Thoát Vị Đĩa Đệm L1 L2 Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là tình trạng 2 đốt sống đầu của cột sống thắt lưng bị tổn thương dẫn đến thoát vị. Bệnh tiến triển qua nhiều cấp độ khác nhau và có thể chữa khỏi nếu phát hiện điều trị sớm. Nhưng nếu chủ quan không điều trị, mức độ thoát vị ngày càng nghiêm trọng và gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như khả năng vận động. 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là căn bệnh xương khớp mãn tính phức tạp và dễ gây biến chứng đe dọa khả năng vận động

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là bệnh gì?

Trong giải phẫu học, cột sống con người được cấu tạo từ 33 – 35 đốt sống, bao gồm: 

  • 12 đốt sống ngực (T1 đến T12)
  • 7 đốt sống cổ (C1 đến C7)
  • 5 đốt sống lưng (L1 đến L5)
  • 5 đốt sống cùng (S1 đến S5) 
  • 4 đốt xương cụt

Trong đó, L1 L2 là 2 đốt sống lưng nằm ở vị trí đầu, tiếp giáp với đốt sống cổ cuối cùng là C7. Đây là những đốt sống quan trọng, kết hợp với đĩa đệm, dây chằng và các dây thần kinh để duy trì chức năng vận động cơ bản như xoay vặn người, cúi khom, gập lưng… Cột sống lưng nói chung và đốt sống thắt lưng L1 L2 nói riêng đều dễ bị tổn thương do chịu áp lực lớn từ phần thân trên, nhất là khi gặp chấn thương, tác động vật lý mạnh. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L1 L2 là hiện tượng nhân nhầy nằm trong lớp màng bao xơ thoát ra ngoài, nằm tập trung xung quanh đốt sống và gây chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống. Bệnh đặc trưng với những cơn đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, kèm theo cảm giác tê bì, ngứa ran và làm suy giảm chức năng vận động. 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L1 L2 

Sự hình thành và khởi phát thoát vị đĩa đệm của đốt sống L1 L2 có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Khuân vác vật nặng sai tư thế gây chấn thương cột sống và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm tại các đốt sống L1 L2
  • Lão hóa: Tuổi tác cao gây lão hóa nhanh là điều không thể tránh khỏi. Và một trong những hệ lụy của lão hóa chính là suy giảm sức khỏe xương khớp, gây thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L1 L2 cùng nhiều bệnh lý xương khớp liên quan khác. 
  • Hoạt động sai tư thế: Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, lười vận động, khuân vác vật nặng thường xuyên do tính chất công việc, mang vác đồ sai tư thế… khiến cột sống lưng bị tác động mạnh, theo thời gian dẫn đến tổn thương và gây thoát vị đĩa đệm L1 L2 hoặc ở nhiều vị trí đốt sống khác. 
  • Va chạm, chấn thương: Trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro chấn thương như tai nạn lao động, té ngã, va chạm mạnh khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông… Những chấn thương này khiến đĩa đệm cột sống thắt lưng L1 L2 bị tổn thương, nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. 
  • Thừa cân béo phì: Theo thống kê, những người thừa cân béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp hơn những người có trọng lượng cơ thể phù hợp. Trong đó có chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L1 L2. 
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D và các chất tăng hấp thụ canxi có thể khiến cho sức khỏe xương khớp ngày càng thuyên giảm. Tăng nguy cơ khởi phát thoát vị đĩa đệm L1-L2. 
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh hoặc thói quen sinh hoạt kém lành mạnh như lười vận động, thức khuya, nghiện chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ phát bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L1 và L2. 

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L1 và L2 

Nhận biết sớm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và chủ động điều trị kịp thời là cách tốt nhất để duy trì chức năng vận động, phòng ngừa các biến chứng khó lường. Tương tự như ở các vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khác như L4, L5, triệu chứng thoát vị đĩa đệm L1 L2 tương đối rõ ràng:

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Thoát vị đĩa đệm L1 L2 đặc trưng bởi những cơn đau nhức dữ dội, tê bì, mất cảm giác… ở phần đầu cột sống thắt lưng
  • Đau nhức dữ dội đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần liền; 
  • Vị trí đau thường là vùng thắt lưng, hông, xương chậu và cả đùi, chân ở những giai đoạn nặng; 
  • Cường độ cơn đau càng tăng nặng hơn khi người bệnh làm việc, lao động tay chân khuân vác đồ vật khiến cột sống lưng bị cong hoặc chỉ đơn thuần là những cơn ho, hắt hơi, rặn…;
  • Cơn đau có thể lan xuống 2 chân, gây rối loạn cảm giác, cử động khó khăn và thậm chí tê liệt không thể đi lại; 
  • Một số trường hợp còn kèm theo rối loạn chức năng đường ruột, chức năng bàng quang, ảnh hưởng đến chức năng đại tiểu tiện; 

Bị thoát vị đĩa đệm L1 L2 gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Bất kỳ căn bệnh xương khớp đĩa đệm nào cũng được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, nhất là khi không được can thiệp chữa trị kịp thời. Đối với chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L1 L2, nếu không điều sớm ngay từ đầu, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực sau: 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Tàn phế, bại liệt phải ngồi xe lăn vĩnh viễn là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm nhưng không chữa trị kịp thời
  • Tổn thương chức năng dây thần kinh: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những biến chứng thường gặp nhất. Dây thần kinh bị tổn thương càng làm tăng mức độ cơn đau, thậm chí nhanh chóng lan sang nhiều vị trí khác như mông, chân gây khó khăn trong việc vận động, đi lại, kèm theo rối loạn cảm giác nóng lạnh, thường xuyên tê bì chân tay. 
  • Rối loạn chức năng đại tiểu tiện: Người bệnh thoát vị đĩa đệm L1-L2 giai đoạn nặng có nguy cơ cao bị rối loạn cơ tròn và gây mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện. 
  • Teo cơ chân: Suy giảm chức năng vận động khiến người bệnh có xu hướng nằm yên một chỗ. Cộng với việc tuần hoàn máu lưu thông kém đến các khớp xương, đốt sống gây thiếu hụt dinh dưỡng. Theo thời gian gây ra teo cơ, đe dọa khả năng vận động của người bệnh. 
  • Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Chứng bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động. Người gặp hội chứng này thường có biểu hiện đặc trưng là bị đau nhức khi đang di chuyển, phải nghỉ ngơi một lúc mới có thể đi tiếp được. 
  • Bại liệt, tàn phế vĩnh viễn: Biến chứng lớn nhất mà người bệnh thoát vị đĩa đệm L1 L2 phải đối mặt đó là mất hoàn toàn khả năng vận động. Chỉ có thể nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. 

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L1 L2 

Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, kết quả chẩn đoán nguyên nhân và mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe ra sao mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất dành. Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị nội khoa, Đông y, nhưng nếu nặng hơn, có biến chứng hoặc cần cấp cứu ngay thì can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật là giải pháp tốt nhất. 

Một số thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L1-L2 bạn cần biết như sau: 

1. Điều trị nội khoa 

Nguyên tắc chính trong điều trị các bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm nói chung là điều trị theo nguyên nhân, bảo tồn chức năng cột sống và ngăn ngừa biến chứng. Hầu hết các phác đồ điều trị hiện đại đều được chỉ định kết hợp giữa dùng thuốc và vật lý trị liệu. 

Dùng thuốc Tây

Một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm L1-L2 được sử dụng phổ biến như: 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm… là những nhóm thuốc thường dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm L1 và L2
  • Nhóm thuốc giảm đau 
  • Nhóm thuốc giãn cơ 
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid
  • Nhóm thuốc thần kinh 

Đây là những loại thuốc cơ bản dùng cho những trường hợp bệnh nhẹ và trung bình nhằm mục đích giảm đau và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng, dữ dội kéo dài trong nhiều ngày liền sẽ được cân nhắc tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng để giảm đau nhanh hơn. 

Tuy dùng thuốc Tây đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng tức thì nhưng chỉ có tác dụng tạm thời, các triệu chứng vẫn sẽ quay lại khi hết thuốc. Ngoài ra, nếu sử dụng trong thời gian dài, lạm dụng thuốc liều cao có thể gây ra nhiều rủi ro tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liều dùng để phòng tránh rủi ro. 

Kết hợp vật lý trị liệu 

Nhằm tăng cao kết quả điều trị, phục hồi chức năng vận động và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc, người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ vật lý trị liệu riêng nhằm tác động tích cực đến đốt sống L1 L2. Đây là phương pháp không dùng thuốc và không xâm lấn, tác động đến hệ xương khớp nói chung nhằm giảm đau, xoa dịu áp lực tại các dây thần kinh và kích hoạt cơ chế tự phục hồi tổn thương của cơ thể. 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Vật lý trị liệu bằng các bài tập kéo giãn cột sống, nhiệt – điện trị liệu,… được áp dụng hiệu quả để điều trị thoát vị đĩa đệm L1-L2

Một chương trình vật lý trị liệu thông thường dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L1 L2 gồm 2 phần sau:

  • Các liệu pháp vật lý thụ động như: nhiệt trị liệu, điện trị liệu, sóng ngắn, sóng siêu âm, điện xung, massage mô sâu, kéo giãn cột sống… Nhóm liệu pháp này có tác dụng giảm nhanh cơn đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành các mô tổn thương. 
  • Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm những bài tập vận động và bài tập thở được các chuyên gia nghiên cứu riêng và hướng dẫn thực hiện. 

2. Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L1-L2 là phương pháp cuối cùng được chỉ định áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, có biến chứng và điều trị nội khoa từ 5 – 8 tuần nhưng thất bại. Mục đích của việc phẫu thuật là loại bỏ khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh, duy trì sự vững chắc và chức năng vốn có của cột sống thắt lưng. 

Hiện nay, có 4 phương pháp phẫu thuật phổ biến gồm: 

  • Mổ hở truyền thống 
  • Mổ nội soi 
  • Vi phẫu 
  • Phẫu thuật Mini COD
Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Phẫu thuật áp dụng cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm L1-L2 cấp độ nặng, có biến chứng đe dọa sức khỏe và khả năng vận động

Ngoài loại bỏ khối nhân nhầy, hiện nay phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nói chung còn được thực hiện bằng cách thay mới đĩa đệm nhân tạo có khớp. Cách này được đánh giá cao vì khắc phục được tình trạng đau nhức, co cứng cơ và giảm nguy cơ phát sinh thoát vị tại các vị trí khác. 

Mổ thoát vị đĩa đệm L1-L2 tuy hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, chi phí cho mỗi ca phẫu thuật cũng rất đắt đỏ nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Tốt nhất nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

3. Chữa bệnh theo Đông y

Theo quan niệm YHCT, thoát vị đĩa đệm nói chung là chứng bệnh thuộc nhóm yêu thống (đau lưng) và yêu thống liên tất (bệnh đau lưng lan xuống chân, đầu gối). Bệnh thường khởi phát do sự xâm nhập của các yếu tố tà độc như phong, hàn, nhiệt, thấp, cộng với tắc nghẽn tuần hoàn dẫn đến ứ trệ khí huyết, sinh ra đau nhức và thoát vị.

Dựa theo lý luận này, cơ chế chữa thoát vị đĩa đệm chính là xử lý dứt điểm căn nguyên bệnh sinh, kết hợp bồi dưỡng cơ thể, nâng cao thể trạng và sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng và phòng ngừa tái phát. Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp như châm cứu, bấm huyệt và sử dụng các bài thuốc Đông y cổ truyền (gồm thuốc uống, thuốc xoa bóp, thuốc đắp…) nhằm mục đích thông kinh hoạt lạc, chỉ thống, bồi dưỡng thận, mạnh gân cốt…

Tham khảo thêm: Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm: Giải pháp hiệu quả nên thử

Chữa thoát vị đĩa đệm L1 L2 theo Đông y có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chẩn đoán và thực hiện phác đồ điều trị phù hợp với từng thể bệnh. Chẳng hạn như thể phong thấp, hàn thấp, thận hư, khí trệ huyết ứ, thấp nhiệt… Và một trong những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm L1-L2 được đông đảo người dân biết đến chính là Bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang – Phương thuốc bí truyền 150 năm của Dòng họ Đỗ Minh. 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang kết hợp châm cứu bấm huyệt và ăn uống tập luyện tại nhà

Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường,Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2), phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm tại Nhà thuốc được áp dụng theo cơ chế KIỀNG 3 CHÂN, tức là kết hợp giữa 3 yếu tố dùng thuốc + vật lý trị liệu + ăn uống tập luyện. Chỉ cần tuân thủ lộ trình này, người bệnh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi chức năng vận động trở lại. 

Đỗ Minh Thoát Vị Thang là sự tổng hòa của 4 bài thuốc nhỏ gồm:

  • Thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận 
  • Thuốc bổ gan giải độc 
  • Rượu thuốc ngâm

Mỗi bài thuốc đều sử dụng 100% các loại dược liệu tự nhiên, quý hiếm và có đặc tính chữa bệnh xương khớp hiệu quả như dây đau xương, dây tơ hồng xanh, bồ công anh, sài đất, gối hạc… Được điều chế dựa trên công thức gia truyền đem lại kết quả điều trị cao mà không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Cam kết chữa khỏi bệnh chỉ sau 2-3 liệu trình sử dụng Đỗ Minh Thoát Vị Thang kết hợp với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Hiện nay, Nhà thuốc cũng hỗ trợ điều chế bài thuốc sắc thành dạng cao lỏng dễ sử dụng, có mùi thơm, ngọt dễ uống và tiện lợi dễ mang theo, dễ bảo quản. Nếu quan tâm và có nhu cầu điều trị bằng phương thuốc này, hãy liên hệ trực tiếp với nhà thuốc thông qua địa chỉ sau:

  • Miền Bắc: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội | Hotline/zalo: 0984.650.816 – 024.6253.6649
  • Miền Nam: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh | Hotline/zalo: 0932.088.186 – 028.3899.1677

4. Chữa thoát vị đĩa đệm L1 và L2 bằng thảo dược thuốc Nam 

Ngoài các biện pháp vừa kể trên, trong dân gian cũng ghi nhận nhiều bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên để điều trị thoát vị đĩa đệm L1 L2. Có thể kể đến một số loại như: lá lốt, ngải cứu, xương rồng, đu đủ xanh, hạ đười ươi… Những loại này có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau nhức, giúp người bệnh dễ chịu hơn và hỗ trợ cải thiện chức năng vận động, tự phục hồi cấu trúc đĩa đệm cột sống. 

Tuy chưa được ghi nhận là phương pháp điều trị chính thức nhưng các bài thuốc Nam được đánh giá cao về tính an toàn, hiếm khi gây ra tác dụng phụ cho người dùng. Nếu kiên trì sử dụng và dùng đúng cách sẽ đem lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, vì dược chất trong thảo dược tự nhiên thường không cao nên tác dụng đến khá chậm. Ngoài ra, phương pháp này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh mức độ nhẹ, trường hợp bệnh nặng có biến chứng thực hiện sẽ không có tác dụng.  

Cách chăm sóc phòng ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm L1 L2 

Tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L1, L2 nói riêng ngày càng tăng cao, đặc biệt ngày càng có xu hướng trẻ hóa, xuất phát từ chính những thói quen sống kém lành mạnh hàng ngày. Do đó, để phòng ngừa mắc bệnh hoặc giảm nguy cơ tái phát, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực sau đây: 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Tập thể dục điều độ kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L1 L2

Về chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và duy trì thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày, bổ sung đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất cần thiết chính là “chìa khóa vàng” giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L1-L2 hiệu quả: 

  • Ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe như rau xanh, củ quả, trái cây, thịt, cá, hải sản, ngũ cốc, các loại đậu hạt, trứng, sữa, phô mai… vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Tăng cường sử dụng nước hầm xương vì có chứa hàm lượng cao glucosamine, chondroitin giúp xương khớp, cột sống khỏe mạnh, dẻo dai. 
  • Các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, E, C giúp hỗ trợ tốt cho việc duy trì sức khỏe xương khớp, phòng ngừa lão hóa và các bệnh lý khác.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm, dư thừa chất béo quá mức vì chúng sẽ khiến cho lượng canxi bị đào thải qua thận nhiều hơn. 
  • Kiêng hoàn toàn các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas… để bảo vệ sức khỏe xương khớp. 

Về chế độ sinh hoạt, vận động

Song song với chế độ ăn uống, bạn cần duy trì một lối sống tích cực, tạo dựng những thói quen tốt và vận động điều độ.

  • Duy trì tư thế hoạt động đúng, gồm tư thế đi, đứng, nằm, ngồi… sao cho lưng luôn được giữ thẳng, không bị cong hoặc tác động mạnh. Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu hay khom lưng liên tục trong nhiều giờ liền để làm giảm áp lực lên cột sống, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm nói chung. 
  • Nếu tính chất công việc bắt buộc phải ngồi hoặc đứng lâu, hãy dành ra một vài khoảng thời gian ngắn để đi lại thư giãn, tăng tuần hoàn máu. 
  • Tránh những động tác dùng thể lực mạnh như khuân vác đồ vật nặng, đi lại, chạy nhảy quá nhiều để giảm nguy cơ mắc bệnh. 
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ mỗi ngày để vừa rèn luyện thể chất, nâng cao sức đề kháng vừa tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai cho cột sống, giảm mức độ chấn thương khi có va chạm. 
  • Duy trì lối sống lành mạnh, đúng giờ giấc, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ vài tháng 1 lần để tầm soát và phát hiện các bất thường từ sớm, can thiệp điều trị kịp thời để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L1 L2 là căn bệnh xương khớp mãn tính khá phức tạp, khó chữa và mất nhiều thời gian. Dù chữa khỏi triệu chứng nhưng về cơ bản cột sống vẫn có sự suy yếu nhất định. Do đó, bản thân người bệnh cần điều chỉnh lối sống sinh hoạt, tư thế vận động và ăn uống khoa học để điều trị, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng, rủi ro nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger