Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Bác sĩ tư vấn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Tự chăm sóc tại nhà là cách tốt nhất để cải thiện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt…, vận động rèn luyện thể chất là điều cần thiết không thể bỏ qua. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Tập như thế nào là đúng? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời. 

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ chạy bộ không? 
Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? 

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương, khiến lớp nhân nhầy bị lệch ra hỏi vị trí ban đầu, tích tụ xung quanh cột sống và chèn ép lên dây thần kinh. Hậu quả là gây ra những cơn đau nhức dữ dội, tê bì tay chân và giảm khả năng hoạt động, di chuyển. Hầu hết những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau khi được chăm sóc tích cực, nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan lơ là không điều trị, dẫn đến biến chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gây bại liệt, tàn phế vĩnh viễn. 

Thể dục thể thao rèn luyện thể chất là một trong những giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tích cực đến tổn thương đĩa đệm, giảm đau và phục hồi chức năng cột sống nhanh chóng. Có rất nhiều bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe, nhưng riêng đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không là vấn đề nhiều người thắc mắc. 

Nhiều người thường nghĩ bị đau nhức do đĩa đệm bị thoát vị thì nên hạn chế cử động quá nhiều, thậm chí nằm nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian để sớm khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, vì không vận động mới là nguyên nhân khiến các cơ, gân, khớp bị thoái hóa, yếu dần và teo đi, tăng nguy cơ bại liệt nhanh hơn. 

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ chạy bộ không? 
Bộ môn đi bộ, chạy bộ hoàn toàn phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia xương khớp hàng đầu, đi bộ và chạy bộ là 2 bộ môn thể dục rất thích hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Đem lại những lợi ích tích cực như: 

  • Giúp cải thiện phục hồi cấu trúc cột sống và giảm đau cấp tính nhanh chóng nhờ cơ chế thúc đẩy tuần hoàn máu, mang oxy và dưỡng chất đến khu vực cột sống bị tổn thương.
  • Thư giãn, giải tỏa căng thẳng thần kinh, giảm mệt mỏi và tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cột sống, giúp phòng ngừa tình trạng thoát vị xảy ra tại các đốt sống đĩa đệm khác. 
  • Đốt cháy và kiểm soát lượng calo dư thừa, duy trì cân nặng phù hợp, đẩy lùi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện mật độ xương, tăng sự chắc, dẻo dai và giảm nguy cơ thoát vị hoặc thoái hóa nặng hơn. 
  • Cải thiện chứng mất ngủ do đau nhức thoát vị đĩa đệm, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc, thoải mái, thư giãn tối đa. 

Về cơ bản, cả 2 hình thức này đều là sự di chuyển của đôi chân nhằm đem lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe. Nhưng khác nhau về cường độ tập luyện, đòi hỏi sức bền khác nhau và lượng calo tiêu thụ cũng khác. Do đó, tùy theo cấp độ bệnh thoát vị đĩa đệm nặng hay nhẹ mà chọn cách đi bộ hoặc chạy bộ, điều chỉnh lực đi hoặc chạy cho phù hợp. 

  • Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm, nên ưu tiên đi bộ hơn chạy bộ. Vì chạy bộ đòi hỏi sức bền và sức mạnh cột sống nhiều hơn. Hoặc nếu chạy bộ phải chạy nhẹ nhàng, chạy chậm với cường độ phù hợp, vừa sức để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Đối với những người chưa bị thoát vị đĩa đệm hoặc vừa mới chớm dấu hiệu, nên ưu tiên chạy bộ hơn đi bộ. Theo một nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thường xuyên chạy bộ thường có nguy cơ thoát vị, thoát hóa thấp hơn nhiều so với những người chỉ chọn cách đi bộ. 

Cách tăng hiệu quả khi đi bộ, chạy bộ cho người thoát vị đĩa đệm

Đi bộ hay chạy bộ đều đem lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe nói chung và cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm nói riêng. Nhưng với điều kiện phải tập đúng cách, vừa sức phù hợp với thể trạng sức khỏe hiện tại. Đồng thời, để tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong quá trình tập, bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản sau đây:

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ chạy bộ không? 
Đi bộ, chạy bộ với cường độ vừa phải, đúng cách để cải thiện hiệu quả chứng thoát vị đĩa đệm
  • Dành khoảng 5 – 7 phút để vận động thật kỹ trước và sau khi đi bộ hoặc chạy bộ. Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn đi bộ, chạy bộ có hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút hay đau nhức các khớp do cử động đột ngột. 
  • Nên bắt đầu theo quy trình từ cơ bản đến nâng cao. Ban đầu chỉ đi bộ hoặc chạy bộ với quãng đường ngắn, khi đã quen với việc vận động mới tăng dần lộ trình dài hơn. 
  • Mỗi bước chân đều đều phải đảm bảo thật vững chãi, chắc chắn, không bước quá ngắn, cũng không quá dài, cánh tay đung đưa một cách tự nhiên, không cầm bất kỳ thứ gì, hai vai thả lỏng, mắt nhìn thẳng và hít thở đều. Tránh đi bộ hay chạy bộ trong trạng thái căng thẳng, khó chịu hay gồng cứng cơ thể. 
  • Nên chọn những cung đường đi bộ, chạy bộ bằng phẳng, không gồ ghề sỏi đá. Khi đã quen với cường độ này, có thể tăng dẩn dần cấp độ tập bằng cách đi bộ lên dốc hoặc đi bộ dưới nước. 
  • Với những người bị thoát vị đĩa đệm nặng không thể chạy bộ, hãy chọn cách đi bộ nhanh khi đã quen với việc đi bộ chậm. Theo nghiên cứu, đi bộ nhanh đem lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe tim mạch, đốt cháy calo và tác động tích cực đến xương khớp, cột sống… 
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như trang phục thoải mái, phù hợp, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, giày vừa vặn, ôm gọn bàn chân… Mang theo bình nước dự phòng nếu đi bộ/ chạy bộ quãng xa, ngoài ra không mang theo các vật dụng đồ dùng trang sức không cần thiết khác… 
  • Không nên đi bộ nhanh hay chạy bộ ngay sau khi ăn no hoặc để bụng đói tập luyện. Tốt nhất nên ăn nhẹ nhàng một vài thứ như bánh quy hay sữa để có thể trạng sức khỏe tốt nhất trước khi tập. 
  • Thời gian tập tốt nhất dành cho người thoát vị đĩa đệm là từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Tùy theo tình hình sức khỏe được cải thiện như thế nào để tăng hoặc giảm thời gian tập cho phù hợp. 
  • Kết hợp song song giữa đi bộ, chạy bộ với các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm khác như yoga, thiền định, bơi lội… để đạt hiệu quả cao hơn, đẩy nhanh quá trình điều trị khỏi bệnh. 

Hy vọng nội dung trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không?”. Hãy tạo thói quen tập luyện phù hợp, đúng cách để đạt những lợi ích tích cực. Kết hợp với điều chỉnh thực đơn ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, thực hiện tư thế hoạt động chuẩn để sớm đẩy lùi căn bệnh thoát vị đĩa đệm. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger