Thoát Vị Đĩa Đệm Có Mảnh Rời Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là giai đoạn nặng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong đó một mảnh vỡ rời khỏi cấu trúc chính và nhân nhầy tách khỏi đĩa đệm. Điều này làm tăng mức độ chèn ép, bệnh nhân thường xuyên hứng chịu những cơn đau nhức dữ dội. Hầu hết trường hợp được chỉ định phẫu thuật để điều trị.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Tìm hiểu thế nào là thoát vị đĩa đệm có mảnh rời, nguyên nhân, các dấu hiệu và phương pháp điều trị

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là gì?

Thoát vị đĩa đệm thể hiện cho tình trạng nhân nhầy (tại trung tâm đĩa đệm) thoát ra ngoài thông qua một vết rách hoặc vết nứt của bao xơ. Điều này tạo thành một khối thoát vị chèn ép vào tủy sống hoặc/ và các rễ thần kinh xung quanh.

Bệnh gây ra những biểu hiện nghiêm trọng gồm đau nhức lưng hoặc đau cổ, yếu chi, tê bì, châm chích, rối loạn cảm giác và khó vận động. Đồng thời làm tăng nguy cơ liệt.

Về giai đoạn phát triển, thoát vị đĩa đệm được phân thành 4 giai đoạn, thứ tự từ nhẹ đến nặng. Trong đó thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là giai đoạn nặng nhất và nguy hiểm nhất của bệnh. 

Trong giai đoạn này, nhân nhầy thoát vị nghiêm trọng và tách khỏi đĩa đệm. Sau khi tách rời, nó có thể di chuyển lên hoặc xuống, tăng mức độ chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh. Điều này khiến bệnh nhân có những cơn đau dữ dội, đau thường xuyên hơn kèm theo tê yếu và các biến chứng.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là giai đoạn cuối của bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là giai đoạn nghiêm trọng với nhân nhầy tách khỏi đĩa đệm bị thương

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Việc không phát hiện và điều trị tích cực trong những giai đoạn nhẹ chính là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Về nguyên nhân ban đầu, bệnh khởi phát do những yếu tố tác động và nguyên nhân dưới đây:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Theo thời gian, cột sống thoái hóa khiến đĩa đệm mất nước, bao xơ giảm tính đàn hồi và đốt sống hao mòn. Điều này làm tăng nguy cơ nứt, rách bao xơ dẫn đến sự thoát vị của nhân nhầy.
  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến một người bị thoát vị đĩa đệm. Một chấn thương mạnh có thể khiến đốt sống và đĩa đệm bị nứt, dẫn đến thoát vị.
  • Thừa cân béo phì: Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người thừa cân béo phì. Đĩa đệm và xương sống chịu nhiều áp lực hơn khi cân nặng dư thừa. Điều này làm tăng nguy cơ hỏng bao xơ và thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra những người cân thừa có tốc độ thoát vị nhanh hơn, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm có mảnh rời trong thời gian ngắn.
  • Bệnh lý ở cột sống: Thoái hóa cột sống, vẹo cột sống, gù lưng hoặc những biến dạng bẩm sinh ở cột sống khiến đĩa đệm chịu nhiều áp lực, nhanh lão hóa và dẫn đến thoát vị.
  • Thực hiện tư thế sai: Chấn thương thường phổ biến hơn ở những người vận động hoặc ngồi sai tư thế. Từ đó gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm và khiến bệnh phát triển nhanh theo thời gian.

Nhận biết thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

So với những giai đoạn khác, thoát vị đĩa đệm có mảnh rời gây ra những triệu chứng và dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Cụ thể:

Đau nhức nghiêm trọng và thường xuyên hơn
Bệnh thoát vị đĩa đệm có mảnh rời gây đau nhức nghiêm trọng và thường xuyên hơn
  • Xuất hiện những cơn đau nhức nghiêm trọng và thường xuyên hơn
  • Cơn đau có thể âm ỉ và tăng dần. Nhiều trường hợp khác đột ngột đau dữ dội và đau buốt thành từng cơn
  • Đau không giảm khi nghỉ ngơi
  • Đau tăng khi cử động mạnh, hắt hơi, ho, nằm nghiêng
  • Cơn đau có xu hướng lan rộng xuống mông, ra sau và trước đùi khi ở thắt lưng
  • Tê bì
  • Châm chích hoặc có cảm giác ngứa ran
  • Giảm khả năng vận động và phạm vi
  • Bệnh nhân có xu hướng co quắp, khom người, vẹo hoặc nghiêng sang một bên để giảm đau
  • Rối loạn cảm giác
  • Mất tự chủ khi đi vệ sinh (rối loạn chức năng ruột và bàng quang)

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời chính là giai đoạn nặng nhất và nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh gây những triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng như đau nhức, tê yếu kéo dài. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng vận động và phạm vi chuyển động của bệnh nhân.

Hầu hết các trường hợp có dấu hiệu đi đứng khập khiễng, không thể đứng thẳng và thực hiện một số hoạt động cơ bản. Hơn nữa, quá trình điều trị không diễn ra kịp thời có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Tổn thương tủy sống và dây thần kinh vĩnh viễn
  • Hẹp ống sống
  • Teo cơ
  • Liệt cơ
  • Mất chức năng kiểm soát ruột và bàng quang (đại tiểu tiện không tự chủ)
  • Mất khả năng vận động
  • Liệt chi.

Để sớm phát hiện và điều trị, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ ngay khi cơn đau kéo dài và thường xuyên tái phát. Ngoài ra người bệnh cũng cần đến bệnh viện nếu cảm thấy đau nhức đột ngột kèm theo cảm giác tê bì, yếu ớt.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm có mảnh rời thường dựa trên tiền sử bệnh và xét nghiệm hình ảnh.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Trong khi thăm khám, bệnh nhân được yêu cầu mô tả cơn đau, cảm giác tê yếu và những biểu hiện đi kèm. Đồng thời liệt kê những chấn thương và bệnh lý có thể gây thoát vị đĩa đệm và khiến bệnh phát triển nhanh.

Một số thử nghiệm sẽ được thực hiện. Bác sĩ quan sát, vuốt dọc theo cấu trúc cột sống nhằm tìm kiếm những điểm đau nhất, xác định vị trí bị tổn thương. Ngoài ra bệnh nhân được yêu cầu đi lại, nâng cao chân, nâng cao tay, thực hiện những chuyển động cơ bản để xác định tình trạng tê yếu.

Bệnh nhân được yêu cầu mô tả cơn đau
Bệnh nhân được yêu cầu mô tả cơn đau kết hợp một số thử nghiệm để chẩn đoán tình trạng

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để xác định chẩn đoán, bệnh nhân được thực hiện một vài xét nghiệm hình ảnh theo chỉ định của bác sĩ.

  • Chụp X-quang: Xét nghiệm này tạo ra hình ảnh chi tiết của xương cột sống. Khi kiểm tra, bác sĩ có thể phân biệt thoát vị đĩa đệm với những nguy nhân gây đau khác. Cụ thể như gãy xương sống, gai cột sống, thoái hóa cột sống
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI giúp phát hiện thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn tiến triển. Đồng thời phân biệt thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh / tủy sống với khối u (chẳng hạn như u tủy sống) và nhiều tình trạng nghiêm trọng khác. Điều này giúp chẩn đoán phân biệt và có những phương pháp điều trị thích hợp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT được dùng để tìm kiếm mô hoặc mảnh xương tách ra khỏi cấu trúc. Đồng thời xác định những tổn thương khó hoặc không thể nhìn thấy qua X-quang.
  • Điện cơ: Xét nghiệm này được chỉ định để kiểm tra phản ứng điện của cơ và thần kinh. Đồng thời đánh giá chính xác sự mất phân bố thần kinh của cơ.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Kiểm tra hoạt động của dây thần kinh và xác định dây thần kinh đang bị tổn thương.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời không được chữa khỏi bằng những phương pháp điều trị bảo tồn, cụ thể như thuốc và vật lý trị liệu. Những trường hợp này cần mổ thoát vị đĩa đệm ngay lập tức để ổn định cột sống và tránh phát sinh biến chứng.

Mục đích phẫu thuật:

  • Loại bỏ đĩa đệm hỏng và tăng độ ổn định cho cột sống
  • Cắt giảm các triệu chứng
  • Phục hồi chức năng cột sống và vận động cho bệnh nhân
  • Giải nén dây thần kinh và tủy sống.

Những kỹ thuật thường được áp dụng:

  • Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm hỏng: Một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm hỏng được lấy ra ngoài. Sau đó cấy ghép đĩa đệm mới hoặc hợp nhất cột sống để tăng độ ổn định.
  • Hợp nhất cột sống: Sau khi cắt bỏ đĩa đệm, hai đốt sống liền kề sẽ được hợp nhất và cố định bằng một mảnh kim loại. Điều này giúp tăng sự ổn định của cột sống, ngăn tình trạng di lệch và thoát vị đĩa đệm tái phát.
  • Cấy ghép đĩa đệm nhân tạo: Nếu không hợp nhất cột sống, bạn có thể được cấy ghép đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp này sử dụng đĩa đệm làm bằng kim loại hoặc nhựa để thay thế cho đĩa đệm hỏng. Với cấu trúc và chức năng tương tự, cột sống sẽ được ổn định, bệnh nhân phục hồi chức năng vận động trong thời gian ngắn. 
Cấy ghép đĩa đệm nhân tạo
Cấy ghép đĩa đệm nhân tạo được thực hiện để thay thế đĩa đệm bị thương và ổn định cột sống

Phẫu thuật thường kèm theo rủi ro. Một số bệnh nhân có thể bị rối loạn cảm giác, mất sức mạnh, nhiễm trùng, rỉ dịch tủy sống, chảy máu… Để giảm nguy cơ, hãy thực hiện phẫu thuật với những bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệm.

Tham khảo thêm: Top 7 Bác Sĩ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Giỏi, Tận Tâm Ở TPHCM

Chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Nếu được phát hiện và phẫu thuật kịp thời, cơ thể và cột sống của bạn có thể ổn định sau 3 – 6 tháng. Nếu phẫu thuật muộn, những triệu chứng của bệnh có xu hướng kéo dài hoặc không thể hồi phục hoàn toàn. Những trường hợp này sẽ có cảm giác tê bì, đau nhẹ hoặc khó chịu ở cột sống.

Bên cạnh thời điểm phẫu thuật, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Sau mổ, bệnh nhân thường được yêu cầu dùng thuốc giảm đau kết hợp luyện tập theo chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình vật lý trị liệu, bệnh nhân được yêu cầu đi lại nhẹ nhàng, lên xuống giường và thực hiện những động tác kéo giãn. Những bài tập này có tác dụng phục hồi chức năng vận động và độ dẻo dai của cột sống.

Ngoài ra vận động trị liệu còn giúp tăng cường khối lượng cơ bắp, cải thiện sức mạnh sức mạnh và tính linh hoạt. Đồng thời giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Một số lưu ý khác trong quá trình chăm sóc:

  • Thường xuyên vệ sinh vết mổ và thay băng gạc để tránh gây nhiễm trùng.
  • Người bệnh không nên đi xe máy nhiều. Bởi điều này sẽ khiến vết mổ của bạn bị ảnh hưởng và gây đau.
  • Dùng áo nẹp mềm cố định cột sống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh để tăng tốc độ lành thương và phục hồi cột sống. Ngoài ra nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, omega-3… để phục hồi thể trạng và tăng khả năng chống nhiễm trùng.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Cách tốt nhất để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là sớm phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm từ giai đoạn khởi phát. Ngoài ra bạn có thể phòng ngừa bệnh lý bằng những biện pháp đơn giản sau:

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe xương khớp, làm mạnh các cơ, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
  • Luôn giữ tư thế đúng, đặc biệt là khi vận động và ngồi lâu.
  • Tránh mang vác vật nặng. Nếu phải nâng vật, hãy nâng bằng chân thay vì lưng.
  • Ngăn ngừa chấn thương khi chơi thể thao, lao động và tham gia giao thông. Ngoài ra nên điều trị dứt điểm các chấn thương và bệnh lý liên quan.
  • Tránh vận động gắng sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Điều này giúp tăng cường sức mạnh cho cột sống và các cơ cốt lõi. Đồng thời duy trì chức năng và đường cong sinh lý của cột sống, giảm tốc độ thoái hóa. Ngoài ra tập thể dục còn giúp nâng cao sự dẻo dai và giảm nguy cơ chấn thương.
  • Duy trì cân nặng an toàn. Cần áp dụng những biện pháp giảm cân khoa học nếu có cân nặng dư thừa.
  • Không hút thuốc lá.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống, đặc biệt là canxi, vitamin D, magie, omega-3 và các chất chống oxy hóa.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là một tình trạng nguy hiểm, gây đau nhức nhiều, dễ khởi phát biến chứng liệt chi và rối loạn cảm giác. Ngoài ra việc điều trị không kịp thời có thể khiến người bệnh không phục hồi hoàn toàn. Vì vậy bệnh nhân cần khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ ngay khi có những biểu hiện đầu tiên.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger