Thuốc chữa mề đay cấp tính được các chuyên gia khuyên dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mề đay cấp là dạng mề đay xảy ra phổ biến, đặc trưng của bệnh là các triệu chứng mề đay thông thường nhưng bùng phát đột ngột, kéo dài dưới 6 tuần. Có đến 80% trường hợp khởi phát mề đay cấp sẽ tự thuyên giảm và khỏi hẳn sau vài tiếng hoặc vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mề đay cấp có thể phát triển thành sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng. 

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Dùng thuốc chữa mề đay cấp tính là giải pháp kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả và nhanh chóng nhất

Tìm hiểu về bệnh mề đay cấp

Nổi mề đay (hay nổi mày đay) nói chung là một căn bệnh da liễu cực kỳ phổ biến. Đây là hiện tượng phát sinh phản ứng viêm da với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phù da, ngứa ngáy… khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, trong đó gồm cả yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh. Bệnh lý này xảy ra ở khoảng 20% dân số và bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải, từ trẻ nhỏ đến người lớn, không phân biệt giới tính. 

Thực chất, mề đay chỉ là phản ứng của hệ miễn dịch tại làn da và có liên quan đến hoạt chất trung gian gây dị ứng – là histamin. Khi cơ thể tiếp xúc hoặc dung nạp dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ nhận diện đó là tác nhân có hại cho cơ thể, ngay sau đó phóng thích các kháng thể chống lại kháng nguyên. Tuy nhiên quá trình này vô tình còn sản sinh ra hoạt chất trung gian là histamine, chúng tích tụ dưới da và gây ra hàng loạt các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, sưng phù da, phát ban, dày sừng và đặc biệt cực kỳ ngứa ngáy. 

Có 2 loại mề đay chính là mề đay cấp và mề đay mãn tính. Hiểu đơn giản mề đay cấp là quá trình khởi phát và biến mất của các triệu chứng nhanh, thường là dưới 6 tuần, còn mãn tính là các tổn thương kéo dài dai dẳng trên 6 tuần và tái đi tái lại thường xuyên. Trong đó, một thống kê cho thấy có đến hơn 80% trường hợp đều là mề đay cấp. Triệu chứng khởi phát bất ngờ nhưng chỉ sau vài tiếng hoặc vài ngày sau sẽ tự động biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. 

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Mề đay cấp thường khởi phát đột ngột, kéo dài dưới 6 tuần và tự khỏi nhanh

Các triệu chứng mề đay cấp có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như mặt, cổ, chân, tay, lưng… và có xu hướng lan rộng nhanh chóng. Theo đánh giá của các chuyên gia, các biểu hiện của mề đay cấp tương đối lành tính, không quá nguy hiểm đến sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và thẩm mỹ.

Tuy nhiên, y học vẫn ghi nhận một số ít trường hợp bùng phát mề đay cấp do cơ thể dị ứng nặng hoặc có bệnh lý nền nhưng không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp như nổi mề đay khó thở, phù mạch (sưng môi, mí mắt, cơ quan sinh dục…), tắc nghẽn tuần hoàn, loạn mạch tim, tụt huyết áp… và nghiêm trọng nhất là phát triển thành sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Nguyên nhân gây mề đay cấp tính

Mề đay cấp có cơ chế phát bệnh phức tạp, ngoài sự quá mẫn của hệ miễn dịch thì còn liên quan mật thiết đến sự gia tăng nồng độ kháng nguyên IgE trong huyết thương và chức nang của tế bào mast. Có nhiều nguyên nhân gây mề đay cấp tính như:

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra nổi mề đay cấp tính
  • Dị nguyên được xác định là các tác nhân có nguồn gốc từ động – thực vật như nọc độc côn trùng (ong, muỗi, rệp, bọ chét…), dịch mủ thực vật (cây tầm ma, trường xuân, phong lữ thảo…); 
  • Nổi mề đay cấp do nhiệt độ, đối với nhiệt độ lạnh như thời tiết giao mùa, gió lạnh, tắm nước lạnh, uống nước đá… Nhiệt độ nóng như ánh nắng mặt trời, tia bức xạ,tia cực tím…;
  • Nổi mề đay dị ứng thức ăn như hải sản, thịt bò, rượu bia, chất kích thích, socola, đậu phộng, nhộng tằm, bánh mì…;
  • Tác dụng phụ của thuốc, trên thực tế bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể khả năng gây dị ứng. Nhưng phổ biến nhất là thuốc kháng sinh, kháng sinh nhóm cephalosporin (Cephalexin, Cepodoxime, Cefuroxim…) là dễ gây dị ứng hơn cả. 
  • Tác nhân tâm lý, sinh lý như stress, căng thẳng kéo dài, xúc động mạnh, chấn thương tâm lý do có cú sốc, suy nhược thần kinh…;
  • Phát sinh mề đay do ảnh hưởng của một số bệnh miễn dịch, hệ thống như bệnh lupus ban đỏ, cường giáp, hội chứng Amyloidose (rối loạn chuyển hóa, nội tiết), hội chứng Collagenose (chỉ các bệnh thuộc nhóm tạo keo), hội chứng Reticulose (bệnh hệ lưới lan tỏa)…; 
  • Sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng tại các cơ quan như tiêu hóa, niệu – sinh dục, tai mũi họng, răng hàm mặt… cũng được xem là yếu tố kích thích bùng phát mề đay cấp. 

Các loại thuốc chữa mề đay cấp được chỉ định phổ biến

Có rất nhiều biện pháp điều trị mề đay cấp, trong đó dùng thuốc được xem là giải pháp tốt nhất và được áp dụng nhiều nhất. Tác dụng của thuốc giúp kiểm soát ngay phản ứng dị ứng trong cơ thể, từ đó làm giảm triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng khó lường. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp tổn thương mề đay cấp tính không tự thuyên giảm sau vài giờ. 

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Thuốc kháng histamin là loại thuốc được dùng chủ yếu trong toa thuốc trị mề đay cấp

Thuốc trị bệnh mề đay cấp tính thường dùng là thuốc bôi kết hợp thuốc uống để đạt hiệu quả điều trị cao. Các loại thường dùng nhất là:

  • Thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng ức chế quá trình phóng thích histamin vào trong da nhằm làm giảm cảm giác ngứa ngáy và các triệu chứng tổn thương lâm sàng có liên quan. 
  • Thuốc kháng histamine H2: Trường hợp các triệu chứng không đáp ứng với histamin thế hệ 1 có thể chuyển sang dùng kháng histamin H2 hoặc dùng phối hợp cả 2 để tăng hiệu quả điều trị triệu chứng. 
  • Thuốc Corticoid: Thường dùng cho những trường hợp khởi phát mề đay cấp nghiêm trọng, tiến triển nhanh và có dấu hiệu của biến chứng. Tuy hiệu quả nhưng tác dụng phụ, rủi ro của thuốc rất lớn nên cần thận trọng trước khi sử dụng. 
  • Thuốc kháng cholin: Thường được sử dụng cho những người bị mề đay cấp Cholinergic – do tăng thân nhiệt, đổ nhiều mồ hôi gây dị ứng. 
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân khởi phát mề đay cấp là gì mà bác sĩ có thể chỉ định dùng các nhóm thuốc khác như thuốc glucocorticoide hoặc thuốc tiêm (như methylprednisolon, andrenalin, dimedrol…) , thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm, thuốc hen suyễn kháng histamin… 

Dưới đây là gợi ý một số loại thuốc chữa mề đay cấp tính thường dùng nhất (bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống). 

1. Thuốc bôi Eumovate

Eumovate là loại thuốc chữa mề đay cấp được sử dụng phổ biến. Thành phần chính là hoạt chất Clobetasone butyrate 0.05%, đây là chất kháng viêm nhóm corticosteroid có khả năng kiểm soát nhanh chóng các tổn thương trên da như mẩn đỏ, sưng phù, ngứa ngáy… Ngoài nổi mề đay cấp – mạn tính, thuốc bôi Eumovate còn dùng được cho người bị viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da do côn trùng đốt, viêm da tiếp xúc.. 

Cách sử dụng:

  • Bôi trực tiếp lên da, massage đều cho thuốc thấm nhanh hơn. Bôi 2 lần/ ngày là tốt nhất. 
  • Lưu ý dùng lượng vừa phải, càng về những lần sau thì càng giảm lượng và số lần bôi.

2. Thuốc bôi Phenergan

Khi xuất hiện các triệu chứng mề đay cấp, bạn có thể dùng Phenergan ngay. Loại thuốc này chứa thành phần chính là hoạt chất Promethazin có khả năng kháng lại quá trình tổng hợp và phóng thích histamin, từ đó ngăn chặn sự tác động, gây ra phản ứng viêm trên da. 

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Thuốc bôi Phenergan giúp xoa dịu các triệu chứng mề đay cấp mẩn ngứa, dị ứng ngoài da

Cách sử dụng:

  • Sát trùng làm sạch vùng da nổi mề đay cấp, lau khô sau đó bôi một lớp thuốc mỏng lên da, massage nhẹ nhàng. 
  • Thực hiện bôi thuốc từ 3 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

3. Thuốc Hydroxyzine chữa mề đay cấp tính

Hydroxyzine là loại không còn xa lạ với những người đang bị nổi mề đay cấp hoặc mề đay dai dẳng trong thời gian dài. Đây là loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 được điều chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tùy theo cấp độ triệu chứng mề đay mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liều dùng phù hợp với từng loại. Nếu tiêm phải tiêm sâu vào bắp ở phần trên cơ mông hoặc mặt giữa đùi. 

Tuy hiệu quả cao nhưng thuốc này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức khớp, khô miệng… 

Cách sử dụng: Liều dùng tham khảo như sau:

  • Người lớn: 25 – 100mg/ lần, dùng lặp lại sau 4 – 6 tiếng (nếu cần) nhưng không dùng vượt 600mg/ ngày. 
  • Trẻ em: Dùng 0.6mg/ lần, dùng nhắc lại sau 6 giờ và liều tối đa 4 lần/ ngày. 

4. Thuốc Dexclopheniramin

Dexclopheniramin cũng là một loại thuốc kháng histamin H1 được dùng cho người bị nổi mề đay cấp nhằm giảm nhẹ mức độ triệu chứng mề đay ngoài da như phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy và các dấu hiệu dị ứng liên quan như hắt hơi, ho, sổ mũi… Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén dễ sử dụng. 

Chống chỉ định sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ… 

Cách sử dụng

  • Người lớn dùng 2mg cho lần uống đầu tiên, sau đó tăng lên 4 – 6mg cho lần uống tiếp theo cách 8 – 10 tiếng. 
  • Trẻ em uống 1mg/ lần, cứ 4 – 6 giờ uống nhắc lại và không uống quá 4 lần/ ngày. 

5. Thuốc Cetirizin

Cetirizin là thuốc được sử dụng khá nhiều trong các toa thuốc trị mề đay cấp. Loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén 5mg/ 10mg hoặc dung dịch 1mg/1ml. Ngoài dùng để điều trị mề đay, Cetirizin còn được dùng để kiểm soát các phản ứng dị ứng, viêm da, viêm mũi… 

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Cetirizin là thuốc chữa mề đay cấp tính hiệu quả được sử dụng phổ biến

Cách sử dụng:

  • Liều khuyến cáo cho cả người lớn và trẻ em là 1 viên 10mg hoặc viên 5mg uống 2 lần/ ngày.  
  • Lưu ý với bệnh nhân suy thận cần giảm liều thấp hơn theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Tránh lạm dụng vì thuốc có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, suy nhược tinh thần, ngủ gà, đau đầu… 

6. Thuốc Clopheniramin

Clopheniramin là thuốc nhóm kháng histamin H1, giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da…. Ngoài ra, người bị viêm da tiếp xúc, viêm kết mạc hay viêm mũi dị ứng… cũng có thể sử dụng được loại thuốc này. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén sử dụng bằng cách uống trực tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách sử dụng: Liều dùng tham khảo như sau:

  • Người lớn uống mỗi lần 1 viên, dùng 3 – 4 lần/ ngày, liều tối đa không quá 6 viên/ ngày. 
  • Trẻ em trên 6 tuổi uống mỗi lần 1/2 viên, tối đa 3 – 4 lần/ ngày. 

7. Thuốc Dyphehydramine

Dyphehydramine là thuốc kháng kháng histamin thế hệ thứ 2 và cũng là loại được dùng phổ biến thay thế cho thuốc kháng histamine thế hệ thứ 1. Nhờ đó giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng mề đay cấp tính mẩn ngứa, dị ứng ngoài da phù nề, phát ban… Ngoài ra, thuốc còn được dùng để trị ho, buồn nôn, chứng say tàu xe… 

Thuốc được sản xuất dưới dạng viên uống và tiêm bắp. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Dyphehydramine như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, co thắt hô hấp… Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. 

Cách sử dụng

  • Người lớn dùng 25 – 50mg/ lần, dùng cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Liều tối đa không quá 300mg/ ngày. 
  • Trẻ em trên 6 tuổi dùng 12.5 – 25mg/ lần, trẻ dưới 6 tuổi dùng 6.25 – 12.5mg/ lần, dùng nhắc lại sau 4 – 6 tiếng. Liều tối đa không quá 150mg/ ngày. 

8. Thuốc Acrivastine

Acrivastine được sử dụng rất phổ biến trong các toa thuốc trị mề đay cấp hoặc mãn tính. Vì đây là thuốc thuộc nhóm kháng histamine, khi vào cơ thể chúng ức chế quá trình phóng thích histamin vào da, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng mề đay dị ứng.

Tuy hiệu quả là vậy nhưng một vài trường hợp khi sử dụng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như: sưng môi, chóng mặt, khó thở, loạn nhịp tim… Chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, người già trên 65 tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú. 

Cách sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên 8mg.  

9. Thuốc Fexofenadine

Nhắc đến các loại thuốc trị mề đay cấp hiệu quả thì không thể quên thuốc Fexofenadine Hydrochloride. Đây cũng là loại thuốc kháng histamin được dùng phổ biến nhằm cải thiện làm giảm các triệu chứng mề đay ngoài da, phát ban, ngứa ngáy hoặc chảy nước mắt, nước mũi do dị ứng… 

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Thuốc Fexofenadine là thuốc kháng histamin giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay cấp tính

Vài tác dụng phụ dễ xảy ra khi dùng thuốc này như buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, sưng phù mặt, phát ban nặng,… Lưu ý không dùng thuốc này cho người có cơ địa nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. 

Cách sử dụng

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi dùng liều 180mg/ ngày, chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 tiếng. 
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi dùng 60mg/ ngày và cũng chia làm 2 lần sử dụng. 

10. Thuốc Loratadine

Loại thuốc trị mề đay cấp cuối cùng được nhắc đến là thuốc Loratadine. Loại này thuộc nhóm thuốc kháng histamin 3 vòng giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng mề đay ngoài da và ổn định hệ miễn dịch, ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Chú ý thận trọng khi sử dụng vì các tác dụng phụ như đau đầu, hắt hơi, khô mũi, khô miệng, chóng mặt, viêm kết mạc… Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Cách sử dụng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên 10mg/ ngày. 
  • Trẻ em từ 2 – 12 tuổi nên dùng Loratadine dạng siro uống với liều khuyến cáo 5 -1 0ml/ ngày. 

Chữa mề đay cấp bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh 

Ngoài thuốc tân dược, người bị nổi mề đay cấp cũng có thể áp dụng trị bệnh bằng các bài thuốc Đông y. Và một trong những phương thuốc cổ truyền có tiếng trong lĩnh vực này đó là Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh gia truyền 150 năm của Dòng họ Đỗ Minh. Đây là bài thuốc độc quyền được nghiên cứu và phát triển dựa trên các nguyên tắc, cơ chế lý luận Đông y cơ bản kết hợp với công thức bí truyền của dòng họ, đảm bảo đem lại hiệu quả chữa bệnh dứt điểm. 

Hiện nay, phương thuốc này được sự quản lý của Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường, do Lương y Đỗ Minh Tuấn (Truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ và hiện đang giữ chức Giám đốc chuyên môn của nhà thuốc) quản lý tại Hà Nam. Bằng kiến thức y học cổ truyền tích lũy trong nhiều năm làm nghề cùng sự am hiểu về thể trạng sức khỏe của người Việt Nam, bài thuốc đã có những sự điều chỉnh cơ bản nhằm đáp ứng với các bệnh nhân hiện đại, nhưng vẫn giữ được những yếu tố truyền thống của dòng họ. 

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Chữa mề đay cấp tính bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh gia truyền 150 năm tinh hoa của Dòng họ Đỗ Minh

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được phát triển với liệu trình chính gồm 3 bài thuốc, kết hợp chúng làm một sẽ giúp đẩy lùi tận gốc căn nguyên gây bệnh mề đay mẩn ngứa, dù là cấp tính hay mãn tính. Gồm:

  • Bài thuốc đặc trị mề đay, dị ứng gồm các loại dược liệu như hạ khô thảo, sài đất, bồ công anh, tơ hồng xanh, diệp hạ châu, nhân trần, kim ngân hoa… Có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, xử lý dứt điểm các triệu chứng mề đay mẩn ngứa từ bên trong cơ thể. 
  • Bài thuốc bổ thận giải độc: gồm các vị thuốc bách bộ, bồ công anh, xích đồng, hạnh phúc, cành sung, gắm… Có tác dụng bồi dưỡng và phục hồi chức năng thận, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. 
  • Bài thuốc bổ gan dưỡng huyết: gồm xích đồng đỏ, ngải cứu, bách bộ, sài hồ nam, tơ hồng xanh, lá chanh… Có tác dụng mát gan, mát máu, cải thiện chính khí và tăng miển dịch, phòng ngừa bệnh tái phát. 

Sự kết hợp độc đáo 3 trong 1 đặc biệt này giúp các dược liệu phối hợp chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, từ đó tác động tận gốc nguồn căn gây bệnh, dần dần kiểm soát các triệu chứng và dứt điểm tận gốc, không cho mề đay cấp có cơ hội tái phát trở lại. 

Một ưu điểm lớn của phương thuốc Mề đay Đỗ Minh đó là sử dụng 100% dược liệu tự nhiên, được ươm trồng và nuôi dưỡng tại hệ thống vườn quy mô hơn 2000ha tại 3 tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên và Hà Nội. Quy trình trồng hữu cơ đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Từ quá trình thu hoạch cho đến bào chế đều được kiểm soát nghiêm ngặt, sàng lọc kỹ lưỡng đúng theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cam kết không chứa chất bảo quản hay pha thuốc tân dược.

Ngoài các bài thuốc truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng, nhất là những người không có nhiều thời gian hoặc sợ sắc thuốc không đúng cách. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã bào chế thuốc sẵn thành dạng cao đặc tiện lợi hơn, dễ sử dụng và có mùi thơm dịu dễ uống. 

Nếu có nhu cầu sử dụng bài thuốc này hoặc có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp theo thông tin sau: 

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình/ Hotline: 0963 302 349 – 024 6253 6649
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh/ Hotline: 0938 449 768 – 028 3899 1677
  • Website:https://dominhduong.org | https://dominhduong.com
  • Facebook: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay cấp an toàn, hiệu quả

Dùng thuốc trị mề đay cấp là giải pháp hiệu quả nhưng nếu không nắm rõ các lưu ý sử dụng đúng sẽ không an toàn, dễ gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Ghi nhớ một số vấn đề sau đây để quá trình sử dụng thuốc đảm bảo an toàn:

Thuốc chữa mề đay cấp tính
Dùng thuốc có liều lượng, cách dùng và thời gian phù hợp để tránh gây tác dụng phụ
  • Tuân thủ tuyệt đối những chỉ định dùng thuốc của bác sĩ như loại thuốc, liều lượng, thời điểm sử dụng, thời gian dùng để điều trị…
  • Không nên tự ý tăng giảm liều thuốc theo cảm tính hoặc âm thầm lạm dụng thuốc trong thời gian dài khi thấy có tác dụng. Đây đều là những việc làm gây ra hệ lụy khó lường cho sức khỏe. 
  • Việc dùng thuốc phải được thực hiện theo trình tự, trước tiên là thăm khám, chẩn đoán bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa, sau đó kê toa thuốc và sử dụng tại nhà. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nhớ quan sát các biểu hiện, phản ứng của cơ thể. Nếu phát sinh tác dụng phụ bất thường hãy ngưng lại và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý, thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn. 
  • Đối với nhóm thuốc bôi ngoài da trị mề đay cấp, không dùng cho những tổn thương nặng bị trầy xước, chảy máu, rỉ dịch… 
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần tránh cào gãi, chà xát mạnh lên da vì sẽ càng khiến da tổn thương nặng hơn, dùng thuốc cũng đạt hiệu quả nhanh chóng. 
  • Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh thân thể, môi trường sống và thực hiện lối sống khoa học, tích cực, tránh stress… để các tổn thương mề đay thuyên giảm tốt hơn, phục hồi và phòng tránh tái phát trở lại. 

Trên đây là thông tin cơ bản về các loại thuốc trị mề đay cấp phổ biến. Các loại thuốc được nhắc đến trong bài viết thường dùng cho mề đay cấp mức độ nhẹ và trung bình, với những trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải nhập viện để được chỉ định dùng thuốc phù hợp hơn. Nếu có nhu cầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để phòng tránh tác dụng phụ. 

Thông tin về thuốc trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho các chỉ định, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger