7 Thuốc Chữa Đau Lưng Tốt Nhất Hiện Nay Được Tin Dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dùng thuốc chữa đau lưng luôn là giải pháp hầu hết bệnh nhân chọn lựa đầu tiên khi cơn đau bùng phát. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa đau lưng khác nhau như thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh… Mỗi loại thuốc đều có cơ chế điều trị riêng biệt nhằm mục đích dứt điểm cơn đau và duy trì khả năng vận động. 

Thuốc chữa đau lưng
Thuốc chữa đau lưng có tác dụng giảm đau nhanh nhưng chỉ kéo dài tạm thời

TOP 7 loại thuốc chữa đau lưng hiệu quả cao, nhanh chóng

Những cơn đau lưng âm ỉ, kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chính điều này khiến hầu hết bệnh nhân có xu hướng tìm đến các loại thuốc chữa đau lưng có tác dụng nhanh chóng chỉ sau khoảng thời gian ngắn sử dụng. 

Chữa bệnh bằng thuốc tân dược chủ yếu điều trị, cải thiện triệu chứng và duy trì khả năng vận động. Nhược điểm là không có khả năng điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau lưng và dễ gây tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức cho phép. Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là 7 loại thuốc điều trị đau lưng phổ biến nhất: 

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Khi bị cơn đau lưng hành hạ, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến việc dùng thuốc giảm đau để chấm dứt cơn đau ngay lập tức. Và một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất là Paracetamol. Loại thuốc này đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các phác đồ điều trị các bệnh về xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng. 

Paracetamol chứa thành phần chính là sự kết hợp của các hoạt chất chống khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Thông thường, chỉ khoảng 30 phút sau khi dùng thuốc, cơn đau lưng của bạn sẽ biến mất. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ là tạm thời và duy trì trong thời gian ngắn. Liều dùng Paracetamol cơ bản là 1 – 2 viên sau khi ăn no tùy theo mức độ đau. 

Thuốc chữa đau lưng
Paracetamol là thuốc giảm đau lưng thông thường được nhiều người chọn lựa sử dụng

So với các loại thuốc chống viêm không steroid, loại thuốc này an toàn hơn. Tuy nhiên, đối với người bị suy giảm chức năng gan nên cẩn trọng khi sử dụng Paracetamol, tránh dùng quá liều vì loại thuốc này chủ yếu chuyển hóa qua gan. Đặc biệt, khi dùng loại thuốc này tránh kết hợp với các chế phẩm chứa cồn. 

2. Thuốc giảm đau nhóm Acetaminophen (Tylenol)

Đây cũng là loại thuốc giảm đau lưng khá hiệu quả được các chuyên gia chỉ định, được tìm thấy nhiều trong các loại thuốc không kê đơn như Tylenol hoặc Anacin không chứa Aspirin… Trên thị trường có nhiều loại thuốc chứa Acetaminophen được điều chế dưới các dạng như viên nang, viên cứng, siro, bột pha dung dịch, dạng giọt…

Liều dùng Acetaminophen trị đau lưng khuyến cáo là 1g/ 1 lần dùng duy nhất, tương đương 2 viên acetaminophen 500mg. Không dùng quá 4g trong vòng 24 giờ. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, liều dùng được xác định dựa theo chỉ số cân nặng, 10 – 15mg/ kg/ liều trong vòng 4 – 6 tiếng, tối đa 5 liều trong vòng 24 giờ. 

Loại thuốc này tương đối an toàn, ít tác dụng phụ nếu tuân thủ đúng liều dùng được chỉ định. Tuy nhiên, trường hợp lạm dụng quá liều cho phép có thể gây ra những rủi ro khó lường, điển hình như tổn thương chức năng gan. 

3. Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs

Nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả nhờ khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin- đây là hoạt chất trung gian gây viêm, từ đó ngăn chặn phản ứng viêm. Song song đó, nhóm thuốc NSAIDs còn có khả năng giảm đau ngoại vi hiệu quả, dùng được cho những trường hợp vừa đau vừa viêm do viêm khớp, bong gân, giãn dây chằng… 

Thuốc chữa đau lưng
Một số thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs phổ biến như Ibuprofen, Naproxen, chất ức chế COX-2…

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc NSAIDs khác nhau, trong đó có 3 loại phổ biến gồm: 

  • Ibuprofen với các nhãn hiệu như Advil, Nuprin, Motrin…; 
  • Naproxen với các nhãn hiệu như Aleve hoặc Naprosyn; 
  • Chất ức chế COX-2 điển hình như Celebrex; 

Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng nhóm thuốc này, bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng kết hợp với Acetaminophen để vừa xử lý cơn đau lưng vừa cải thiện tình trạng viêm. 

Mặc dù cho hiệu quả cao, nhưng người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này vì tác dụng phụ khá nhiều. Đặc biệt đối với những trường hợp bị suy gan, suy thận nên kết hợp sử dụng các loại dược phẩm bảo vệ dạ dày, phòng ngừa nguy cơ viêm loét dạ dày. 

4. Thuốc giảm đau Opioid 

Thuốc Opioid là loại thuốc thuộc nhóm kê đơn có tác dụng giảm đau hiệu quả. Cơ chế giảm đau của thuốc Opioid là tác động trực tiếp vào các các đốt sống, tủy sống và não bộ, ức chế truyền tín hiệu đau đến não, tăng ngưỡng chịu đựng cơn đau và giảm đau rõ rệt. 

Nhóm thuốc Opioid được chia làm 2 nhóm gồm: 

  • Nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên chứa thành phần chiết xuất từ thuốc phiện như Morphin, Opium, Codein…; 
  • Nhóm thuốc có nguồn gốc tổng hợp như Tramadol, Hydrocodone, Fentanyl, Heroin…; 
Thuốc chữa đau lưng
Thuốc Opioid có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả nhờ khả năng ức chế truyền tín hiệu đau đến não bộ

Trong đó, Tramadol là loại thuốc giảm đau dạng nhẹ được sử dụng phổ biến cho người bị đau lưng. Với thành phần 325mg Paracetamol và 37.5mg Tramadol. Cơn đau lưng mức độ trung bình có thể dùng Tramadol + Codein hoặc thuốc giảm đau ngoại biên như Ultracet (Paracetamol + Tramadol) hoặc Efferalgan codein (Paracetamol + Codein). Còn những trường hợp đau lưng nặng có thể được chỉ định sử dụng Morphine hoặc Oxycodone.

Tuyệt đối không lạm dụng nhóm thuốc này với mục đích giảm đau lưng vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, suy hô hấp, táo bón, nặng hơn là gây ảo giác, hưng phấn quá mức… 

5. Thuốc giãn cơ

Hầu hết người bị đau lưng đều bị có cảm giác căng cứng cơ lưng và hạn chế khả năng vận động. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc giãn cơ với khả năng làm giãn cơn co thắt cơ, an thần và giảm đau lưng. Loại thuốc này được chia làm 2 loại chính gồm:

  • Thuốc chống co thắt: Có khả năng ngăn chặn truyền tín hiệu về phản xạ co cơ đến não bộ và an thần. Một vài loại phổ biến như Norflex, Parafon, Soma, Flexeril… Liều dùng khuyến cáo tối đa trong vòng 2 – 3 tuần. 
  • Thuốc chống co cứng: Các loại phổ biến như Valium (Diazepam), Dantrolene, Baclofen… có khả năng làm thư giãn các cơ, giảm tình trạng co cứng và giảm đau thông qua cơ chế tác động trực tiếp lên cơ xương và kích thích làm tăng dẫn truyền thần kinh. 

6. Thuốc Corticosteroid

Đây là thuốc chống viêm giảm đau lưng hiệu quả với các trường hợp có liên quan đến các dấu hiệu bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Thuốc hoạt động tương tự như chất cortisone do tuyến thượng thận sản xuất, ức chế miễn dịch của cơ thể và giảm đau lưng, sưng viêm, co cứng cột sống. 

Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp như:

  • Cortisone; 
  • Betamethasone;
  • Prednisolone; 
  • Triamcinolone acetonide; 
  • Hydrocortisone; 

Corticosteroid được sử dụng dưới dạng uống và dạng tiêm. Liều dùng corticosteroid được chỉ định tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi dùng thuốc corticosteroid như viêm loét dạ dày, tăng chỉ số đường huyết, huyết áp, loãng xương…, nặng nhất có thể gây trầm cảm. 

7. Thuốc giảm đau dây thần kinh

Dùng thuốc giảm đau dây thần kinh trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp được ghi nhận là sự phát triển mới trong y học hiện đại. Thuốc có tác dụng điều trị cơn đau và các triệu chứng lo âu, trầm cảm do các cơn đau lưng mãn tính gây ra. 

Thuốc chữa đau lưng
Các loại thuốc giảm đau thần kinh được đánh giá đem lại hiệu quả cao trong điều trị đau lưng
  • Thuốc chống trầm cảm: thuốc chống trầm cảm, các chất ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrine là 2 loại thuốc được sử dụng khá phổ biến. 
  • Thuốc chống co giật: Hay còn được gọi là thuốc chống động kinh, điển hình như Gabapentin Oids có tác dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng đau lưng, co thắt cơ nhờ khả năng ức chế dây thần kinh. 
  • Thuốc tiêm steroid: Thuốc có tác dụng gây tê cục bộ, ức chế khả năng dẫn truyền tín hiệu đau đến não bộ. 

Đảm bảo tuân thủ liều dùng, tần suất sử dụng nhóm thuốc này theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt không tự ý thay đổi liều dùng, ngưng thuốc hoặc lạm dụng quá mức để tránh tác dụng phụ nguy hiểm. 

Lưu ý về cách sử dụng thuốc trị đau lưng an toàn, giảm tác dụng phụ

Sử dụng các loại thuốc tân dược nói chung và nói trị đau lưng nói riêng chắc chắn sẽ gây ra tác dụng phụ dù ít hoặc nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Đặc biệt trong các trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng thuốc giảm đau lưng tùy tiện có thể gây ra nhiều rủi ro khó lường như suy gan, thận, viêm loét dạ dày, tá tràng, tăng huyết áp, phù nề… 

Vì vậy, để hạn chế thấp nhất nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng các nhóm thuốc trên, người bệnh cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn sử dụng do bác sĩ chỉ định. Cụ thể như sau:

  • Tuyệt đối không lạm dụng bất kỳ loại thuốc trị đau lưng nào. Trong trường hợp cơn đau lưng nhẹ, trong khả năng chịu đựng thì tốt nhất nên cố chịu để cơn đau tự khỏi hoặc áp dụng các cách chữa đau lưng tại nhà. 
  • Chỉ dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng, đau nhức nghiêm trọng không thể chịu được và có dấu hiệu chuyển biến xấu. 
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều dùng, số lần và thời điểm sử dụng do bác sĩ đưa ra. Sau thời gian này, nếu cơn đau lưng không thuyên giảm thì tốt nhất đến bệnh viện để thăm khám ngay. 
  • Chỉ nên dùng thuốc trị đau lưng sau khi ăn no và chỉ dùng với nước lọc. Tránh sử dụng chung với nước ép trái cây, trà, cà phê hay rượu bia… vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc cũng như ảnh hưởng xấu đến dạ dày. 
  • Song song với dùng thuốc trị đau lưng, người bệnh nên kết hợp bổ sung các loại viên uống bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Ưu tiên các loại có chiết xuất từ thiên nhiên để vừa đạt hiệu quả giảm đau vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hỗ trợ nuôi dưỡng phục hồi và bảo vệ xương khớp chắc khỏe. 

Thông tin về các loại thuốc trị đau lưng trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh nếu có nhu cầu dùng thuốc, vui lòng trao đổi trực tiếp với chuyên gia, bác sĩ để được thăm khám trước và kê đơn loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger