Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng? Chuyên Gia Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng hay không còn phụ thuộc vào cường độ luyện tập và mức độ ảnh hưởng của bệnh. Bài tập này có thể làm mạnh nhóm cơ cốt lõi, giúp ổn định cột sống. Tuy nhiên gập bụng không đúng tư thế hoặc quá mức có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không
Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không? Cách thực hiện và những điều cần lưu ý

Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy trong bao xơ (bị nứt hoặc rách) di chuyển khỏi vị trí trung tâm. Điều này tạo nên một khối thoát vị và chèn ép vào những rễ thần kinh xung quanh, Sự chèn ép khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đớn, đau từ trung bình đến nặng kèm theo yếu chi, co thắt ở lưng và hạn chế chức năng vận động.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm được khuyến khích vận động nhẹ nhàng và đều đặn với những bài tập kéo giãn cột sống và yoga. Điều này giúp tăng cường sức cơ, làm mạnh cột sống, giảm đau. Đồng thời nâng cao sự dẻo dai và phục hồi chức năng vận động.

Vậy thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không? Theo bác sĩ chuyên khoa, người bị thoát vị đĩa đệm có thể gập bụng khi các triệu chứng đã được kiểm soát. Ngoài ra người bệnh cần luyện tập đúng cách, khởi động kỹ và nên tập với cường độ thích hợp.

Người bệnh tuyệt đối không nên thực hiện gắng sức, không gập bụng khi đang đau lưng. Bởi đây là một một bài tập nặng. Việc gắng sức và tập không đúng thời điểm sẽ làm tăng áp lực lên cột sống. Từ đó làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và các triệu chứng.

Lợi ích của bài gập bụng cho người thoát vị đĩa đệm

Trên thực tế, gập bụng là một bài tập nặng, có hai tác dụng chính gồm loại bỏ mỡ thừa giúp bụng săn chắc và làm mạnh các cơ. Ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, việc gập bụng nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật có thể mang đến những lợi ích sau:

Gập bụng giúp tăng sức mạnh cho phần cơ cốt lõi
Gập bụng giúp tăng sức mạnh cho phần cơ cốt lõi, tăng tính ổn định cho cột sống và xương chậu
  • Tăng cường cơ bụng, đốt cháy mỡ thừa và làm săn chắc vùng bụng
  • Tăng sức mạnh cho phần cơ cốt lõi. Cụ thể như cơ dựng cột sống, cơ bụng ngang, cơ thẳng bụng, cơ xiên ngoài, cơ xiên trong và nhóm cơ nhiều nhánh. Đây là những cơ giúp ổn định cột sống và xương chậu, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho lưng. Đồng thời tăng khả năng giữ thăng bằng, ổn định và cải thiện những chuyển động của cơ thể
  • Tăng cường sự dẻo dai và chức năng vận động cho cột sống
  • Đốt cháy calories, hỗ trợ giảm cân. Từ đó giảm áp lực lên xương sống
  • Kéo giãn cột sống, hỗ trợ giảm áp lực lên các dây thần kinh.

Với những lợi ích nêu trên, việc gập bụng đúng cách trong giai đoạn phục hồi có thể đẩy nhanh qua trình này.

Hướng dẫn cách gập bụng cho người thoát vị đĩa đệm

Để tránh phát sinh thêm tổn thương trong thời gian luyện tập, người bệnh cần đảm bảo gập bụng đúng cách. Dưới đây là những bước cơ bản giúp gập bụng an toàn cho người thoát vị đĩa đệm:

  • Bước 1: Khởi động nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút với những động tác kéo giãn đơn giản và đi lại
  • Bước 2: Nằm trên thảm tập với tư thế nằm ngửa, thả lỏng cơ thể
  • Bước 3: Đặt hai tay ra sau gáy hoặc hai bên mang tai, co gối với hai bàn chân phẳng trên sàn
  • Bước 4: Thở ra và siết cơ bụng, đẩy lưng kết hợp nâng đầu và vai về phía trước cho đến khi bụng gập lại. Giữ tư thế này khoảng 1 – 2 giây và thở đều
  • Bước 5: Thả lỏng cơ bụng và hít vào, từ từ hạ thấp đầu và vai
  • Bước 6: Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần và kết thúc bài tập.
Hướng dẫn cách gập bụng cho người thoát vị đĩa đệm
Hướng dẫn cách gập bụng cho người thoát vị đĩa đệm an toàn và mang đến hiệu quả cao

Lưu ý:

  • Không dùng tay để kéo cổ và đầu về phía trước.
  • Nâng phần lưng trên lên cách sàn từ 7 – 10cm (tạo thành góc 30 – 40 độ). Không nên để lưng vuông góc với sàn nhà trong thời gian luyện tập. 

Tần suất gập bụng cho người thoát vị đĩa đệm

Bài tập gập bụng giúp tăng cường cơ cốt lõi, hỗ trợ ổn định cột sống và mang đến nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên bài tập này cần được thực hiện với cường độ và tần suất thích hợp.

Cụ thể bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chỉ nên gập bụng từ 10 – 15 lần trong giai đoạn đầu, tối đa 30 cái trong những lần tiếp theo. Số lần gập bụng có thể thay đổi dựa trên thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh nhân tuyệt đối không luyện tập gắng sức để tránh làm tổn thương cột sống.

Lưu ý cho người thoát vị đĩa đệm khi gập bụng

Trước khi thực hiện bài tập gập bụng, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên lưu ý một số điều dưới đây:

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi gập bụng
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi gập bụng
  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm tránh tự ý gập bụng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên vật lý trị liệu trước khi luyện tập.
  • Luyện tập đúng kỹ thuật với cường độ thích hợp. Việc luyện tập gắng sức hoặc tập sai cách đều có khả năng làm tổn thương cột sống, tăng mức độ đau và tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Những người bị thoát vị đĩa đệm nặng và đau lưng nhiều không nên thực hiện bài tập gập bụng.
  • Khi luyện tập, người bênh tuyệt đối không dùng tay để kéo cổ hoặc / và đầu về phía trước. Bởi điều này có thể gây tác động xấu đến vùng cột sống cổ.
  • Không cố gắng để lưng vuông góc với sàn nhà trong khi gập bụng. Bởi động tác này có thể khiến vùng lưng của bạn bị tổn thương.
  • Nên gập bụng trên thảm yoga, tránh luyện tập trên sàn. Đây là một cách giúp bảo vệ cột sống khi gập bụng.
  • Khi thực hiện bài tập, người bệnh cần hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, hít thở đều đặn và nhịp nhàng. Điều này giúp điều chỉnh nhịp thở, đều hòa cơ thể, hỗ trợ thúc đẩy lưu thông khí huyết. Đồng thời giúp tiêu thụ calo và cải thiện sức khỏe cột sống một cách hiệu quả.
  • Để đạt được những lợi ích như mong đợi, bài tập cần được thực hiện đều đặn và đúng kỹ thuật.
  • Không tiếp tục thực hiện bài tập nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu ở lưng. Những trường hợp này chỉ nên vận động nhẹ nhàng và thực hiện những bài tập thích hợp hơn. Chẳng hạn như những bài tập kéo giãn cột sống và yoga.
  • Chú ý khởi động trước khi thực hiện bài tập hoặc/ và chườm ấm. Điều này giúp tăng cường sự dẻo dai, giảm đau và giúp bạn luyện tập tốt hơn.
  • Nên luyện tập kết hợp với những phương pháp khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể như:
    • Dùng thuốc giảm đau
    • Chườm ấm và nghỉ ngơi hợp lý
    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng
    • Vật lý trị liệu…

Trên đây là những thông tin giải đáp “Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?” , cách luyện tập và những điều cần lưu ý. Người bệnh chỉ nên gập bụng khi các triệu chứng đã được kiểm soát, luyện tập đúng kỹ thuật và cường độ thích hợp. Tuyệt đối không luyện tập gắng sức để tránh gây tổn thương hêm.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger