Uống Bia Đi Tiểu Nhiều Có Phải Thận Yếu? Giái Đáp Cho Bạn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Uống bia đi tiểu nhiều có phải thận yếu không là thắc mắc chung của nhiều người. Trên thực tế đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của thận, xảy ra do cơ chế đào thải của cơ quan này. Tuy nhiên cần thận trọng nếu đi tiểu nhiều kèm theo những triệu chứng khác.

Uống bia đi tiểu nhiều có phải thận yếu không
Tìm hiểu uống bia đi tiểu nhiều có phải thận yếu không? Những nguyên nhân thường gặp

Uống bia đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?

Đi tiểu nhiều sau khi uống bia là một tình trạng thường gặp, liên quan đến quá trình đào thải của thận. Vậy Uống bia đi tiểu nhiều có phải thận yếu không? Theo các chuyên gia, đi tiểu nhiều lần sau uống bia và không kèm theo triệu chứng khác là một tình trạng bình thường, do cơ chế đào thải của thận.

Trong cơ thể, thận tham gia quá trình bài tiết, cân bằng lượng nước và lọc máu. Khi dung nạp một lượng lớn nước, thận hoạt động liên tục và đào thải một lượng nước lớn (tương ứng với lượng nước ban đầu) ra khỏi cơ thể.

Trong khi đó thành phần chính của bia có đến 80% – 90% là nước. Chính vì thế mà bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn sao khi uống bia. Ngoài ra bia còn là một loại thức uống giúp lợi tiểu, tăng lượng nước thải ra sau khi uống nhiều.

Tuy nhiên uống bia đi tiểu nhiều cũng có thể là một dấu hiệu của chứng thận yếu. Tình trạng này thường đi kèm với những biểu hiện khác như nước tiểu nổi bọt, tiểu máu, đi tiểu nhiều hơn ngay cả khi không uống bia…

Nguyên nhân đi tiểu nhiều sau khi uống bia?

Có nhiều nguyên nhân khiến một người uống bia đi tiểu nhiều lần. Phần lớn trường hợp liên quan đến tác dụng lợi tiểu của bia và phản ứng bình thường của thận. Tuy nhiên một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng này kèm theo nhiều biểu hiện khác.

Những nguyên nhân dưới đây có thể giúp bạn nắm rõ tình trạng:

1. Phản ứng bình thường của thận

Thành phần chủ yếu của bia là nước. Khi nạp một lượng lớn nước vào cơ thể, thận hoạt động nhiều hơn để thực hiện quá trình đào thải, đảm bảo lượng nước trong cơ thể luôn ở mức vừa đủ. Điều này khiến nhiều nước tiểu được sản sinh và cần phải loại bỏ khỏi cơ thể.

Đi tiểu nhiều sau khi uống bia là phản ứng bình thường của thận
Đi tiểu nhiều sau khi uống bia là phản ứng bình thường của thận, xảy ra do quá trình đào thải

2. Tác dụng lợi tiểu của bia

Bia là một thức uống giúp lợi tiểu. Khi được đưa vào cơ thể, những hoạt chất lợi niệu như diuretic nhanh chóng ngăn cản quá trình sản sinh và hoạt động của hormone giãn niệu – hormone giúp cô đặc nước tiểu và hạn chế tiểu nhiều. Từ đó khiến thận tạo ra nhiều nước tiểu hơn và cần được đào thải ra ngoài.

Đặc biệt uống nhiều bia khiến quá trình sản xuất hoocmon vasopressin bị cản trở. Hormone này giúp thận tái hấp thu nước thay vì tăng tiết và thải ra ngoài qua bàng quang.

Khi nồng độ hoocmon vasopressin suy giảm, việc tái hấp thu nước của thận sẽ bị ngưng trệ, bàng quang chứa đầy nước. Từ đó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn khi uống bia.

3. Vấn đề tâm lý

Vấn đề về tâm lý có thể là nguyên nhân khiến một người đi tiểu nhiều hơn khi uống bia. Cụ thể những người thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, có những tổn thương về thần kinh…thường khó khăn hơn trong việc kiểm soát hoạt động của bàng quang.

Khi uống nhiều bia, một lượng lớn nước sẽ được đưa vào cao thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần hơn. Để khắc phục, hãy giữ tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực, tránh lo lắng và căng thẳng quá mức.

4. Bệnh lý

Cơ chế lọc nước của thận khiến bạn đi tiểu nhiều hơn khi uống bia và không kèm theo bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Nếu đi tiểu nhiều sau uống bia và có những biểu hiện khác, bạn cần thận trọng vì đây là một dấu hiệu cho thấy thận bị suy hoặc có nhiều tổn thương khác.

  • Thận yếu

Thận yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn đi tiểu nhiều khi uống bia và kèm theo nhiều biểu hiện khác. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng suy giảm chức năng ở thận.

Khi bị tổn thương / suy giảm chức năng, quá trình tái hấp thu nước của thận không được đảm bảo. Từ đó khiến nước tiểu tăng tiết và thải ra ngoài qua bàng quang.

Ngoài ra đi tiểu nhiều sau uống bia cũng có thể do bộ lọc của thận bị hỏng và khiến người bệnh muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Thận yếu
Thận yếu khiến bạn đi tiểu nhiều khi uống bia kèm theo nước tiểu nổi bọt, da khô và ngứa

Thận yếu đi tiểu nhiều thường kèm theo những biểu hiện sau:

    • Tiểu trên 2 lần mỗi đêm và 8 lần mỗi ngày.
    • Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc có máu
    • Nước tiểu nổi bọt
    • Khó ngủ
    • Mệt mỏi suy nhược thường xuyên, kém tập trung và có ít năng lượng
    • Da khô và ngứa
    • Ớn lạnh
    • Xuất hiện bọng mắt 
    • Ăn uống không ngon miệng
    • Sạm da, rụng tóc
    • Chuột rút thường xuyên.

Thận yếu cần được điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển dẫn đến suy thận mạn và nhiều tình trạng khác.

  • Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày và khi uống bia. Đây là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu.

Sau khi xâm nhập, vi khuẩn phát triển, làm tổn thương thận hoặc bàng quang. Sau đó gây nhiễm khuẩn nước tiểu và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cơ quan nhỏ trong hệ tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu thường gây tiểu nhiều lần kèm theo những biểu hiện sau:

    • Nước tiểu có nhiều bọt
    • Tiểu máu với nước tiểu màu cola, màu đỏ hoặc màu hồng
    • Buốt và nóng rát khi đi tiểu
    • Nước tiểu có mùi nặng
    • Đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít
    • Đau buốt vùng kín
    • Đau bụng dưới…
  • Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân khiến một người đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc sau khi uống bia, đau rát khi đi tiểu, đau bụng… Đây là một bệnh lý ở nam giới, thể hiện cho tình trạng sưng đau tuyến tiền liệt của hệ tiết niệu. Phần lớn bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn.

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

    • Tiểu nhiều, tiểu đêm
    • Có cảm giác muốn đi tiểu liên tục
    • Đau rát khi đi tiểu
    • Tiểu khó, tiểu ngập ngừng hoặc tiểu nhỏ giọt
    • Đau bụng
    • Đau bẹn
    • Đau lưng dưới
    • Thường xuyên đau ở khu vực đáy chậu như đau ở giữa bìu và trực tràng
    • Nước tiểu đục hoặc/ và có máu
    • Đau tinh hoàn hoặc/ và dương vật…

Nếu có những biểu hiện này, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để thực hiện quá trình thăm khám và điều trị. Tránh để lâu khiến nhiễm trùng lan rộng và gây ra nhiều vấn đề khác.

  • Các bệnh nội tiết

Tiểu đường và suy tuyến giáp có thể gây hiện tượng đi tiểu nhiều sau khi uống bia.

    • Suy tuyến giáp: Những người có tuyến giáp hoạt động kém thường đi tiểu nhiều hơn khi uống bia (do ảnh hưởng tiêu cực đến bàng quang). Ngoài ra những người bị suy tuyến giáp còn có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, suy giảm nhịp tim và huyết áp thấp.
    • Tiểu đường: Bệnh lý này xảy ra khi nồng độ đường trong máu tăng cao và không kiểm soát được. Các nghiên cứu cho thấy những người bị tiểu đường thường khó hoặc không thể kiểm soát cơn buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày. Đặc biệt người bệnh sẽ tiểu nhiều hơn khi uống bia hoặc dùng một loại đồ uống kích thích khác.
Tiểu đường
Tiểu đường khiến người bệnh tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi uống bia
  • Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo là tình trạng viêm hoặc những tổn thương bên trong khiến niệu đạo bị hẹp. Bệnh lý này khiến dòng nước tiểu yếu hoặc chảy đôi. Đối với những trường hợp nặng, hẹp niệu đạo có thể khiến dòng nước tiểu bị ngăn chặn hoàn toàn.

Bệnh thường liên quan đến những đợt viêm nhiễm niệu đạo, vi khuẩn lậu cầu trú ẩn, nhiễm khuẩn bao quy đầu, chấn thương hoặc do bệnh lý toàn thân gây lao niệu đạo.

Khi bị hẹp niệu đạo, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

    • Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên do bàng quang không hoàn toàn rỗng
    • Tiểu không tự chủ
    • Tiểu máu
    • Tiểu nhỏ giọt
    • Dòng chảy yếu
    • Tiểu khó, đau khi đi tiểu
    • Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu
    • Nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Bí tiểu
    • Phun nước tiểu hoặc dòng đôi
    • Máu trong tinh dịch
    • Đau vùng chậu
    • Giảm lực xuất tinh

Uống nhiều bia có gây thận yếu không?

Mặc dù có tác dụng lợi tiểu nhưng việc tiêu thụ bia quá mức và trong thời gian dài có thể khiến thận suy yếu. Theo các chuyên gia, đi tiểu nhiều chỉ giải quyết được lượng nước thải ra sau uống bia. Khi lượng nước đưa vào cơ thể không bù được lượng nước thải, bạn sẽ rơi vào tình trạng mất nước với biểu hiện môi khô, khát nước, da khô, táo bón…

Hơn nữa mất nước do uống nhiều rượu bia làm ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể, khiến các cơ quan hoạt động yếu hơn và dễ tổn thương (trong đó có thận).

Đi tiểu nhiều sau khi uống bia cũng làm mất một lượng điện giải, khiến cơ thể cảm thấy khát nước. Nếu chỉ uống nước lọc cơ thể sẽ bị thiếu hụt điện giải. Để phục hồi, hãy uống một ly nước ép hoa quả, nước chanh muối và uống bù nước.

Mặt khác việc lạm dụng bia, thường xuyên uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, thận làm việc với tầng suất cao trong thời gian dài. Điều này làm tăng nguy cơ tích tụ acid uric, xơ gan, tổn thương thận… cuối cùng dẫn đến suy thận.

Thường xuyên uống nhiều bia rượu khiến thận tổn thương
Uống nhiều bia rượu khiến thận tổn thương do làm việc với tầng suất cao trong thời gian dài

Uống bia đi tiểu nhiều cũng có thể gây ra một số vấn đề sau:

  • Đi tiểu nhiều lần khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống
  • Bàng quang bị kích thích dẫn đến rối loạn và suy yếu
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

Tiểu nhiều sau uống bia gây khó chịu. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không nhịn tiểu. Bởi điều này sẽ gây nhiễm trùng bàng quang, tích tụ độc tố trong thận. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.

Chính vì những điều nêu trên, mọi người được khuyên không nên lạm dụng bia rượu, nên uống nhiều nước, xây dựng lối sống lành mạnh, ăn nhiều rau, ít muối và giảm tinh bột. Ngoài ra người bệnh không nên tự ý uống thuốc hoặc kéo dài liều dùng thuốc để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng thận.

Uống bia đi tiểu nhiều có phải thận yếu không còn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Tình trạng này có thể là một tình trạng bình thường nhưng cũng có thể liên quan đến bệnh lý. Vì vậy người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ khi có những dấu hiệu kèm theo.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger