Giải Pháp Tiêm Ozone Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm [Mới Nhất]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng kim hơi đưa ozone vào đĩa đệm thoát vị. Phương pháp này giúp làm tan những tổ chức viêm và giảm đau nhức tại chỗ. Từ đo tạo điều kiện cho đĩa đệm được hồi phục và phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân.

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu phương pháp tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm, công dụng, quy trình thực hiện và lưu ý

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy thoát khỏi vị trí ban đầu do bao xơ nứt / rách. Điều này thường liên quan đến quá trình lão hóa, bệnh thoái hóa cột sống và chấn thương. Khối thoát vị có xu hướng chèn ép rễ thần kinh dẫn đến đau nhức thường xuyên, đau nghiêm trọng kèm theo tê, yếu, giảm phạm vi và chức năng vận động.

Bệnh thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng nhiều phương pháp. Phần lớn bệnh nhân có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn gồm thuốc, vật lý trị liệu và chăm sóc tại nhà.

Đối với những trường hợp nặng và không đáp ứng với thuốc, bệnh nhân có thể được yêu cầu tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có thể trì hoãn hoặc làm giảm nhu cầu phẫu thuật. Hiệu quả thường nhanh, kéo dài nhiều tháng hoặc vĩnh viễn (cơ chế tương tự như như tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm).

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm là gì?

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm là một phương pháp xâm lấn tối thiểu cho những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm gây đau nhức dai dẳng và không đáp ứng với thuốc. Phương pháp này sử dụng kim hơi đưa ozone vào đĩa đệm tổn thương.

Khi được tiêm vào đĩa đệm thoát vị, ozone nhanh chóng ức chế và làm tan những tổ chức viêm xung quanh. Từ đó kiểm soát cảm giác đau nhức, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân. Đồng thời tạo điều kiện cho đĩa đệm thoát vị lành lại nhanh chóng.

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm sử dụng kim hơi đưa ozone vào đĩa đệm tổn thương
Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm sử dụng kim hơi đưa ozone vào đĩa đệm tổn thương

Ở Việt Nam, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ozone đã được triển khai từ năm 2018 tại Bệnh viện Xanh Pôn. Kết quả thống kê cho thấy, 80% trên tổng 200 trường hợp đạt kết quả tốt sau điều trị. Ngoài ra phương pháp này có độ an toàn cao và khá đơn giản, thời gian thực hiện 40 phút và bệnh nhân có thể về ngay trong ngày.

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm hoạt động như thế nào?

Trong phương pháp tiêm ozone chữa thoát vị đĩa đệm, ozone được tiêm trực tiếp vào đĩa đệm thoát vị dưới hướng dẫn của máy cắt lớp vi tính. Điều này cho phép đưa kim tiêm vào đúng vị trí, đảm bảo hiệu quả điều trị.

Ozone là dạng thù hình của oxy, được sử dụng phổ biến trong điều trị y tế. Chất này có tác dụng chống nhiễm trùng vết thương, sát khuẩn, trị viêm. Khi được bơm vào đĩa đệm thoát vị, ozone nhanh chóng thực hiện quá trình cytokine đối kháng, khuếch tán TGFβ1.

Bên cạnh đó, ozone gây dư thừa antioxidant – một chất chống oxy hóa mạnh. Điều này giúp trung hòa những phản ứng dư thừa, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào nội mạc sản xuất NO và PDGF. Từ đó tiêu diệt những tổ chức viêm.

Hơn nữa ozone làm giãn mạch, tăng lưu thông máu. Điều này giúp làm giảm tình trạng phù nề do viêm, tăng chữa lành tổn thương mà không làm ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh.

Ngoài ra ozone được đưa trực tiếp vào đĩa đệm tổn thương làm phân hủy protein của nhân nhầy thoát vị. Điều này giúp thu nhỏ nhân nhầy thoát, giảm hoặc khắc phục tình trạng chèn ép rễ thần kinh và các triệu chứng.

Tác dụng chính của tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng nhưng mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi của bệnh nhân. Cụ thể phương pháp này mang đến những lợi ích và tác dụng sau:

  • Phòng ngừa và trị viêm, giảm phù nề do viêm
  • Giãn mạch, cải thiện sự lưu thông máu trong tĩnh mạch
  • Giảm đau nhờ khả năng ức chế dẫn truyền cảm giác đau
  • Ổn định tình trạng thoát vị, thu nhỏ nhân nhầy thoát vị bằng cách phân hủy protein của nhân nhầy. Từ đó làm giảm chèn ép rễ dây thần kinh, điều trị thoát vị đĩa đệm
  • Phục hồi chức năng vận động, cải thiện tính linh hoạt và độ dẻo dai cho cột sống.
Tiêm ozone giúp thu nhỏ nhân nhầy thoát vị
Tiêm ozone giúp thu nhỏ nhân nhầy thoát vị, giảm đau, kháng viêm và phục hồi chức năng vận động

Ai nên tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm?

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ozone được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến trung bình, không đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn (sau 4 tuần)
  • Bệnh nhân bị đau nhức kéo dài, mức độ đau trên thang điểm 6 (thang điểm từ 0 đến 10)
  • Có dấu hiệu chèn ép thần kinh cột sống
  • Điều trị nội khoa nhưng tái phát.

Chống chỉ định

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Thoát vị đĩa đệm nặng
  • Nhiễm khuẩn ngoài da ngay tại vùng bị thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh lý ác tính gây đau lưng như u tủy sống, ung thư…
  • Rối loạn chảy máu hoặc những người có vấn đề về đông máu
  • Viêm tủy sống đĩa đệm do lao, nhiễm khuẩn

Ưu nhược điểm của phương pháp tiêm ozone

Nhìn chung, phương pháp tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm có nhiều ưu điểm, từ hiệu quả đến mức độ an toàn. Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một vài khuyết điểm cần phải lưu ý.

Ưu điểm

  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp tiêm ozone có độ an toàn cao, không làm tổn thương tổ chức nhân nhầy và các mô xung quanh. Ngoài ra những trường hợp có bệnh lý nền (như tiểu đường và loãng xương) có thể áp dụng phương pháp này để chữa thoát vị đĩa đệm.
  • Mang đến hiệu quả giảm đau nhanh và cao.
  • Ít rủi ro tiềm ẩn, tỷ lệ tai biến rất thấp (chỉ khoảng 1%).
  • Thủ thuật bơm khí ozone vào đĩa đệm thoát vị rất nhẹ nhàng, quy trình đơn giản và nhanh chóng.
  • Người bệnh có thể nhanh chóng trở lại những hoạt động nhẹ nhàng. 
  • Bệnh nhân không bị đau khi thực hiện thủ thuật và không mất máu.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng kỹ thuật tiêm ozone có độ an toàn cao
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ozone có độ an toàn cao, ít biến chứng, không tổn thương tổ chức nhân nhầy

Nhược điểm

  • Khó định lượng được lượng ozone được đưa vào vùng đĩa đệm. Tuy nhiên lượng ozone dư thừa sau thực hiện thủ thuật sẽ chuyển hóa thành oxy. Điều này không gây độc cho cơ thể.
  • Nếu hít phải có thể gây tổn thương phổi.

Quy trình tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm

Trước khi tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh được kiểm tra mức độ tổn thương đĩa đệm, thể tích nhân nhầy thoát vị và những tổn thương đi kèm (bằng những xét nghiệm hình ảnh). Ngoài ra bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe chung, đảm bảo đủ điều kiện thực hiện thủ thuật.

Trong ngày thủ thuật, người bệnh không ăn uống ít nhất 6 giờ. Trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi thực hiện, người bệnh giữ tâm lý thoải mái, mặc áo choàng bệnh viện để dễ dàng tiếp cận vị trí tiêm.

Quy trình tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm được thực hiện với những bước cơ bản dưới đây:

  • Bước 1: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm sấp, bộc lộ rõ vị trí tiêm
  • Bước 2: Sát trùng vùng định tiêm
  • Bước 3: Dưới định vị của chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ xác định vị trí của đĩa đêm cần được tiếp cận. Hình ảnh thu được giúp hướng dẫn kim, đảm bảo tính chính xác khi can thiệp
  • Bước 4: Tiêm thuốc gây tê cục bộ vào da và các mô bên dưới
  • Bước 5: Bác sĩ sử dụng 1 cái kim mảnh, chọc kim vào vị trí cụ thể. Kim tiêm vuông góc với mặt da, ngã 30 độ, luồn kim vào sâu trung tâm của nhân nhầy hoặc vào gần nhất vị trí thoát vị
  • Bước 6: Bơm khí ozone vào nhân đĩa đệm. Tiếp tục bơm ozone vào những vị trí quanh rễ thần kinh bị chèn ép. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được tiêm thêm thuốc Corticoid để tăng hiệu quả điều trị. Đây là một loại thuốc chống viêm cực mạnh.
  • Bước 7: Rút kim nhẹ nhàng sau khi tiêm hết khí. Dùng băng gạc băng vị trí tiêm để tránh nhiễm trùng.

Quy trình tiêm ozone chữa thoát vị đĩa đệm thường được thực hiện trong vòng 40 phút. Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân được theo dõi tình trạng sức khỏe, nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 24h. Sau thời gian này, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và đi lại. Tuyệt đối không nên vận động mạnh.

Từ ngày thứ 4 sau thủ thuật, người bệnh có thể luyện tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu. Ngoài ra nên giữ tư thế đúng, ăn uống cân bằng và lành mạnh để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm nguy hiểm không?

So với những phương pháp can thiệp khác (như tiêm steroid ngoài màng cứng, mổ thoát vị đĩa đệm), tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm có độ an toàn cao hơn, không mất máu, ít rủi ro tiềm ẩn và tỷ lệ tai biến rất thấp. 

Tuy nhiên phương pháp này cần phải thực hiện đúng kỹ thuật, kim tiêm cần được đưa vào đúng vị trí cần tác động. Trong khi thực hiện quy trình, một số rủi ro có thể gặp gồm:

  • Tổn thương phổi do hít phải ozone
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu
  • Tổn thương thần kinh và các mô lân cận
  • Thủng màng cứng
  • Giảm nhịp tim (hiếm gặp)
  • Ảnh hưởng đến tim mạch hoặc hệ thống thần kinh trung ương (do ảnh hưởng từ thuốc gây tê)
Tổn thương phổi do hít phải ozone
Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm có thể gây tổn thương phổi do hít phải ozone

Nghỉ ngơi đầy đủ và thực hiện đúng kỹ thuật để tránh phát sinh biến chứng. Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm ozone ít nhất 48 giờ. Thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất thường.

Lưu ý khi tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm là một phương pháp có độ an toàn cao, ít rủi ro tiềm ẩn cũng như những tác dụng phụ từ thuốc. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện tại những bệnh viện uy tín, bác sĩ giỏi và am hiểu về kỹ thuật. Điều này giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế tối đa những rủi ro và biến chứng sau thủ thuật.

Ngoài ra trước và sau khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ozone, người bệnh cũng cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Khám cột sống kỹ lưỡng, xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về những giải pháp tốt nhất cho tình trạng.
  • Chỉ tiêm ozone điều trị bệnh khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. 
  • Khi được chỉ định tiêm ozone, người bệnh cần đến bệnh viện cùng với người thân.
  • Tham khảo lợi ích và rủi ro, đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm ozone chữa bệnh.
  • Trong 24 – 48 giờ đầu sau tiêm, cần nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe. Thông báo với bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường.
  • Cần tránh chạy xe máy, đi bộ nhanh hoặc vận động mạnh ngay sau khi tiêm ozone.
  • Đau có thể tăng lên trong vài ngày đầu. Tuy nhiên biểu hiện này sẽ nhanh chóng mất đi.
  • Sau tiêm từ 24 – 48 giờ, người bệnh có thể trở lại những hoạt động bình thường. Tuy nhiên người bệnh cần tránh những tư thế xấu, không mang vác vật nặng hoặc vận động gắng sức để tránh bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát.
  • Sau điều trị, người bệnh cần ăn uống cân bằng và lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý… để đĩa đệm nhanh chóng phục hồi, phòng ngừa thoát vị tái phát.
Nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe
Nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe trong 24 – 48 giờ đầu sau tiêm, đảm bảo cơ thể được phục hồi

Nhìn chung tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm có độ an toàn cao, giúp giảm đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên cần thực hiện bởi bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật dưới hướng dẫn của tia X. Điều này giúp đảm bảo an toàn, tránh phát sinh những vấn đề không mong uốn.

Tham khảo thêm:

Bình luận (1)

  1. Đặng văn Trọng says: Trả lời

    Tôi muốn hỏi trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có tiêm được không ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger