Thoát Vị Đĩa Đệm Chơi Cầu Lông Được Không? Điều Cần Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cầu lông là một bộ môn thể thao rất tốt cho sức khỏe tổng thể, giúp cải thiện hệ tim mạch, tăng cường sự dẻo dai và tính linh hoạt cho hệ xương khớp. Tuy nhiên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Thông tin trong bài viết có thể giúp giải đáp vấn đề này.

Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không
Tìm hiểu bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Những bộ môn phù hợp và nên tránh

Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Cầu lông là một bộ môn thể thao rất tốt với hệ cơ xương khớp, tim mạch và sức khỏe tổng thể. Cụ thể việc chơi bộ môn này mỗi ngày có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Tăng chiều cao ở những người đang trong giai đoạn phát triển
  • Tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương và duy trì sức khỏe xương khớp
  • Hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng an toàn
  • Tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ chấn thương và tổn thương xương khớp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể và sức đề kháng
  • Thư giãn, tăng cường tính linh hoạt cho hệ cơ xương khớp, giảm nguy cơ đau lưng, mỏi gối
  • Kiểm soát tâm trang, cải thiện giấc ngủ, giảm nguy cơ trầm cảm
  • Hạ huyết áp

Vậy những người bị thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Theo các chuyên gia và bác sĩ cơ xương khớp, mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng những người bị thoát vị đĩa đệm không nên chơi cầu lông.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ của đĩa đệm giảm tính đàn hồi hoặc bị rách, nhân nhầy lệch khỏi vị trí trung tâm và tạo thành một khối thoát vị. Khối thoát vị làm tăng áp lực hoặc chèn ép dây thần kinh xung quanh, gây đau đớn, co thắt, tê yếu và nhiều biểu hiện khác.

Mặt khác, bệnh thoát vị đĩa đệm khiến cột sống mất vững. Trong khi đó những người chơi cầu lông cần sự linh hoạt và nhiều sức lực để đón và nâng cầu. Điều này có thể làm tăng mức độ mất vững của cột sống và tăng đau.

Người bị thoát vị đĩa đệm không nên chơi cầu lông
Thoát vị đĩa đệm không nên chơi cầu lông vì có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng thoát vị và gây đau

Ngoài ra những động tác trong khi chơi cầu lông gồm xoay người, vặn mình, nhón chân, nâng cao một tay, nhảy lên cao… đều làm tăng áp lực lên cột sống, ảnh hưởng đến đường cong tự nhiên. Đồng thời làm tăng tốc độ thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra trong khi chơi cầu lông, những chuyển động quá mức và tư thế xấu cũng có thể gây đau, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh cột sống.

Để duy trì khả năng vận động và giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, người bệnh có thể lựa chọn những bộ môn khác. Trên thực tế, không ít bộ môn có khả năng kéo giãn cột sống nhẹ nhàng, cải thiện đường cong tự nhiên và giảm bớt các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Bộ môn tốt cho người thoát bị đĩa đệm

Cầu lông chỉ phù hợp với những người có cột sống khỏe mạnh, thoát vị đĩa đệm đã được điều trị và phục hồi. Vì vậy thay vì chơi cầu lông, người bệnh có thể chơi những bộ môn thể thao khác, phù hợp hơn với sức khỏe và tình trạng hiện tại.

Dưới đây là những bộ môn rất tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm:

1. Yoga

Yoga rất tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Những bài tập kéo giãn có thể tăng cường sức mạnh cho các cơ cốt lõi (các cơ dựng cột sống, cơ bụng ngang, cơ xiên ngoài, cơ xiên trong…). Nhóm cơ này có chức năng ổn định cột sống, hỗ trợ giữ thăng bằng, tăng phạm vi và tính linh hoạt trong những chuyển động.

Ngoài ra tập yoga còn giúp làm mạnh cột sống, kéo giãn nhẹ nhàng, tăng cường sự dẻo dai, giảm đau lưng. Đồng thời giúp thư giãn hệ cơ xương khớp, phục hồi chức năng vận động và cải thiện tâm trạng.

Yoga
Yoga giúp làm dịu cơn đau, tăng cường sức mạnh cho các cơ cốt lõi và sự dẻo dai của cột sống

Với những lợi ích nêu trên, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm được khuyên tập yoga 30 – 60 phút mỗi ngày. Chú ý thực hiện những bài tập kéo giãn thích hợp để tăng hiệu quả điều trị.

Tham khảo thêm: [TOP 12] Bài Tập Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cho Hiệu Quả Cực Tốt

2. Đi bộ

Nếu bị thoát vị đĩa đệm và thường xuyên đau lưng dưới, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng từ 30 – 45 phút/ ngày. Bộ môn này giúp duy trì chức năng vận động nhưng không gây hại cho cột sống mất vững, giảm đau lưng. Đồng thời tăng cường sự linh hoạt và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Hơn nữa, thường xuyên đi bộ còn giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tăng cường mật độ xương và nâng cao sức khỏe tổng thể. Khi bắt đầu đi bộ, người bệnh cần đi chậm. Sau khi làm quen có thể đi nhanh hơn, sải chân dài hơn và nhanh hơn nhưng nhẹ nhàng. 

Ngoài ra cần điều chỉnh tư thế đúng khi đi bộ, lưng thẳng, cánh tay thoải mái và mắt nhìn về phía trước; điều hòa nhịp thở, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

3. Bơi lội

Bơi lội cũng được đánh giá là một trong những bộ môn rất tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Mỗi ngày bơi từ 20 – 30 phút giúp thư giãn cột sống, kéo giãn nhẹ nhàng và tạo khoảng cách cho những đốt sống. Điều này giúp giảm đau và giảm chèn ép lên các dây thần kinh.

Hơn nữa, bơi lội còn giúp làm mạnh cột sống và các cơ xung quanh, tăng tính linh hoạt, duy trì chức năng vận động và hỗ trợ giảm đau lưng. Đây đều là những yếu tố giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm.

Bơi lội
Bơi lội giúp kéo giãn cột sống nhẹ nhàng, giảm đau và giảm chèn ép dây thần kinh quanh cột sống

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích và khá an toàn nhưng bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần tránh bơi lội quá mức và không bơi nhanh.

4. Đạp xe

Thay vì chơi cầu lông, người bệnh có thể thử đạp xe trong thời gian bị thoát vị đĩa đệm. Các nghiêng cứu cho thấy bộ môn này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và tổng thể, nâng cao chức năng miễn dịch và tăng cường sức mạnh cho đôi chân.

Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, đạp xe đạp giúp tăng tính linh hoạt, tăng dẻo dai cho hệ cơ xương khớp, cải thiện lưu thông khí huyết và giảm đau lưng.

Lưu ý người bệnh giữ thằng lưng và thoải mái khi đạp xe, nên đi trên những đoạn đường bằng phẳng. Ngoài ra người bệnh chỉ nên đạp xe đường dài khi đã tăng dần cường độ luyện tập và cột sống khỏe mạnh.

Thoát vị đĩa đệm không nên chơi bộ môn nào?

Tương tự như cầu lông, tennis và golf đều là những bộ môn thể thao có động tác vặn người. Việc chơi những môn thể thao này có thể làm tăng độ mất vững của cột sống. Đồng thời gây đau và khiến đĩa đệm bị thoát vị nhanh hơn.

Ngoài ra bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cũng cần tránh chơi những bộ môn thể thao dưới đây:

  • Tập gym
  • Chạy bộ
  • Bóng đá
  • Bóng rổ
  • Những bộ môn nguy hiểm và dễ chấn thương như trượt tuyết, quần vợt…
  • Những bài tập riêng cho chân hoặc có động tác giữ chân thẳng
Thoát vị đĩa đệm không nên chơi bóng rổ
Thoát vị đĩa đệm không nên chơi bóng rổ vì bộ môn này làm tăng áp lực lên cột sống và gây đau

Bài viết giúp giải đáp “Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?”. Trên thực tế, cầu lông không phù hợp với người thoát vị đĩa đệm, có thể gây đau và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Vì vậy hãy lựa chọn một bộ môn thích hợp hơn để cải thiện sức khỏe xương khớp, làm mạnh cột sống và các cơ. Nên ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng cho cột sống. Tuyệt đối không luyện tập gắng sức, tập đột ngột, vặn người nhanh mạnh hoặc thực hiện những động tác làm tăng áp lực lên cột sống.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger