Viêm Khớp Dạng Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Trị
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Bệnh gây đau đớn, tê bì tay chân và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, dominhduong.org xin cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cơ bản về bệnh lý này, đồng thời đưa ra cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính, xảy ra do rối loạn tự miễn trong cơ thể. Hay nói cách khác, khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các khớp, mô khỏe mạnh sẽ gây ra tình trạng viêm, tổn thương màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn và sụn khớp.

Căn bệnh này thường ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp, dễ thấy nhất ở đầu gối, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân và thường xuất hiện đối xứng. Cũng có một số trường hợp bệnh gây tổn thương đến toàn hệ thống cơ thể như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…
Khác với những loại viêm xương khớp thông thường, viêm khớp dạng thấp còn ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. Vì thế bệnh nhân sẽ có cảm giác sưng đau, khó cầm nắm đồ vật.
Theo thống kê của ngành y tế, cứ 100 người trưởng thành thì có đến 5 người bị mắc căn bệnh xương khớp mãn tính này. Bệnh dễ thấy ở người trên 30 tuổi, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:
- Nữ giới
- Người ở độ tuổi trung niên
- Người hút thuốc nhiều
- Người béo phì
- Người làm trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp…
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp là sự tấn công của hệ miễn dịch vào màng bao quanh khớp, từ đó gây viêm, tổn thương và phá hủy sụn.
Đến nay, các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh được chỉ ra gồm:
- Do di truyền: Nếu gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Theo thống kê, có khoảng 40 – 60% trường hợp bị bệnh có liên quan đến di truyền.
- Giới tính: Nữ giới thường dễ bị viêm đa khớp dạng thấp hơn nam giới. Ước tính có khoảng 70% bệnh nhân là nữ có độ tuổi từ 30 trở lên.
- Do vi khuẩn, virus: Bệnh nhân tiếp xúc với một số loại vi khuẩn, virus và bị chúng tấn công vào cơ thể, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm tại khớp như virus Epstein- barr, virus Parvo…
- Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai và độ tuổi nào, nhưng dễ gặp nhất là ở độ tuổi trung niên.
- Do chấn thương: Người bị chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chơi thể thao… nhưng không điều trị dứt điểm có thể gây viêm khớp.
- Tư thế làm việc sai: Thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi làm việc ở một tư thế lâu, ngủ sai tư thế… có thể khiến khớp bị tổn thương.
- Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê… khiến cơ thể bị giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ viêm khớp.
- Thừa cân: Người béo phì có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn bình thường bởi trọng lượng cơ thể lớn, gây áp lực lên khớp.
- Những nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn từ môi trường, sống ở nơi ẩm thấp, căng thẳng, stress, cảm lạnh, sau phẫu thuật…
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp tiến triển theo 2 giai đoạn: Khởi phát và toàn phát. Ở mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau.
Giai đoạn khởi phát:
- Ở giai đoạn này, các khớp tay, khớp gối và những khu vực khớp tổn thương đau nhức âm ỉ và dần tự biến mất sau một thời gian.
- Cơn đau nhức sẽ tăng lên khi vận động, di chuyển hoặc làm việc, giảm đi khi nghỉ ngơi.
- Đau mỏi toàn thân dù không vận động mạnh.
- Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ vào buổi chiều. Cơ thể hay toát nhiều mồ hôi dù không làm việc.
- Bệnh thường duy trì ở giai đoạn khởi phát khoảng vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn nặng.
Giai đoạn toàn phát:
- Các khớp đau nhức nhiều, có hiện tượng co cứng vào buổi sáng khi thức dậy, bệnh nhân phải xoa bóp khoảng 15 phút mới trở lại bình thường.
- Khớp tay, chân, khớp gối, các khớp ngón tay, ngón chân sưng tấy, nóng rát, đỏ, ấn vào thấy đau, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Các ngón tay, cổ tay và một số khớp bị biến dạng do viêm bao hoạt dịch khớp bị viêm khiến các mô mất chuyển động. Phần lòng bàn tay, mu bàn tay bị sưng tấy.
- Ở giai đoạn này, bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp, gây viêm đa khớp dạng thấp.
- Vùng da ở khớp bị viêm có màu hồng nhạt, đỏ và ấm hơn những vùng da khác.
- Một số trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ xuất hiện nốt thấp khớp (hay còn gọi là u hạt, hạch khớp), có kích thước từ vài mm đến vài cm, nổi gò lên da ở vùng xương khuỷu tay, các đốt ngón tay, gót chân…
- Có những bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da, nổi ban đỏ ở lòng bàn tay….
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp còn có những biểu hiện liên quan đến mắt, tim, phổi, mạch máu, tuyến nước bọt, mô thần kinh…
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân nếu không điều trị và để bệnh tiến triển nặng. Các vấn đề nghiêm trọng có thể gặp phải như:
- Nhiễm trùng: Viêm khớp dạng thấp tác động gây suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Thấp khớp: Hình thành các nốt, khối mô cứng ở khuỷu tay, xung quanh điểm áp lực. Những nốt sần còn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, kể cả phổi.
- Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp và các loại thuốc điều trị căn bệnh này có thể gây tác dụng phụ, tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp, suy yếu xương…
- Ảnh hưởng phổi: Bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, tăng khả năng viêm phổi, xơ phổi…
- Ảnh hưởng tim mạch: Người bệnh có nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch, xơ cứng động mạch, viêm túi bao quanh tim…
- Miệng và mắt bị khô: Người bị viêm khớp dạng thấp có thể mắc hội chứng gây viêm tuyến nước bọt, viêm tuyến lệ, khiến mắt và miệng bị khô.
- Thay đổi thành phần trong cơ thể: Viêm khớp dạng thấp khiến cơ thể người bệnh có tỷ lệ chất béo và khối lượng nạc cao hơn bình thường.
- Ung thư hạch: Căn bệnh xương khớp mãn tính này là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch.

Theo các chuyên gia xương khớp, hiện tại chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. Các cách điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng, ngăn sự phát triển của bệnh. Quá trình điều trị căn bệnh này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, cho đến khi triệu chứng được đẩy lùi đáng kể.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, chữa đúng cách, bệnh nhân duy trì lối sống khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh thì có thể khắc phục đáng kể viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ căn cứ vào khám lâm sàng và cận lâm sàng. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu sẽ khó chẩn bệnh qua dấu hiệu bởi các triệu chứng của bệnh khá giống với các bệnh khác.
Ở giai đoạn nặng, khám lâm sàng sẽ thông qua các triệu chứng như: Mức độ đau nhức, cứng khớp, tình trạng sưng và nóng đỏ tại khớp, khớp biến dạng…
Đối với cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật để kiểm tra tình trạng viêm khớp dạng thấp như:
- Siêu âm khớp: Giúp đánh giá tình trạng bào mòn xương, sụn, tràn dịch khớp, viêm màng hoạt dịch…
- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ kiểm tra mức độ viêm và tổn thương khớp.
- Chụp MRI: Xác định tổn thương, bào mòn khớp, theo dõi sự tiến triển của bệnh.
- Xét nghiệm máu: Tìm kiếm yếu tố thấp khớp, xác định tỷ lệ hồng cầu, protein trong cơ thể…
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Hiện có rất nhiều cách chữa giúp đẩy lùi căn bệnh này. Các phương pháp chủ yếu có tác dụng giảm đau, hạn chế sự lây lan và phát triển của viêm khớp dạng thấp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mọi người lựa chọn một trong những cách điều trị dưới đây.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam
Các loại thảo dược dân gian được bệnh nhân áp dụng để điều trị viêm khớp từ xa xưa. Phương pháp này có thể đẩy lùi các triệu chứng nhẹ, an toàn và lành tính, ít gây hại cho sức khỏe.
Một số bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp thông dụng gồm:
- Bài thuốc từ lá lốt: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch sẽ và để ráo nước. Cho lá lốt vào ấm cùng nước sắc lên. Lọc lấy phần nước để uống hàng ngày. Thực hiện trong 1 tuần.
- Sử dụng rượu gừng: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, bóc vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát. Cho vào hũ thủy tinh cùng 100ml rượu trắng ngâm. Mỗi ngày lấy 1 chén rượu gừng uống sẽ giúp giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp đáng kể.
- Bài thuốc từ ngải cứu: Lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi, nhặt sạch lá héo và sâu, rửa sạch. Cho lá vào ấm, đổ ngập nước và đun sôi. Lọc lấy phần nước, uống hàng ngày, chia thuốc thành 3 bát uống 3 lần trong ngày. Sử dụng liên tục trong 2 tuần.
Ngoài những loại thảo dược trên, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ bột quế, rễ trinh nữ, cây chìa vôi, cà tím…

Cần lưu ý rằng, chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam dù an toàn nhưng chỉ khắc phục được triệu chứng bệnh nhẹ, không điều trị dứt điểm, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Với các trường hợp bệnh nặng, mọi người cần sử dụng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Uống thuốc Tây y
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ kết hợp và kê đơn phù hợp. Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau nhanh, đẩy lùi triệu chứng hiệu quả nên được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng.
Những loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp gồm:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Acetaminophen… Có tác dụng giảm đau cấp tính.
- Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Naproxen… Có công dụng giảm đau, kháng viêm, tuy nhiên có thể gây kích ứng dạ dày, tổn thương thận, ảnh hưởng tim mạch nếu không sử dụng đúng cách.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Methotrexate, Hydroxychloroquine, Leflunomide… Có tác dụng làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, ngăn sự tổn thương của các mô. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây đau đầu, mệt mỏi, loét miệng, tiêu chảy…
- Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp: Abatacept, Baricitinib, Rituximab… Có công dụng ngăn ngừa tác động của hệ miễn dịch lên khớp và các mô. Loại thuốc này sử dụng theo đường tiêm, thường dùng kèm với thuốc DMARDs. Tuy nhiên, thuốc sinh học cũng có thể gây kích ứng da, mệt mỏi, đau đầu…
- Thuốc Corticoid: Được dùng trong trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng, thuốc có công dụng kháng viêm, giảm đau mạnh. Thuốc được sử dụng cả đường uống và tiêm. Tuy nhiên, thuốc Corticoid chỉ được kê uống trong thời gian ngắn vì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc ức chế JAK: Tofacitinib, Baricitinib… Nhóm thuốc này sử dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp nghiêm trọng, được chỉ định khi dùng thuốc DMARDs, thuốc sinh học không mang lại hiệu quả.

Khuyến cáo: Bệnh nhân cần sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ, không tự mua uống hoặc điều chỉnh liều lượng bởi thuốc dễ gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, cần hiểu rằng thuốc tân dược không thể trị bệnh dứt điểm mà chỉ giúp giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau nhức, tăng cường sức mạnh cơ, khớp, giúp lưu thông máu và phục hồi vận động cho người bệnh, giúp các khớp linh hoạt hơn.
Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến gồm: Chườm lạnh, áp dụng nhiệt trị liệu, kích thích điện, thủy trị liệu, dùng tia hồng ngoại, bấm huyệt, … Những biện pháp này thường áp dụng cùng với uống thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập trị liệu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tập đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh bệnh thêm trầm trọng.
Phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu không đem lại kết quả hoặc bệnh nhân xuất hiện biến chứng, biến dạng khớp thì các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị tổn thương và hư hỏng.
Các biện pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp gồm:
- Mổ nội soi: Thực hiện ở đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay, hông… Thủ thuật này giúp loại bỏ lớp lót của khớp bị viêm.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp ổn định, điều chỉnh khớp, giảm đau.
- Điều chỉnh gân: Sửa chữa các đường gân bị viêm và tổn thương ở xung quanh khớp.
- Phẫu thuật thay thế khớp: Thủ thuật này áp dụng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ được thay thế toàn bộ khớp và chèn khớp giả bằng kim loại, nhựa.

Lưu ý: Phương pháp phẫu thuật giúp nhanh chóng loại bỏ khớp bị viêm, phục hồi vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, cách chữa này tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ gây biến chứng sau mổ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy mọi người cần cân nhắc trước khi lựa chọn thực hiện.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y
Theo quan niệm của Đông y, viêm khớp dạng thấp thuộc chứng Tý. Nguyên nhân phát sinh là do kinh mạch không thông, khí huyết bế tắc, ngoại tà xâm nhập, lâu ngày tích tụ sẽ gây ra đau nhức, tê buốt và sưng đỏ tại khớp.
Không giống như thuốc Tây y chỉ tập trung điều trị triệu chứng, y học cổ truyền chữa bệnh từ gốc, cân bằng lại âm dương và tăng cường sức khỏe. Cụ thể, các bài thuốc Đông y từ nhiều thảo dược có công dụng trừ phong, trừ thấp, tán hàn, đả thông kinh mạch và khí huyết, đồng thời tăng cường chức năng can thận.
Nhìn chung, so với những phương pháp khác, điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y cho hiệu quả cao, có thể trị bệnh dứt điểm không tái phát. Mặt khác, do sử dụng thảo dược tự nhiên hoàn toàn, đã được kiểm chứng công dụng qua hàng trăm năm nên thuốc Đông y an toàn, không gây tác dụng phụ.
*Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh chữa tận gốc viêm khớp dạng thấp
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có thể tham khảo sử dụng Xương khớp Đỗ Minh. Đây là bài thuốc gia truyền, bào chế cách đây 150 năm theo công thức Vàng của dòng họ Đỗ.
Xương khớp Đỗ Minh kết hợp 4 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình, gồm: Thuốc đặc trị, Thuốc hoạt huyết bổ thận, Thuốc bổ gan giải độc và Thuốc kiện tỳ ích tràng. Tùy vào mức độ bệnh, sinh lý của mỗi người mà các lương y sẽ gia giảm thuốc, kê đơn phù hợp.

Công dụng:
- Trừ phong hàn thấp, tiêu viêm, giảm đau nhức, sưng đỏ, nóng khớp.
- Thông kinh, hoạt huyết, lưu thông khí huyết, phục hồi tổn thương sụn khớp, tăng tiết dịch nhầy.
- Mạnh gân cốt, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ máu.
- Tăng cường chức năng gan, thận, tỳ vị, nâng cao hệ tiêu hóa.
- Nâng cao sức đề kháng, dự phòng tái phát.
Thành phần: 100% từ tự nhiên, gồm 20 – 30 loại thảo dược, không chất bảo quản, không tân dược. Các thảo dược đều có xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế.
Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh được cải tiến, bào chế sẵn dạng cao nguyên chất. Bệnh nhân chỉ cần hòa thuốc với nước ấm là dùng ngay, tiện lợi sử dụng, không cần đun sắc như thuốc thang truyền thống.
Hàng ngàn bệnh nhân đã khỏi bệnh xương khớp, viêm khớp dạng thấp sau khi sử dụng bài thuốc gia truyền Xương khớp Đỗ Minh. Chỉ sau liệu trình đầu tiên, các triệu chứng đã giảm rõ rệt. Có đến hơn 90% người bệnh hài lòng với kết quả điều trị, nhà thuốc chưa ghi nhận trường hợp nào dùng thuốc mà gặp tác dụng phụ.
[Cô Trần Thị Hằng đánh bay bệnh viêm đa khớp dạng thấp đeo bám 15 năm chỉ sau 2 tháng uống bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh]
Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Việc ăn uống khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm triệu chứng và tình trạng viêm khớp, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Các chuyên gia khuyên người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn và nên kiêng những nhóm thực phẩm sau đây:
- Bổ sung nhiều rau xanh như bông cải xanh, bắp cải, rau bina, rau màu xanh đậm… Chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Ăn nhiều các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi… Giàu Omega 3, tốt cho bệnh nhân bị viêm khớp.
- Nên ăn nhiều trái cây tươi, nhất là các loại quả mọng bởi chúng chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, giảm sưng.
- Ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ. Nhóm thực phẩm này có khả năng ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm.
- Nên bổ sung các loại hạt: Hạt điều, hạt hạnh nhân, óc chó, macca…
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, nhất là thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa, thịt dê, thịt cừu… Vì chúng có khả năng kích thích phản ứng viêm và đau nhức.
- Không nên ăn đồ chiên, xào, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ…
- Hạn chế ăn đồ ngọt (bánh, kẹo, mứt, siro…), thực phẩm nhiều muối…
- Giảm thực phẩm giàu Omega 6 trong khẩu phần ăn hàng ngày như dầu hạt lanh, dầu bắp…
- Không uống bia, rượu, nước uống có ga, đồ uống có cồn. Không hút thuốc lá, uống trà đặc, cà phê, sử dụng chất kích thích….

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp
Để ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp và những ảnh hưởng của căn bệnh này với sức khỏe, bệnh nhân nên thực hiện những điều sau đây:
- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít nước) để các khớp và đầu xương vận động trơn tru. Việc cơ thể thiếu nước có thể khiến sụn bị giòn, thoái hóa và dễ bị tổn thương.
- Rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường chức năng và sự dẻo dai của các khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, luôn khỏe mạnh. Chú ý tập vừa phải, nên lựa chọn các môn thể thao, bài tập phù hợp với cơ thể.
- Đảm bảo duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, không để thừa cân, béo phì vì sẽ gây áp lực lớn lên khớp.
- Không mang vác vật nặng, không ngồi, đứng hoặc làm việc ở một tư thế quá lâu.
- Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, không sống ở nơi ẩm thấp. Chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa đông, đảm bảo nơi ở luôn thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng để cơ thể đủ chất nuôi dưỡng xương khớp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường, nhanh chóng có biện pháp khắc phục sớm.
Những thông tin về bệnh trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức và cách phòng tránh căn bệnh này. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để khám và có cách điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm khớp dạng thấp khiến bạn bị tê buốt tay, chân, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy liên hệ với chúng tôi để chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ phác đồ điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!