Gợi ý 7 cách trị mề đay bằng lá khế an toàn, hiệu quả tại nhà

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trị mề đay bằng lá khế là cách chữa bệnh tại nhà theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng. Cách này hiệu quả và an toàn, lành tính với sức khỏe người bệnh, phù hợp dùng cho cảm người lớn và trẻ em. Nếu chưa biết cách thực hiện, tham khảo ngay 7 gợi ý hướng dẫn trong bài viết dưới đây. 

Trị mề đay bằng lá khế
Trị mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian hiệu quả, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng

Tìm hiểu công dụng của lá khế dùng để chữa mề đay

Cây khế là loại cây rất quen thuộc ở các vùng nông thôn Việt Nam, thuộc họ thân gỗ và thường được trồng làm cảnh, lấy bóng mát. Quả khế cũng rất được ưa thích nhờ vị chua ngọt dễ ăn. Ngoài ra, lá khế còn được tận dụng để làm dược liệu trị bệnh. 

Trong Đông y, lá khế có vị chua, chát, không độc, tính bình với khả năng lợi tiểu, tán nhiệt, giảm sưng viêm, trị chứng u nhọt, ngứa ngáy do mề đay, huyết nhiệt. Còn theo y học hiện đại, trong lá khế chứa hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin C, flavoinoid, epicatechin, acid gallic, quercetin… có khả năng xoa dịu kích ứng tổn thương mề đay, hỗ trợ cải thiện triệu chứng và giúp phục các tế bào da bị tổn thương, bảo vệ da khỏi các tác nhân xâm nhập gây dị ứng. 

Trị mề đay bằng lá khế
Lá khế có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, tiêu độc trị nổi mề đay hiệu quả

Từ những thông tin trên, có thể nhận định dùng lá khế chữa nổi mề đay là mẹo trị bệnh có cơ sở khoa học. Ngay cả các chuyên gia da liễu cũng khuyến khích sử dụng lá khế khi bị nổi mề đay. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, ít triệu chứng và không có biến chứng, vết thương hở ngoài da. 

Cách chữa này khá lành tính, an toàn khi sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Đặc biệt, trẻ nhỏ có thể tắm nước lá khế để trị mề đay sẽ hiệu quả và an toàn hơn so với dùng thuốc Tây, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. 

TOP 7 cách dùng lá khế chữa bệnh nổi mề đay hiệu quả

Có rất nhiều cách sử dụng lá khế để chữa mề đay khác nhau, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các nguyên dược liệu khác nhằm làm tăng hiệu quả. Dưới đây là 7 cách thực hiện bạn có thể tham khảo áp dụng: 

1. Tắm nước lá khế

Tắm nước lá khế là cách sử dụng lá khế chữa mề đay đơn giản và dễ thực hiện nhất. Các dược chất trong lá khế hòa vào nước, khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương do mề đay sẽ ngay lập tức xoa dịu kích ứng, từ đó giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm. Cách này phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai…, đặc biệt phù hợp với những người bị nổi mề đay toàn thân. 

Cách thực hiện

  • Dùng 200g lá khế tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước rồi cho vào chậu nước muối pha loãng ngâm trong vòng 15 phút. 
  • Vò lá hơi nát cho vào nồi, đổ 2 lít nước vào đun sôi khoảng 5 – 7 phút. 
  • Đổ nước lá khế ra chậu, cho thêm nước lạnh rồi tắm. 
  • Kiên trì thực hiện tắm nước lá khế 1 lần/ tuần giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng mề đay. 

2. Chườm nóng lá khế sao muối hột

Lá khế sao nóng với muối hột là cách chữa đơn giản được nhiều người áp dụng. Muối có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn da hiệu quả, khi kết hợp với lá khế càng làm tăng công dụng kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay. 

Trị mề đay bằng lá khế
Sao nóng lá khế để chườm giúp xoa dịu kích ứng da, giảm cơn ngứa ngáy, sưng phù khó chịu do mề đay

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước rồi ngâm trong chậu nước muối pha loãng 15 phút.
  • Vớt lá ra cho vào nồi, đổ 2 lít nước, đậy kín nắp rồi đun sôi lên trong vòng 10 phút thì tắt bếp. 
  • Dùng một tấm chăn trùm kín đầu cùng với nồi nước xông, hé mở nắp nồi từ từ để khí nóng tỏa ra khắp cơ thể. 
  • Xông khoảng 10 phút cho đến khi cảm giác ngứa ngáy thuyên giảm. 

Lưu ý: Tuy cách chữa này đem lại hiệu quả cao nhưng cần chú ý cẩn thận trong lúc thực hiện để tránh gây bỏng da. Tránh thực hiện cách này cho trẻ nhỏ. 

3. Xông hơi lá khế

Các dược chất trong lá khế khi được đun sôi sẽ hòa lẫn trong hơi nước, xông trực tiếp vào da sẽ dễ thẩm thấu và phát huy tác dụng tốt hơn. Xông hơi bằng lá khế giúp giảm ngứa ngáy, giảm viêm nhờ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình đào thải độc tố dưới da, đảm bảo da sạch sẽ, thông thoáng. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng 15 phút trước khi dùng. 
  • Cho lá khế vào nồi nấu cùng 2 lít nước, nước sôi bùng lên thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, hòa thêm nước lạnh vào để điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị mề đay. 

4. Đắp bã lá khế

Để cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa ngoài da, dùng bã lá khế cũng là một cách rất hiệu quả, đơn giản dễ thực hiện. 

Cách thực hiện

  • Dùng 3 – 5 lá khế tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng để làm sạch vi khuẩn trước khi sử dụng. 
  • Giã nát lá khế với một ít muối hột trắng, trộn đều lên. 
  • Vệ sinh vùng da mề đay bị tổn thương, đắp bã lá khế lên và để yên khoảng 30 phút. 
  • Rửa sạch lại với nước ấm và lau khô. 

5. Nước sắc lá khế

Uống nước lá khế giúp cải thiện các triệu chứng mề đay từ bên trong cơ thể, tác động sâu vào yếu tố gây bệnh và bồi dưỡng cơ thể, tăng cường miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, khi bị mề đay bạn không nên bỏ qua cách chữa hiệu quả này. 

Trị mề đay bằng lá khế
Uống nước lá khế giúp cải thiện các triệu chứng mề đay từ bên trong cơ thể

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế ngọt, rửa sạch qua nhiều lần nước và ngâm nước muối 15 phút cho sạch trước khi sử dụng.
  • Vò nát lá khế, cho vào ấm đun, đổ nước ngập bề mặt lá, đậy kín nắp và đun sôi trên lửa nhỏ.
  • Khi nước sôi lên, rót ra chén, chia làm nhiều phần nhỏ và sử dụng hết trong ngày. 

6. Lá khế ngọt kết hợp với vỏ, rễ khế 

Ngoài lá khế, vỏ và rễ cây khế cũng là dược liệu hỗ trợ trị bệnh tốt. Sự kết hợp này càng làm tăng công dụng trị bệnh, kiên trì thực hiện giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay ngứa ngáy. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá khế, vỏ và rễ cây khế mỗi loại một ít với lượng bằng nhau. 
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho vào thau nước muối ngâm khoảng 15 phút cho sạch hết bụi bẩn, vi khuẩn rồi vớt ra để ráo. 
  • Sau đó cho hết vào ấm sắc thuốc, đổ 1 lít nước vào đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp. 
  • Chắt lấy phần nước, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Còn phần bã không nên vứt đi, tận dụng để massage nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương do mề đay. 

7. Lá khế + lá hương cao + lá dã hương

Ngoài các loại dược liệu trên, lá khế khi kết hợp với dã hương và lá hương cao cũng đem lại hiệu quả trị bệnh mề đay tốt. Sự kết hợp này giúp làm tăng khả năng xoa dịu kích ứng, giảm sưng viêm, cảm giác ngứa ngáy nổi mẩn đỏ do mề đay. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đủ các nguyên liệu gồm lá hương cao, lá khế chua, dã hương mỗi loại một ít. 
  • Rửa sạch qua nhiều lần nước, ngâm trong nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. 
  • Vò nát lá, cho vào nồi đun với 3 lít nước cho đến khi sôi bùng lên. 
  • Đổ nước lá ra chậu, hòa thêm nước lạnh để chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải rồi dùng để tắm. 
  • Có thể tận dụng phần bã lá đắp lên hoặc chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả. 

Lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng lá khế chữa mề đay

Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian hiệu quả, an toàn và lành tính với sức khỏe người bệnh. Nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn, cần lưu ý một số điều sau: 

  • Chỉ áp dụng cách này cho những người bệnh mề đay mức độ nhẹ, ít triệu chứng và không có các biến chứng, vết thương hở, rỉ máu.
  • Trong quá trình sử dụng lá khế, nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng gì bất thường, hãy ngưng lại và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh gây rủi ro có hại cho sức khỏe. 
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài vì cách chữa bệnh này chủ yếu dựa vào dược tính của lá khế, phát huy tác dụng khá chậm. 
  • Cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không có khả năng chữa bệnh tận gốc. 
  • Trong lúc sử dụng lá khế, nhất là các bài thuốc uống không nên tự ý kết hợp với các loại thuốc hoặc dược phẩm khác để tránh gây tương tác thuốc, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. 
  • Nếu cơ địa dị ứng với lá khế, tuyệt đối không nên sử dụng để tránh gây các rủi ro khó lường. 
  • Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, chăm sóc da sạch sẽ và duy trì tinh thần ổn định để rút ngắn thời gian điều trị. 

Chữa mề đay bằng lá khế là bài thuốc dân gian hiệu quả và an toàn nên người bệnh có thể cân nhắc sử dụng. Nhưng với những trường hợp bệnh nhân mãn tính, triệu chứng mề đay tái đi tái lại dai dẳng không nên áp dụng, thay vào đó nên chủ động thăm khám, chẩn đoán để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger