Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Uống Canxi? Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Canxi là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Dù là trẻ nhỏ, người trưởng thành hoặc người lớn tuổi đều cần phải bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể để ổn định cấu trúc và chức năng cơ xương khớp, duy trì khả năng vận động. Vậy riêng với người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Thiếu hụt canxi gây ra những triệu chứng gì?

Canxi là 1 trong 5 nguyên tố vi lượng và cần thiết cho cơ thể, xếp sau oxy, carbon, hydrogen và azote. Đây là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp, cơ bắp, răng, cả hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch xương khớp.

Dù là bất kỳ đối tượng nào cũng đều cfần phải bổ sung đủ lượng canxi cần thiết theo nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta đang bị thiếu hụt canxi nhưng không nhận ra. Theo các chuyên gia, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như lão hóa, rối loạn hormone nội tiết trong cơ thể, thiếu vitamin D khiến khả năng hấp thụ canxi kém… Cụ thể một số triệu chứng nhận biết bạn đang thiếu hụt canxi trầm trọng như: 

  • Yếu xương, cột sống: Thiếu canxi khiến cho mật độ xương trong cơ thể suy giảm. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ khiến xương trở nên bị bào mòn, mỏng dần và yếu hơn, suy giảm chức năng. 
  • Dễ bị chuột rút, đau nhức cơ bắp: Do thiếu hụt canxi nên các tế bào thần kinh trở nên nhạy cảm, gây ra tê yếu và đau nhức cơ bắp. 
  • Suy giảm miễn dịch: Những người có hệ miễn dịch yếu kém do thiếu canxi thường dễ mắc bệnh cảm cúm hoặc các bệnh lý nhiễm trùng khác. 
  • Răng yếu: Răng không thể khỏe mạnh nếu thiếu hụt canxi. Nên với những người bị thiếu canxi thường dễ bị yếu chân răng, vàng răng. 
  • Rối loạn tiền kinh nguyệt: Điển hình với các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, tức ngực, thường xuyên căng thẳng, suy giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ… 
  • Rối loạn giấc ngủ: Thiếu canxi làm giảm khả năng sản sinh melatonin và gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… 

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến. Đây là hiện tượng lớp màng bao xơ bên ngoài bị yếu, rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Khối thoát vị chèn ép lên các rễ dây thần kinh xung quanh cột sống và gây ra đau nhức cho người bệnh. Cột sống lưng và cổ là bộ phận dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất. 

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thoát vị đĩa đệm là do thiếu hụt canxi, khiến xương khớp lão hóa, suy yếu theo thời gian. Cộng với thói quen làm việc nặng nhọc, hoạt động sai tư thế trong thời gian dài khiến cột sống chấn thường và phát sinh thoát vị. Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp bảo tồn như uống thuốc, kết hợp vật lý trị liệu… Và một giải pháp hiệu quả nữa đó là bổ sung canxi. 

Trung bình một người cần bổ sung từ 800 – 1200mg lượng canxi. Tuy nhiên, thực tế thì chúng ta chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 lượng cần thiết. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được chẩn đoán mức độ bệnh và hướng dẫn cách bổ sung lượng canxi phù hợp để cải thiện các triệu chứng đau nhức mỏi lưng. 

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi?
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể uống canxi để giúp xương khớp, cột sống đĩa đệm chắc khỏe, góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh

Nhiều người thắc mắc không biết “Bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không?” hay chỉ nên bổ sung canxi thông qua các đường khác. Theo các chuyên gia, việc uống canxi dạng viên được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng và chỉ được thực hiện khi người bệnh không thể cung cấp đủ nguồn canxi cần thiết thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá về thể trạng sức khỏe, khả năng hấp thu canxi của cơ thể để tư vấn cách bổ sung phù hợp nhất. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm viên uống bổ sung canxi hoặc TPCN đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Mỗi loại sẽ có hàm lượng canxi và các thành phần khác nhau. Khi chọn mua sản phẩm, bạn cần lưu ý đọc kỹ bảng thành phần như sau: 

  • Canxi carbonate có chứa 40% canxi nguyên tố;
  • Canxi citrate có chứa 21% canxi nguyên tố;
  • Canxi gluconate có chứa 9% canxi nguyên tố;
  • Canxi lactate có chứa 13% canxi nguyên tố;

Tùy theo nhu cầu bổ sung canxi, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh thoát vị đĩa đệm mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại canxi phù hợp. 

Những điều cần lưu ý về việc uống canxi cho người thoát vị đĩa đệm

Canxi là dưỡng chất khi bị thiếu hụt sẽ không thể tự sản sinh ra được. Do đó, khi bổ sung canxi cho người thoát vị đĩa đệm cần đảm bảo nguyên tắc bổ sung đúng cách – đúng liều lượng – đúng nhu cầu để đạt hiệu quả tốt nhất. Để đạt hiệu quả tối ưu khi bổ sung canxi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi?
Sử dụng canxi đúng liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Để tăng hiệu quả hấp thu canxi cho cơ thể, người bệnh cần uống kèm với magie, tỷ lệ khuyến cáo là 1:2, chẳng hạn 1000mg canxi sẽ phải có thêm 500mg magie. Hiện nay trên thị trường có những loại TPCN tổng hợp vừa có cả canxi và vitamin D3, magie và MK7 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng này. 
  • Tuân thủ liều dùng bổ sung canxi dạng uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng quá mức cho phép để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh vôi hóa cột sống hoặc sỏi thận. Thông thường, mỗi lần uống cơ thể chỉ hấp thu khoảng 500mg canxi, nên hãy chia làm nhiều lần uống trong ngày để tránh gây vượt mức cho phép. 
  • Thời điểm uống canxi tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn ít nhất 1 tiếng.
  • Không nên uống canxi cùng với rượu bia hay nước có gas vì chúng sẽ có thể làm giảm tác dụng của canxi. 
  • Ngoại trừ magie, không uống canxi đồng thời các chất khác như sắt, kẽm, đồng để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi.

Ngoài ra, để tránh tình trạng thiếu hụt canxi gây thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các chất, đặc biệt ưu tiên các nhóm thực phẩm giúp bổ sung canxi như bông cải xanh, rau cải xoăn, cải chịp, rau chân vịt, rau dền, đậu rồng…, các loại hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ, các loại sữa như sữa hạt, sữa tách béo, sữa đậu nành, sữa chua, phô mai…
  • Tắm nắng đều đặn mỗi ngày kết hợp tập thể dục phù hợp để tăng lượng vitamin D3, hỗ trợ quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nhờ đó tăng cường chức năng xương khớp, cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm và phòng ngừa tái phát bệnh. 

Người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể bổ sung canxi để cải thiện bệnh hiệu quả và nhanh hơn. Việc có đủ canxi sẽ giúp các bộ phận hoạt động một cách trơn tru, đặc biệt là xương khớp, cột sống đĩa đệm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn liều dùng canxi phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại. Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động phù hợp để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger