những phương pháp chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian kể trên chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải phương pháp điều trị chính, mọi người nên chú ý điều này. Cha mẹ vẫn phải dùng thuốc theo đơn đã kê từ các chuyên gia, bác sĩ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là 1 bệnh có tỷ lệ xảy ra thấp nhưng lại gây ra nhiều hậu quả khó lường. Các bậc cha mẹ phải thực sự quan tâm và có chế độ bảo vệ đường hô hấp hiệu quả cho trẻ để tránh những tác hại không đáng có xảy ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger