Viêm Đau Khớp Là Gì? Cách Nhận Biết Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm khớp, đau khớp là bệnh lý ngày càng diễn biến phức tạp. Số liệu từ Bộ y tế cho thấy Việt Nam có tới 35% dân số mắc bệnh viêm đau khớp. Đây là con số đáng báo động cho thấy căn bệnh này đang ngày càng phát triển và trở thành thực trạng đáng lo ngại. Chính vì thế việc sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh sẽ giúp bạn có được cách điều trị kịp thời và phù hợp nhất với bản thân mình.

Bệnh viêm khớp là gì? 

Con người có một hệ thống cơ xương khớp rất vững chắc, nhưng không có nghĩa là xương khớp không bị tác động và chấn thương. Ngược lại, có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, điển hình như các chấn thương từ ngoại cảnh, tuổi tác cao dẫn tới thoái hóa, xương khớp bị thiếu hụt chất dinh dưỡng,… Một trong số những bệnh dễ xảy ra nhất là bệnh viêm xương khớp. Vậy cụ thể bệnh viêm khớp là gì? Viêm khớp cấp là gì?

Viêm đau xương khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Viêm đau xương khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Thực chất bệnh viêm khớp là một dạng tổn thương trực tiếp đến phần sụn khớp – bộ phận có tác dụng bảo vệ, giảm xóc cho hai đầu xương, cho phép các đầu xương vận hành trơn tru, không cọ xát vào nhau khi chúng ta di chuyển.

Nhưng sau một thời gian hoặc do một số yếu tố nào đó sẽ khiến phần trên của sụn bị vỡ ra và dần bị mài mòn trong quá trình vận động, điều này khiến hai đầu xương bị mất đi lớp bảo vệ và sẽ cọ xát vào nhau gây ra nhiều cơn đau nhức, sưng tấy, hạn chế nhiều cử động khớp.

Đối tượng và vị trí đau xương khớp

Xác định rõ đối tương thường mắc bệnh và vị trí thường bị đau nhức sẽ giúp người bệnh có cách đề phòng hiệu quả hơn. Theo các chuyên gia, đối tượng thường bị mắc chứng đau nhức xương khớp như:

  • Người già cao tuổi do sự lão hóa xương khớp theo thời gian.
  • Phụ nữ mang thai và gian đoạn mãn sinh do sự sự giảm nội tiết tố trong cơ thể
  • Đối tượng bị mắc bệnh thừa cân béo phì.
  • Thanh niên trẻ tuổi có thói quen nghiện rượu bia, thuốc lá
  • Phụ nữ có nguy cơ viêm xương khớp hơn nam giới gấp 2,6 lần.

Tình trạng viêm đau xương khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp trên cơ thể như: khớp gối, cổ tay, ngón tay, ngón chân, khớp vai và khớp háng.

Nhận biết dấu hiệu xương khớp mắc bệnh

Hãy cùng chuyên mục điểm qua một số dấu hiệu điển hình của tình trạng viêm khớp cấp, việc biết cách nhận biết bệnh sẽ giúp bạn đi thăm khám kịp thời, tăng tính hiệu quả cho quá trình chữa trị sau này.

  • Cơ xương khớp bị đau nhức, nóng đỏ: Ban đầu cơn đau tại các khớp chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động, sau khi nghỉ ngơi thì cơn đau tự động biến mất. Cơn đau thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khi người bệnh đang ngủ, vì vậy mà khi mắc bệnh các bạn sẽ luôn có cảm giác bồn chồn, chân tay không yên, người mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không yên.
  • Các khớp xương phát ra tiếng kêu khi vận động: Nếu để ý kỹ thì bạn có thể nghe thấy những âm thanh lắc rắc, lạo xạo phát ra từ các khớp, ví dụ như khớp cổ chân, khớp đầu gối, khớp vai,… khi bạn cử động, di chuyển.
  • Khớp bị co cứng vào mỗi buổi sáng sớm: Bệnh nhân viêm khớp sẽ thường xuyên phải chịu đựng những cơn co cứng khớp vào mỗi buổi sáng sớm, khi vừa mới thức dậy.
Viêm khớp gây ra nhiều cơn đau nhức khó chịu
Viêm khớp gây ra nhiều cơn đau nhức khó chịu
  • Cảm nhận rõ ràng sự yếu đi của cơ bắp: Ngay một thời gian sau khi phát bệnh các bạn sẽ có thể cảm nhận bị đau xương khớp, các cơ quanh khớp yếu dần đi, nhất là các cơ nằm ở xung quanh phần đầu gối.
  • Đau xương khớp xuất hiện tình trạng sưng tấy, phù nề: Bệnh viêm khớp có thể khiến cho các khớp xương bị sưng tấy lên, vì thế khi chạm tay vào khớp bạn sẽ có cảm giác đau, nóng.
  • Bị hạn chế nhiều vận động thường ngày: Khi các khớp bị tổn thường nhiều sẽ khiến cho người bệnh dần bị hạn chế nhiều vận động đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí còn có thể khiến người bệnh bị mất khả năng vận động.
  • Khớp dần bị biến dạng: Khi một bên khớp bị mài mòn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng khớp bị biến dạng.

Nguyên nhân bệnh viêm khớp do đâu?

Để tìm được cách trị bệnh đau khớp, viêm khớp đúng đắn nhất thì các bác sỹ chuyên khoa sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm xương khớp, dưới đây là những thủ phạm chính khiến bạn mắc phải tình trạng này:

  • Tuổi tác: Đây là thủ phạm đầu tiên gây viêm đau nhức khớp. Khi cơ thể càng cao tuổi thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh, dẫn tới các tế bào xương khớp dần bị già hóa và dễ tổn thương. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ mắc bệnh ở những người cao tuổi lại lớn hơn rất nhiều so với các lứa tuổi khác.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp có thể là người làm công việc lao động nặng nhọc, phải thường xuyên bê vác vật nặng nhưng cũng có thể là những người làm công việc phải ngồi một chỗ quá lâu như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,…
  • Chấn thương: Chúng ta có thể dễ dàng gặp chấn thương thông qua các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao, chấn thương trong lao động,…
Chấn thương khi chơi thể thao dẫn tới viêm xương khớp
Chấn thương khi chơi thể thao dẫn tới viêm xương khớp
  • Do bị thừa cân, béo phì: Hệ thống cơ xương khớp của chúng ta phải gánh chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, vì thế khi bạn bị thừa cân, béo phì thì xương khớp sẽ phải chịu thêm một áp lực lớn hơn, dẫn tới tổn thương, viêm nhiễm. Những khớp dễ bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này là khớp hông, khớp đầu gối, khớp cột sống.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong một gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm xương khớp thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh, đây được gọi là yếu tố di truyền.
  • Thói quen sinh hoạt: Thói quen ăn uống không đủ chất, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, làm việc quá sức cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đau khớp.
  • Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi thời tiết thất thường từ nóng sang lạnh hay lạnh sang nóng sẽ tác động với hệ xương khớp và dễ bị viêm đau nhức.
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng viêm đau khớp thường gặp như: tư thế học và làm việc sai, tai nạn lao động, di truyền trong gia đình,…

>> Xem thêm: Đau Khớp Gối Khi Tập Gym: Cẩn Thận Gây Tổn Hại Xương Khớp

Chẩn đoán viêm đau khớp

Viêm đau khớp có thể xảy ra ở bất cứ vị trị xương khớp nào của cơ thể. Tính chất, mức độ bệnh cũng khác nhau. Vì vậy, với mỗi loại bênh viêm khớp sẽ có những tiêu chí chẩn đoán khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là đều phải thực hiện khám lâm sàng và chụp chiếu, xét nghiệm.

Khám lâm sàng, bác sĩ hỏi thăm về tiền sử bệnh, biểu hiện của bệnh nhân. Đồng thời quan sát các triệu chứng bên ngoài như mức độ sưng tấy tại khớp, phản xạ vận động của khớp, hình dáng khớp… Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau để đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng:

  • Xét nghiệm cơ bản: Bao gồm những xét nghiệm cơ bản như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, protein phản ứng C (CRP), tốc độ máu lắng, xét nghiệm chức năng gan, thận…
  • Xét nghiệm chuyên sâu: Được thực hiện nhằm xác định được loại bệnh và mức độ bệnh. Gồm xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp( RH), anti CCP…
  • Chụp hình: Có thể là chụp X- quang hoặc chụp MRI. Hình ảnh thu được sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra các biến đổi về cấu trúc của khớp.
  • Chụp xạ hình xương: Giúp xác định các thay đổi của các xương khớp, đồng thời phát hiện ra các rối loạn về chuyển hóa.
Chụp cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán bệnh
Chụp cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán bệnh

Phương pháp điều trị viêm đau khớp phổ biến hiện nay

Nếu không kịp thời điều trị bệnh viêm khớp thì người bệnh sẽ có khả năng phải sống chung với căn bệnh viêm khớp mãn tính, gặp phải nhiều di chứng nguy hiểm hơn như cong vẹo cột sống, mất đường cong sinh lý, biến dạng khớp, hạn chế vận động, thậm chí là bị bại liệt.

Để giúp người bệnh xua tan nỗi lo về bệnh thì hôm nay chuyên mục sẽ giới thiệu những phương pháp chữa trị viêm đau xương khớp phổ biến nhất đang được nhiều người áp dụng.

Chữa bằng mẹo dân gian

Hiện nay các bài thuốc dân gian chữa viêm đau khớp từ lá lốt, ngải cứu, xương rồng,… vẫn được lưu truyền lại và được cha ông ta đánh giá là mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên các bạn lưu ý, thuốc dân gian có thể mang lại tác dụng hoặc không vì nó phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người.

  • Chữa viêm đau khớp bằng ngải cứu: Giã nát ngải cứu rồi mang trộn cùng chút giấm. Đem ngải cứu đi sao nóng rồi dùng để chườm lên vùng xương khớp bị đau. Tinh dầu có trong ngải sẽ giúp tiêu viêm, giảm sưng đau, nóng đỏ khớp.
  • Chữa viêm khớp bằng lá lốt: Dùng lá lốt khô đun sắc thành thuốc uống liên tục trong khoảng 10 ngày. Các hoạt chất có trong lá lốt sẽ giúp ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống… chữa trị hiểu quả các chứng bệnh do viêm khớp gây ra.
  • Chữa viêm khớp bằng đu đủ: Bài thuốc này sử dụng đu đủ xanh, kết hợp với mễ nhân sống. Gọt vỏ đu đủ, thái thành miếng rồi đem ninh nhừ cùng với mễ nhân để ăn hàng ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp người bệnh đẩy lùi các chứng đau nhức, sưng viêm tạo khớp.

Điều trị viêm đau khớp bằng thuốc Tây y

Trước khi định hướng cách chữa bệnh các bác sỹ sẽ phải chẩn đoán, xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp nhất. Phần lớn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc uống trước tiên. Những loại thuốc cơ bản, thường xuất hiện trong đơn thuốc gồm có:

Sử dụng thuốc tây điều trị viêm đau khớp

  • Thuốc giảm đau: Nhằm giúp người bệnh giảm đau tức thời, nhanh chóng. Các thuốc có thể sử dụng là Paracetamol, Aspirin, Efferalgan…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Hay còn được gọi tắt là NSAIDs. Bao gồm một số loại thông dụng như Ibuprofen, Meloxicam, Flubiprofen, Naproxen, Piroxicam, Diclofenac… Thuốc sẽ có tác dụng điều trị tình trạng viêm nhiễm tại khớp, giúp người bệnh hết sưng đau.
  • Thuốc Corticoid: Có dạng uống và dạng tiêm. Đây cũng là một loại thuốc chống viêm nhưng có thể hiểu nôm nà là chống viêm liều cao. Sử dụng cho những trường hợp bị viêm khớp nặng, không đáp ứng được với các loại thuốc thông thường. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các loại thuốc khác: Còn rất nhiều loại thuốc khác có thể được kê trong đơn. Điều này phụ thuốc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người. Ví dụ như thuốc sinh học, thuốc tác dụng chậm DMARDs…

Chữa viêm đau khớp bằng thuốc Đông y

Cách chữa bệnh bằng Đông y luôn là cứu cánh dành cho hầu hết các bệnh nhân, đặc biệt là người cao tuổi có sức khỏe yếu kém. Thông thường, người bệnh sẽ được thầy thuốc bắt mạch, chuẩn đoán bệnh, xác định tình trạng sức khỏe rồi mới kê đơn với các vị thuốc có khả năng làm giảm đau xương khớp, tăng cường gân cốt, giúp xương khớp hoạt động linh hoạt trở lại như sài đất, diệp hạ châu, dây tơ hồng, quế chi, bồ công anh,….

Thuốc đông y có ưu điểm là lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý tìm tới địa chỉ thăm khám uy tín để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Chữa viêm đau khớp bằng thuốc Đông y là phương pháp được nhiều người tin chọn hiện nay
Chữa viêm đau khớp bằng thuốc Đông y là phương pháp được nhiều người tin chọn hiện nay

Cũng tương tự như Tây y, với mỗi thể bệnh cụ thể, các lương y sẽ kê cho người bệnh những vị thuốc khác nhau, với liều lượng phù hợp. Dưới đây là thông tin về một số ít bài thuốc trong kho tàng thuốc Đông y ở nước ta:

  • Bài thuốc 1: Tế tân, Cam thảo bắc, Nhục quế (mỗi loại 4g), Tần giao, Xuyên khung (mỗi loại 8g), Phòng phong, Bạch linh, Bạch thược tẩm dấm sao (mỗi loại 10g), Độc hoat, Đương quy, Sinh địa, Nhân sâm, Đỗ trọng, Ngưu tất tẩm rượu sao (mỗi loại 12g), Tang ký sinh (16g).
  • Bài thuốc 2: Độc hoạt, Nhũ hương, Khương hoạt, Quế chi, Đường quy, Tần giao, Xuyên khung (mỗi loại 9g), Uy linh tiên (15g).
  • Bài thuốc 3: Quế chi (6g), Phòng phong (9g), Tri mẫu (10g), Hải đồng bì (12g), Bạch thược (15g), Tang chi, Nhẫn đông đằng (20g).

Người bệnh muốn dùng thuốc Đông y chữa bệnh, cần đến các cơ sở khám chữa y học cổ truyền để thăm khám và bốc thuốc theo đúng chuẩn. Tránh tự mua thuốc về bào chế, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả chữa trị.

Tập vật lý trị liệu

Song song với việc sử dụng các loại thuốc uống, người bệnh có thể thực hiện tập vật lý trị liệu. Đây là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị rất tốt. Người bệnh sẽ nhanh chóng giảm đau và phục hồi khả năng vận động.

Các loại hình trị liệu vật lý phổ biến có thể kể đến là: Chiếu laser, chiếu đèn hồng ngoại, nhiệt trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt… Mỗi loại có một công dụng nhất định. Có thể giúp lưu thông khí huyết, tăng cường máu đến vùng khớp bị viêm đau, giảm co cứng cơ khớp… Tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ ứng dụng cách trị liệu phù hợp.

Cần lưu ý, việc tập vật lý trị liệu cần được thực hiện tại các trung tâm, cơ sở uy tín, dưới sự hướng dẫn, giám sát của chuyên viên. Nếu tự ý thực hiện, làm không đúng cách, người bệnh rất dễ nhận phải tác dụng ngược.

Phẫu thuật chữa viêm đau khớp

Với những trường hợp viêm đau khớp nặng, các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng, người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Lúc này, người bệnh đã bắt đầu có dấu hiệu của thoái hóa sụn khớp, các vận động thường ngày gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Phẫu thuật là phương án điều trị cuối cùng khi điều trị bảo tồn không có kết quả
Phẫu thuật là phương án điều trị cuối cùng khi điều trị bảo tồn không có kết quả

Phẫu thuật cũng có nhiều loại hình. Tùy thuốc vào mức độ viêm đau, thoái hóa, độ tuổi, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong các phương pháp phẫu thuật sau:

  • Sửa chữa khớp: Các bác sĩ sẽ tiến hành sửa chữa lại các khớp bị tổn thương, giúp người bệnh giảm đau và phục hồi chức năng vận động của khớp.
  • Thay khớp: Phương pháp này thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị viêm đau khớp háng và khớp gối. Người bệnh sẽ được phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn các khớp bị hư hỏng. Và thay vào đó bằng một khớp nhân tạo mới, có khả năng tồn tại trong cơ thể người.
  • Hợp nhất khớp: Thường ứng dụng trong điều trị viêm đau ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân… Phương pháp này được thực hiện bằng cách loại bỏ các đầu tận của các khớp xương. Sau đó, các đầu xương đó sẽ được gắn chặt vào với nhau cho đến khi chúng lành lặn trở lại.

Phẫu thuật luôn được coi là giải pháp sau cùng trong điều trị bệnh. Lý do là bởi cách chữa này tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra tai biến trong và hậu phẫu. Bên cạnh đó, chi phí cũng là một vấn đề e ngại của nhiều người bệnh.

Cách phòng ngừa viêm đau khớp hiệu quả

Viêm đau khớp có thể tái phát lại và tăng mức độ nghiêm trọng hơn nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, dù đã điều trị khỏi hay chưa các bạn cũng cần lưu ý phòng ngừa bệnh bằng một số cách như:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động đào giả độc tố, giúp giảm viêm trong cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng tốt cho xương khớp bằng các thực phẩm giàu hàm lượng vitamin D, C, E và canxi.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Chăm chỉ luyện tập giúp xương khớp dẻo dai.
  • Tránh làm việc nặng, hoạt động chân tay quá mức
  • Thăm khám bệnh theo định kỳ để hiểm rõ về tình trạng sức khỏe.

Như vậy, để thấy rằng viêm đau khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe. Do vậy, các bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu viêm đau khớp cần chủ động tới bệnh viện thăm khám và điều trị dứt điểm theo liệu trình chuyên khoa.

>> Đọc thêm: Viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì? Thực đơn khoa học dành cho người bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger