8 Tác dụng của ngủ trưa tốt cho sức khoẻ có thế bạn chưa biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Giấc ngủ trưa quan trọng không kém giấc ngủ chính vào ban đêm. Chỉ cần một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng điểm qua 8 tác dụng của ngủ trưa và cách ngủ chuẩn để đạt được những lợi ích này? 

Ngủ trưa đem lại tác dụng gì? 

Nhiều người nghĩ rằng giấc ngủ trưa là không cần thiết, ngủ hay không đều được. Nhưng ít ai biết rằng ngủ trưa cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: 

Tác dụng của ngủ trưa
Giấc ngủ trưa giúp phục hồi nguồn năng lượng, cải thiện tâm trạng giúp tăng hiệu suất công việc buổi chiều

1. Phục hồi năng lượng và duy trì sự tỉnh táo

Một nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một giấc ngủ trưa ngắn nhưng chất lượng sẽ giúp phục hồi năng lượng và tăng sự tỉnh táo cần thiết để thực hiện những công việc buổi chiều. Thậm chí, chỉ với giấc ngủ trưa 20 phút đem lại hiệu quả cao hơn so với 200mg lượng caffein được nạp vào cơ thể hoặc việc tập thể dục. Ngủ trưa đặc biệt cần thiết đối với những người bị mất ngủ vào ban đêm. 

2. Sáng tạo và ghi nhớ tốt hơn

Giấc ngủ trưa giúp phục hồi chức năng của não bộ, giúp bạn sáng tạo hơn trong công việc, đem lại sự bứt phá trong công việc, học tập. Không những vậy, dành thời gian ngắn để ngủ trưa hoặc nghỉ ngơi cũng giúp não bộ trở nên minh mẫn, ghi nhớ mọi thứ tốt hơn.

3. Ổn định tâm lý 

Ngủ trưa kích thích não bộ sản sinh nhiều hormone serotonin. Hormone này có nhiệm vụ điều hòa giấc ngủ, quản lý sự thèm ăn và điều chỉnh tâm trạng. Càng nhiều hormone serotonin sẽ giúp bạn thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, tránh những tình huống áp lực, stress quá mức dẫn đến cáu gắt, khó chịu, dễ bị phân tâm ảnh hưởng đến chất lượng công việc. 

4. Cải thiện sức khỏe

Theo các chuyên gia, dư thừa hormone cortisol có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như suy giảm miễn dịch, yếu hệ thống cơ bắp, không dung nạp glucose, tăng mỡ bụng, thừa cân béo phì… và thậm chí làm tang nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. 

Nếu có thói quen ngủ trưa, các rối loạn sức khỏe này sẽ được cải thiện nhanh chóng. Khi ngủ, cơ thể giải phóng bớt hormone cortisol, xua tan mệt mỏi, giảm căng thẳng lo âu, nâng cao chức năng miễn dịch, hỗ trợ sửa chữa các rối loạn về cơ bắp, thần kinh, điều chỉnh chức năng tình dục… 

5. Tốt cho thị lực 

Khi ngủ trưa, mắt sẽ được nhắm lại nghỉ ngơi và thư giãn sau một buổi sáng làm việc hết mình. Chỉ với 15 – 20 phút ngủ trưa, mắt sẽ dần được phục hồi trở lại, tránh gây khô mắt, tăng nhiệt giác mạc, duy trì độ ẩm và phòng ngừa các bệnh lý về mắt hiệu quả. 

Tác dụng của ngủ trưa
Giờ ngủ trưa cũng là lúc mắt được nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi sau nhiều tiếng đồng hồ làm việc

6. Hồi phục sức khỏe làn da

Dù chỉ là giấc ngủ trưa ngắn nhưng mọi cơ quan, nội tạng và hoạt động sống trong cơ thể đều được nghỉ ngơi, thư giãn. Trong đó, phải kể đến sự tác động tích cực đến các mạch máu, giãn nở tự nhiên tạo điều kiện cho máu lưu thông đến khắp các tế bào da, thúc đẩy quá trình phục hồi tái tạo tế bào và cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng làn da. 

7. Chống lão hóa 

Một trong những tác dụng tuyệt vời của giấc ngủ đó là khả năng chống lại quá trình oxy hóa và kích hoạt cơ chế tự sửa chữa các tổn thương được gây ra bởi các gốc tự do trong cơ thể. Theo lý giải của các chuyên gia, ngủ trưa cũng là thời điểm vàng để cơ thể tổng hợp các protein cần thiết giúp chống lại quá trình lão hóa. 

8. Lợi ích đối với trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng phải được duy trì thói quen thường xuyên ngủ trưa. Theo các chuyên gia, nhu cầu ngủ của trẻ nhỏ nhiều hơn so với người lớn do trẻ đang trong độ tuổi phát triển với tốc độ nhanh. Ngoài giấc ngủ ban đêm, ngủ trưa sẽ giúp trẻ: 

  • Phát triển não bộ, tiếp thu và xử lý thông tin nhanh hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ và học tập tốt; 
  • Kích thích phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo vượt trội của con; 
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất và đạt các chỉ số cân nặng, chiều cao nhiều hơn;
  • Giúp trẻ phát triển các kỹ năng cầm nắm, đi, chạy nhanh chóng và cả các giác quan; 

Không ngủ trưa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? 

Rất nhiều người cho rằng họ không có thói quen và cũng không có nhu cầu ngủ trưa nhưng họ vẫn cảm thấy khỏe mạnh, làm việc hiệu quả. Nhưng điều này chỉ đúng với những người có nền tảng sức khỏe tốt và đã ngủ đủ giấc vào ban đêm mà thôi. Ngược lại, với những người mất ngủ về đêm, thể chất mệt mỏi, uể oải nhưng vẫn không ngủ trưa, cố làm việc sẽ càng khiến sức khỏe giảm sút trầm trọng. 

Có thể kể đến như: 

  • Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung; 
  • Giảm chất lượng công việc; 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp; 
  • Gây các biến chứng về rối loạn tâm lý; 
  • … 
Tác dụng của ngủ trưa
Người có thể trạng kém nhưng vẫn không ngủ trưa, làm việc xuyên suốt có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường cho sức khỏe

Một nghiên cứu khoa học về giấc ngủ trưa cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa những người thường xuyên ngủ trưa và không có thói quen ngủ trưa như sau: 

  • Về trạng thái tinh thần: Mệt mỏi và thiếu năng lượng là những trạng thái ai cũng gặp phải sau một buổi sáng làm việc cật lực. Với những người có thói quen ngủ trưa sẽ giúp tái tạo nguồn năng lượng mới để tăng hiệu suất xử lý công việc buổi chiều. Ngược lại, không ngủ trưa khiến sự mệt mỏi của buổi sáng kéo dài đến tận chiều và khiến tinh thần uể oải, thậm chí có thể dẫn đến suy nhược tinh thần. 
  • Về mức độ tập trung: Người không ngủ trưa thỉnh thoảng rơi vào trạng thái giảm khả năng tập trung, giảm khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin. Điều này kéo theo chậm tốc độ phản ứng do não bộ mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Những điều cần lưu ý về phương pháp ngủ trưa 

Theo các chuyên gia, ngủ trưa mỗi ngày là một thói quen tốt nhưng hãy ngủ đúng cách và không phạm phải những nguyên tắc ngủ cơ bản. Để đem lại những lợi ích trên, hãy tuân thủ các lưu ý sau:

Tác dụng của ngủ trưa
Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút là đủ để đem lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe
  • Thời gian ngủ trưa hợp lý nhất là từ 15 – 30 phút. Không nên ngủ quá 60 phút vì ngủ càng lâu, càng sâu giấc càng khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí buồn ngủ hơn cả khi không ngủ. 
  • Nên ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 13 – 15h, tránh ngủ trưa sau 16h vì có thể gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học, gây khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. 
  • Ngủ trưa tốt nhất chỉ nên nằm thư giãn, ngủ thả lỏng bằng cách nhắm mắt thư giãn, không nên ngủ quá sâu. 
  • Tránh phạm phải những sai lầm khi ngủ trưa như: ngủ ngay sau khi vừa ăn xong, ngủ gục trên bàn làm việc… Thói quen này ảnh hưởng rất nhiều chức năng tiêu hóa, đau nhức xương khớp, dễ bị chóng mặt, ù tai, tê bì chân tay… khi thức dậy. 
  • Để ngủ trưa tốt nhất, hãy chọn những nơi có ít ánh sáng, không gian thoáng mát, yên tĩnh, nằm ngủ trong tư thế dễ chịu, thoải mái, nhiệt độ phù hợp… 
  • Không sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào sát giờ ngủ trưa để dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. 
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ trưa để thư giãn đầu óc, nghỉ ngơi tốt hơn. 

Không thể phủ nhận những tác dụng của giấc ngủ trưa đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên như đã nói mỗi người có một thể trạng sức khỏe và nhu cầu ngủ cũng khác nhau. Nếu cảm thấy thể chất kém đi, dễ mệt mỏi, công việc sa sút… nên cân nhắc đến việc ngủ trưa trong khoảng thời gian ngắn. Đồng thời, thực hiện thời gian biểu khoa học, ngủ đủ giấc vào buổi tối, tránh thức khuya để có một sức khỏe và tinh thần tỉnh táo cho ngày hôm sau. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger