Truyền Albumin Trong Hội Chứng Thận Hư Và Lưu Ý Cần Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Truyền albumin trong hội chứng thận hư là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Cách này nhằm mục đích duy trì chức năng mạch máu ở cầu thận, góp phần cải thiện triệu chứng và đẩy lùi bệnh. Cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động của thuốc, cách sử dụng và những điều cần lưu ý về phương pháp này để đạt hiệu quả tối ưu. 

Truyền albumin trong hội chứng thận hư
Truyền albumin trong hội chứng thận hư là chỉ định y tế cần thiết nhằm bổ sung albumin thiếu hụt, kiểm soát triệu chứng bệnh

Những điều cần biết về albumin 

Albumin là loại thuốc chứa hoạt chất chính là albumin. Có nhiều biệt dược trên thị trường như Human Albumin Grifols, BoloRx, Buminate, Kedbumin, Albuked 5, Plasbumin-5, Albumin-ZLB, Plasbumin-25… Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch lỏng với 3 loại chính là 5%, 20% và 25%, sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch. 

Theo các tài liệu y khoa, bản chất của albumin là protein dạng huyết tương quan trọng trong cơ thể người (tên khoa học là albumin hunman). Chiếm tỷ lệ từ 58 – 74%, hoạt động thông qua cơ chế làm tăng nồng độ albumin huyết thanh hoặc thể tích huyết tương. Có tác dụng giữ nước bên trong lòng mạch máu, ổn định áp lực keo và ngăn chặn các đợt gây phù người. 

Albumin là chất quan trọng trong máu, nó là hóa chất có nhiệm vụ liên kết và vận chuyển chất các chất như acid béo, bilirubin, hormone steroid… Albumin do gan sản xuất ra, do đó những bệnh lý về gan, thận thường khiến chỉ số albumin máu giảm theo.

Truyền albumin trong hội chứng thận hư
Albumin là chế phẩm sinh học được điều chế dạng dung dịch tương tự như huyết tương trong cơ thể người

Chế phẩm Albumin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau: 

  • Mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan cổ trướng, suy gan, ung thư gan…; 
  • Các bệnh lý về thận, điển hình là hội chứng thận hư, thận yếu, suy thận…; 
  • Người bị sốc do mất máu nhiều, trụy mạch; 
  • Dùng trong phẫu thuật tim phổi hoặc điều trị bỏng khi kết hợp với các loại thuốc khác; 
  • … 

Tuy nhiên, những người có cơ địa dị ứng với hoạt chất albumin, người đang tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch thực quản, phù phổi, thiếu máu nghiêm trọng hoặc ứ dịch trong cơ thể… được chống chỉ định sử dụng chế phẩm này. 

Mối liên hệ giữa albumin và hội chứng thận hư

Người mắc hội chứng thận hư đặc trưng với các hiện tượng như: phù người, tiểu đạm, tăng protein niệu, giảm protein và albumin trong máu xuống mức thấp cùng một số triệu chứng khác kèm theo. Đồng thời đây cũng là những tiêu chuẩn cơ bản giúp chẩn đoán hội chứng thận hư trong y học hiện đại. Căn bệnh này xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường là ảnh hưởng từ các bệnh lý về gan, thận, bệnh miễn dịch, hệ thống… 

Theo các chuyên gia, đối với người bình thường, albumin xuất hiện trong các mach máu ở cầu thận, chúng có kích thước lớn hơn so với các lỗ màng ngăn. Ở cả 2 bên thận, các albumin đều mang điện tích âm, chúng được giữ lại bên trong thận để thực hiện chức năng của mình. 

Truyền albumin trong hội chứng thận hư
Người mắc hội chứng thận hư thường có chỉ số đạm niệu cao do albumin thoát qua đường nước tiểu

Tuy nhiên, ở người mắc hội chứng thận hư, cầu thận bị tổn thương gây suy giảm chức năng thận. Điều này đồng nghĩa với việc các lỗ trên màng lọc thận mở rộng kích thước, to hơn so với ban đầu, các albumin mất đi điện tích âm và khiến chúng dễ dàng thất thoát ra ngoài thông qua đường bài tiết nước tiểu. 

Đây chính là lý do vì sao bệnh nhân hội chứng thận hư thường bị tiểu ra đạm, đặc trưng bởi dấu hiệu nước tiểu nổi nhiều bọt khí. Vì trong nước tiểu lúc này chứa nhiều albumin. Lượng albumin thoát ra nước tiểu nhiều quá mức, khiến cơ thể không kịp sản sinh để bù đắp lượng thiếu hụt dẫn đến việc không giữ được nước trong lòng mạch máu, gây tràn dịch khắp cơ thể. Trong đó, chủ yếu là tràn ra các vùng như mắt, mặt, bụng, chi dưới… và gây phù toàn thân. 

Hướng dẫn truyền Albumin trong hội chứng thận hư

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều loại protein khác nhau trong máu và đi vào nước tiểu ở người mắc bệnh thận hư. Nhưng phần lớn các trường hợp là thiếu hụt albumin nghiêm trọng, gây ra hàng loạt các triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. 

Do đó, trong những trường hợp thật sự cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân được truyền albumin với lượng phù hợp để bù đắp sự thiếu hụt trong cơ thể. Khi bù đắp đủ lượng albumin cần thiết, triệu chứng tiểu đạm sẽ được cải thiện, cụ thể là triệu chứng phù người.

Truyền albumin trong hội chứng thận hư được bác sĩ cân nhắc kỹ trước khi chỉ định. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá diễn tiến, mức độ bệnh. Một số trường hợp được chỉ định truyền albumin trong hội chứng thận hư thường là: 

Truyền albumin trong hội chứng thận hư
Truyền albumin trong hội chứng thận hư được chỉ định khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số albumin < 10g/ lít
  • Xét nghiệm máu cho kết quả chỉ số albumin < 10g/ lít máu; 
  • Sốc giảm tuần hoàn và giảm thể tích máu do có dấu hiệu suy thận; 
  • Bệnh nhân được chẩn đoán là hội chứng thận hư kháng thuốc lợi tiểu, gây phù nghiêm trọng; 
  • Bệnh nhi mắc hội chứng thận hư bẩm sinh, cơ thể không tự tổng hợp được albumin bắt buộc phải truyền dung dịch albumin thường xuyên; 

Thuốc Albumin được sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Có thể dùng trực tiếp dung dịch hoặc pha loãng với nước muối/ dextrose 5% tùy từng trường hợp. Hướng dẫn liều dùng và cách dùng albumin điều trị hội chứng thận hư cụ thể như sau: 

Liều dùng cho người lớn

  • Liều ban đầu: 25g truyền tĩnh mạch, sau 25 – 30 phút tiếp tục truyền cho đến khi đáp ứng đủ lượng albumin cần thiết cho cơ thể;
  • Khuyến cáo liều dùng tối đa không quá > 250g/ 48 tiếng; 

Liều dùng cho trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc hội chứng thận hư được chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch chế phẩm albumin liều như khuyến cáo như sau:

  • Liều 10 – 20ml/ kg loại dung dịch 5%; 
  • Liều 500 – 1000mg/ kg; 

Khuyến cáo không tiêm cho trẻ quá liều 250g/ 48 tiếng hoặc quá 6g/ kg/ ngày. 

Tác dụng phụ thường gặp khi truyền albumin

Tương tự như những loại thuốc trị hội chứng thận hư khác, albumin cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Có thể kể đến như:

  • Dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay;
  • Tụt huyết áp đột ngột; 
  • Đỏ bừng mặt, tăng nhịp tim; 
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, sốt, ớn lạnh; 
  • Buồn nôn, nôn mửa, tăng tiết nước bọt;
  • Co thắt phế quản 
  • Sốc phản vệ 

Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc Albumin, nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt là dị ứng hay sốc thuốc, hãy ngưng dùng thuốc ngay. Sau đó, đội ngũ nhân viên y tế cần xử lý chống sốc phản vệ theo quy định của Bộ Y tế. 

Lưu ý cần biết khi truyền albumin trong hội chứng thận hư

Để đạt hiệu quả điều trị hội chứng thận hư khi dùng Albumin và giảm thiểu thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Truyền albumin trong hội chứng thận hư
Tuân thủ các yêu cầu và chỉ định của bác sĩ trong quá trình truyền albumin trong hội chứng thận hư để đạt hiệu quả tối ưu
  • Tuân thủ tuyệt đối các chỉ định, yêu cầu của bác sĩ trong quá trình điều trị, đặc biệt là khi dùng thuốc Albumin. 
  • Không tự ý mua thuốc về nhà để tự truyền, thay đổi liều lượng khi chưa được thăm khám để tránh gây ra những hậu quả khó lường cho sức khỏe. Hãy nhớ chỉ sử dụng Albumin khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.
  • Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn. 
  • Thông báo cho bác sĩ biết chính xác về cơ địa dị ứng của bản thân, có tiền sử bệnh nền hay không, các loại thuốc đang sử dụng… để có chỉ định phù hợp. 
  • Thuốc albumin có thời hạn sử dụng trong vòng 3 năm nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C. 
  • Lưu ý nếu đã mở nắp lọ thuốc, phải sử dụng trong vòng 4 tiếng, nếu còn dư phải bỏ, tuyệt đối không tái sử dụng. 
  • Không pha dung dịch albumin với các chất thủy phân protein hoặc rượu vì sẽ khiến protein kết tủa. 
  • Người bệnh sẽ được chỉ định bổ sung thêm đạm thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày, lượng khuyến cáo khoảng 300g/ ngày. 
  • Kết hợp sử dụng đồng thời với các loại thuốc nhóm Corticoid như Prednisolone, Prednisone, Methylprednisone, nhóm thuốc lợi tiểu… với liều khuyến cáo để đạt kết quả điều trị tối ưu. 

Truyền albumin trong hội chứng thận hư là biện pháp được cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra chỉ định. Chỉ những trường hợp thật sự cần thiết mới được áp dụng, khi dùng sẽ được giám sát, theo dõi bởi nhân viên y tế để đảm bảo quá trình truyền không phát sinh rủi ro hoặc xử lý kịp thời (nếu có). 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger