Bệnh Viêm Khớp Khuỷu Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm khớp khuỷu tay được biết tới là một trong những chứng bệnh thường gặp ở những người thường xuyên vận động, chơi thể thao, bị chấn thương hay người già xương khớp lão hóa. Để tìm hiểu một cách kĩ hơn về chứng bệnh này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây. 

Viêm khớp khuỷu tay là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh?

Viêm khớp khuỷu tay là tình trạng bộ phận khớp ở khuỷu tay bị viêm nhiễm gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy, khớp khó co duỗi, làm giảm hoạt động. Tuy bệnh không đe dọa với tính mạng nhưng nó khiến người bệnh phải chịu nhiều cơn đau nhức, khó di chuyển, vận động khớp gây ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm chất lượng công việc. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh kéo dài có thể gây ra hậu quả mất đi khả năng cử động của khớp khuỷu tay hoàn toàn.

Viêm khớp khuỷu tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Viêm khớp khuỷu tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Theo các chuyên gia, bệnh thường xảy ra ở những nhóm đối tượng như:

  • Đối tượng nam, nữ từ 30 – 50 tuổi.
  • Những người thường xuyên lao động chân tay, tập thể thao quá sức.
  • Nạn nhân bị tai nạn giao thông hoặc khi làm việc.
  • Nhân viên làm bàn giấy, thợ may, thợ rèm do phải dùng lực cánh tay nhiều.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm khớp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm khuỷu tay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tác nhân chủ yếu khiến khớp khuỷu tay bị tổn thương dẫn tới viêm đau nhức như:

Đặc thù công việc

Những người làm việc văn phòng, tài xế, thợ may thường sử dụng đến cánh tay liên tục đồng thời việc ngồi một chỗ, lười vận động cũng là nguyên nhân gây bệnh bạn không nên bỏ qua.

Chơi các môn thể thao sai kỹ thuật

Vì chúng đòi hỏi dùng lực cánh tay nhiều tiêu biểu như tennis, cầu lông, bowling… sẽ dễ gây ra hiện tượng sái tay, đau khớp khuỷu tay. Lúc đầu có thể chỉ là cơn đau bình thường nên nhiều người chủ quan và coi thường, để lâu cơn đau âm ỉ tái phát nhiều lần không được điều trị có thể là lời cảnh báo của tình trạng viêm khớp khuỷu tay. Bạn nên đến bệnh viện để chụp chiếu và kiểm tra.

Chơi thể thao sai kỹ thuật là nguyên nhân gây đau khuỷu tay
Chơi thể thao sai kỹ thuật là nguyên nhân gây đau khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay còn do các bệnh lý

Ngoài những yếu tố bên ngoài như đã nêu ở trên, viêm khớp khuỷu tay còn có thể xuất hiện do người bệnh đang mắc phải 1 trong các bệnh lý sau đây:

  • Bong gân, viêm gân: Dây chằng bị kéo giãn quá mức sẽ bị đứt hoặc rách, gây ra hiện tượng bong gân. Nếu không được chữa trị sẽ diến tiến thành ổ viêm. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó khăn khi cử động. 
  • Trật khớp khuỷu tay: Đây là tình trạng khớp xương ở khuỷu tay bị trật ra khỏi vị trí cân bằng. Lúc này, ngoại cảm giác đau, người bệnh còn có thể thấy khớp bị lỏng lẻo và có hình dạng bất thường. 
  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một túi nhỏ có chứa chất nhầy, có tác dụng giúp giảm ma sát khi các khớp khi vận động. Khi bao hoạt dịch ở khuỷu tay bị viêm, các khớp càng cử động, càng tạo nhiều ma sát làm khớp bị sưng viêm, đau nhức và tấy đỏ. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này xảy ra do hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô xương, sụn khớp khỏe mạnh của cơ thể. Ban đầu, bệnh chỉ tác động đến niêm mạc khớp và khiến người bệnh đau đớn. Nhưng dần dần xương khớp của người bệnh sẽ bị mòn và biến dạng. Ngoài cảm giác đau, bệnh nhân còn có thể kèm theo triệu chứng sốt, mệt mỏi, chán ăn…
  • Thoái hóa khớp: Là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, thường xảy ra với người lớn tuổi. Khi mô sụn bị mòn, các gai xương sẽ hình thành, phát triển và lấp đầy vào phần mô sụn bị mòn. Điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, các khớp bị cứng lại, vận động khó khăn và kém linh hoạt hơn.

Những bệnh này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của người bệnh, đồng thời làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu không được chữa trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh viêm đau khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay hay gây ra những triệu chứng rõ nét đó là hiện tượng đau nhức xương khớp ở phần khuỷu tay. Dưới đây là triệu chứng điển hình của căn bệnh này:

  • Khó khăn trong sinh hoạt: Khi mắc phải căn bệnh viêm khớp khuỷu tay thì người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, cũng như các hoạt động vệ sinh cá nhân cũng bị ảnh hưởng, đôi khi bạn dùng tay để khuy áo hay chải đầu cũng sẽ gặp khó khăn. Và đây là những biểu hiện điển hình, dễ nhận biết của bệnh mà bạn cần phải nắm được.
Viêm khớp khuỷu tay thường gây ra cơn đau nhức khó chịu
Viêm khớp khuỷu tay thường gây ra cơn đau nhức khó chịu
  • Đau nhức khó chịu: Người bệnh cảm thấy đau đớn dọc bên trong khuỷu tay, những vận động có liên quan đến cánh tay gặp nhiều khó khăn thậm chí người bệnh không thể điều khiển được cánh tay theo như ý muốn của mình. Cơn đau tăng lên khi người bệnh cố gắng gập khuỷu tay hoặc bê các đồ vật nặng. Theo thời gian, cơn đau khuỷu tay sẽ lan xuống cả cánh tay, bàn tay, ngón tay, nên sẽ khiến cho các cử động như cầm đồ vật, nắm chặt tay bị cản trở.
  • Tinh thần chán nản: Triệu chứng của căn bệnh viêm khớp khuỷu tay đã gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến tinh thần từ đó người bệnh chán nản, mệt mỏi.

Chẩn đoán viêm khớp khuỷu tay

Khi thấy có các dấu hiệu của bệnh viêm khớp khuỷu tay, thì tốt nhất bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ hỏi thăm về dự đoán của người bệnh về các nguyên nhân gây bệnh, đồng thời quan sát các biểu hiện bất thường bên ngoài và phản ứng của khuỷu tay. Dựa vào những thông tin thu thập ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu để xác định cụ thể tình trạng viêm khuỷu tay: 

  • Chụp hình: Có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức là chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Hình ảnh thu được sẽ phản ánh tình trạng của khớp khuỷu tay, tình trạng gãy, nứt xương, mật độ tế bào xương, sự xuất hiện của gai xương…
  • Điện cơ (EMG): Sử dụng dòng điện kích thích để xác định mức độ phản ứng của cơ bắp khi có điện chảy qua.
  • Sinh thiết: Được chỉ định thực hiện khi người bệnh có nghi ngờ bị nhiễm trùng hay rối loạn tự miễn.

Thực tế, ngoài những xét nghiệm, chụp chiếu cơ bản nói trên, tùy vào trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những hoạt động khác. 

>> Viêm Đau Khớp Là Gì? Cách Nhận Biết Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Cách điều trị viêm khớp hiệu quả

Hiện nay, có khá nhiều biện pháp điều trị đau khớp hoặc viêm khớp khuỷu tay. Dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Có thể sử dụng bài thuốc dân gian nếu bệnh không quá nghiêm trọng. Hoặc kết hợp việc uống thuốc, tập luyện các bài tập để có kết quả chữa bệnh nhanh hơn. 

Giảm viêm đau khớp ở khuỷu tay bằng mẹo dân gian

Hiện nay trong dân gian còn lưu truyền một số bài thuốc sử dụng thảo dược dễ tìm giúp chữa chứng viêm đau nhức khớp hiệu quả như:

  • Uống thuốc sắc cây cỏ xước: Loại thảo dược này có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, bồi bổ gan thận, tăng cường sức mạnh cho gân xương, sụn khớp. Bệnh nhân dùng rễ và thân cây cỏ xước đã phơi khô để sắc thành thuốc uống, sẽ giúp đẩy lùi đáng kể bệnh viêm khuỷu tay. 
Uống nước sắc cỏ xước
Uống nước sắc cỏ xước giúp chữa đau khớp khuỷu tay
  • Uống nước sắc lá lốt: Dùng 250g lá lốt phơi khô, rửa sạch, thái nhỏ rồi đun sắc cùng 0,5l nước trong khoảng 30 phút. Sau đó chắt nước thuốc ra bát con, để nguội và dùng uống sau bữa ăn tối. 
  • Uống trà gạo lứt: Trà gạo lứt có tác dụng giúp cơ thể thanh lọc, đào thải độc tố, giải trừ tình trạng viêm tại khớp. Vì vậy người bệnh bị viêm khuỷu tay có thể uống trà gạo lứt hàng ngày để cải thiện tình trạng đau nhức. 

Lưu ý: Thuốc dân gian dược tính thấp, thường chỉ có hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ. Nhiều trường hợp không phát huy tác dụng vì cơ địa không phù hợp. Bệnh nhân muốn điều trị bằng thảo thì có thể dùng thuốc Đông y, được kết hợp từ nhiều loại dược liệu theo tỷ lệ chuẩn để có hiệu quả tốt hơn. 

Điều trị viêm khớp khuỷu tay bằng thuốc đặc hiệu

Nếu sau nhiều ngày dùng thuốc dân gian mà không thấy hiệu quả, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu. Đây là phương pháp nhanh nhất giúp giảm đau và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân có thể lựa chọn dùng thuốc tân dược hoặc thảo dược, tùy vào mong muốn của bản thân.

Các loại thuốc tân dược vốn cho hiệu quả nhanh nhưng thường gây ra những tác động tiêu cực cho hệ thống tiêu hóa, gây áp lực cho việc lọc thải độc tố của gan và thận. Thuốc thảo dược khắc phục được những nhược điểm của tân dược nhưng thời gian điều trị thường kéo dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, nhẫn nại. 

Một số loại thuốc tân dược dùng để chữa viêm khuỷu tay: 

  • Thuốc giảm đau: Thông thường có Ibuprofen, Acetaminophen, Naproxen,… Liều nặng hơn có Oxycodone, Morphine…
  • Thuốc chống viêm: Bao gồm thuốc chống viêm không chứa steroid hay còn gọi là NSAID như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac, Naproxen… Với trường hợp viêm nặng thì sẽ dùng tới thuốc tiêm có chứa Corticoid. 
  • Thuốc khác: Thuốc giãn cơ, thuốc chống thấp khớp, vitamin nhóm B…
Người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc tây y hoặc đông y để điều trị
Người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc tây y hoặc đông y để điều trị

Đông y chữa bệnh xương khớp chủ yếu sử dụng các vị thuốc từ thiên nhiên như: hy thiêm, khương hoạt, đương quy, quế chi, nhũ hương, đẳng sâm, đương quy, bạch thược, thục địa, dây đau xương,…

Mỗi loại có những dược tính nổi trội nhất định, nhưng tựu chung đều hướng tới việc điều trị bệnh theo thuyết cân bằng âm dương. Vừa đẩy các yếu tố gây bệnh ra ngoài, vừa giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tăng cường đưa dưỡng chất tới các khớp bị viêm, tái tạo sụn khớp, làm mạnh gân xương. Đưa cơ thể về với trạng thái hài hòa như lúc khỏe mạnh. Vì vậy, hiệu quả điều trị mà bền vững, lâu dài. 

Lưu ý: Việc sử dụng thảo dược như thế nào, kết hợp theo tỷ lệ ra sao cần phải dựa vào trạng bệnh cụ thể của từng người. Vì vậy, bệnh nhân cần được bắt mạch, chẩn đoán kỹ càng và uống thuốc theo chỉ dẫn của lương y, thầy thuốc. Có như vậy mới có hiệu quả tốt. 

Phẫu thuật điều trị viêm khớp khuỷu tay

Phần lớn các trường hợp bị viêm khớp khuỷu tay đề có thể chữa khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên một số ít bị viêm đau do gãy xương hoặc đứt dây chằng thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật để điều trị. 

Phương pháp này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng như nhiễm trùng, lệch khớp, tổn thương mạch máu, dây thần kinh… Vì vậy, trước khi thực hiện, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ và chỉ nên thực hiện khi các biện pháp khác hoàn toàn không mang đến hiệu quả. 

Chữa viêm khuỷu tay bằng vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc hay phẫu thuật điều trị bệnh, nhiều người còn được khuyến khích dùng vật lý trị liệu. Phương pháp này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho khớp xương, giúp các tổn thương chóng khỏi và khuỷu tay sẽ trở lại linh hoạt và vận động tốt hơn. 

Có nhiều loại hình vật lý trị liệu, như liệu pháp nhiệt trị liệu, liệu pháp siêu âm, chiếu đèn hồng ngoại, chiếu laser, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Trong đó nổi bật có xoa bóp, bấm huyệt. Đây là 2 kĩ thuật điều trị bệnh xương khớp phổ biến trong Đông Y. Phương pháp này nhằm hỗ trợ giảm đau và chống lại các cơn co cơ, đả thông khí huyết, đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Chi tiết xem tại đây:

Bài tập cho người bị viêm khớp khuỷu tay

Nếu không sử dụng các biện pháp trị liệu bằng vật lý, người bệnh có thể tự tập luyện một số bài tập tốt cho khuỷu tay, thực hiện ngay tại nhà. Ví dụ như: 

  • Bài tập xoay khớp khủy tay: Người bệnh đứng thẳng, dang rộng hai tay. Giữ nguyên khớp vai và bắp tay, nhẹ nhàng xoay khớp khuỷu tay. Thực hiện bài tập trong khoảng 5 – 10 phút, tùy khả năng của từng người. Bài tập này sẽ giúp cho khớp tay linh hoạt hơn. 
  • Bài tập gập duỗi khủy tay: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai tay duỗi thẳng dọc thân, bàn tay ngừa lên phía trên. Giơ tay phải lên, chạm vào vai phải, giữ trong 5 giây rồi lại duỗi thẳng. Thực hiện tương tự với bên tay trái. Lặp đi lặp lại bài tập khoảng 10 lần cho mỗi bên. 

Cách phòng ngừa khuỷu tay bị viêm đau nhức

Để ngăn chặn những tổn thương ở khớp khuỷu tay làm tác động xấu tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Các bạn nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng với các thực phẩm phẩm tốt cho xương khớp như đậu tương, thịt bò, xương ống, súp lơ, ngũ cốc,…
  • Tránh sử dụng các đồ ăn thức uống gây hại như rượu, bia, nước có gas, thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đóng hộp,…
  • Người bệnh cần thường xuyên uống nhiều nước để tăng cường hệ bài tiết đào thài độc tố ra ngoài từ đó giảm viêm trong cơ thể hiệu quả.
  • Tăng cường vận động với các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe giúp xương cốt dẻo dai khỏe mạnh.
  • Không làm việc và luyện tập quá sức làm gia tăng nguy cơ viêm đau khớp khuỷu tay.

Nói chung, viêm khớp khuỷu tay gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cho nên cần áp dụng những biện pháp điều trị để cải thiện. Việc tìm hiểu về bệnh cũng như cách chữa bệnh sẽ giúp bạn sớm tìm được biện pháp giảm đau hiệu quả.

Đọc thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger