Suy Vỏ Thượng Thận: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Suy vỏ thượng thận là tình trạng suy giảm chức năng của phần vỏ ở tuyến thượng thận. Từ đó làm thiếu hụt hormon aldosteron trong cơ thể và gây ra những tình trạng liên quan. Hầu hết bệnh nhân được dùng thuốc điều trị và có đáp ứng tốt.

Suy vỏ thượng thận
Suy vỏ thượng thận xảy ra khi vỏ tuyến thượng thận bị suy giảm chức năng dẫn đến thiếu hụt hormone

Suy vỏ thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ, đảm nhận sản sinh các hormone quan trọng, ảnh hưởng đến hầu hết mô và cơ quan trong cơ thể. Tuyến này nằm ở phía trên của mỗi quả thận. Nó có cấu tạo gồm 2 phần gồm:

  • Tủy tiết hormone catechamin
  • Vỏ thượng thận tiết một nhóm hormone gọi là corticosteroid. Cụ thể như Glucocorticoid (gồm cortisol), Mineralocorticoid (gồm aldosterone) và nội tiết tố nam.

Suy vỏ thượng thận là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm chức năng của vỏ tuyến thượng thận dẫn đến sư thiếu hụt aldosteron và cortisol trong cơ thể. Từ đó gây ra những rối loạn chuyển hóa.

Hormone aldosteron có chức năng tái hấp thu natri và bài tiết kali. Từ đó cân bằng nồng độ kali và natri, duy trì huyết áp khỏe mạnh. Ngoài ra loại hormone này còn có chức năng cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều chỉnh và kiểm soát huyết áp.

Cortisol giúp giảm căng thẳng, kiểm soát huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra loại hormone này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch.

Nguyên nhân gây suy vỏ thượng thận

Bệnh suy vỏ thượng thận xảy ra khi có bất kỳ tình trạng nào làm tổn thương lớp ngoài của tuyến thượng thận. Điều này khiến nó hoạt động không bình thường, không tạo đủ hormone cần thiết cho cơ thể. 

Dưới đây là một sống nguyên nhân phổ biến nhất:

Bệnh tự miễn dịch
Các bệnh tự miễn có thể làm tổn thương và giảm chức năng của vỏ thượng thận hoặc tăng nguy cơ
  • Bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tự tấn công những mô khỏe mạnh của cơ thể.
  • Bệnh lao
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu vào tuyến thượng thận
  • Ung thư di căn đến tuyến thượng thận.

Trong nhiều trường hợp, suy vỏ thượng thận là một tình trạng thứ phát. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng corticosteroid và đột ngột ngừng thuốc. Chẳng hạn như việc sử dụng prednisone trong điều trị các bệnh viêm khớp và hen suyễn.

Triệu chứng của suy vỏ thượng thận

Những triệu chứng và dấu hiệu của suy vỏ thượng thận thường diễn ra từ từ, phát triển dần và kéo dài. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng nhẹ và thường được bỏ qua. Trong giai đoạn tiến triển, người bệnh có những triệu chứng rõ rệt hơn với mức độ tăng dần theo thời gian.

Tùy thuộc vào tình trạng, những triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện:

  • Chán ăn
  • Giảm cân
  • Xuất hiện những vùng da bị thâm
  • Thèm muối
  • Huyết áp thấp
  • Ngất xỉu
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Đau cơ và khớp
  • Đau bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau cơ và khớp
  • Thay đổi tâm trạng, thường xuyên cáu gắt, chán nản
  • Rụng lông trên cơ thể
  • Xuất hiện một số vấn đề tình dục như suy giảm ham muốn tình dục

Đối với những trường hợp thứ phát, bệnh nhân ít có khả năng bị huyết áp thấp hoặc mất nước nghiêm trọng, không có làn da sẫm màu. Tuy nhiên người bệnh thường có những dấu hiệu của chứng hạ đường huyết.

Những trường hợp cấp tính có thể gây ra những triệu chứng nặng, sốc và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các triệu chứng thường bao gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Mê sảng hoặc giảm ý thức
  • Đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy và nôn mửa
  • Mất nước
  • Đau chân hoặc đau ở lưng dưới
  • Hoang mang
  • Cảm thấy yếu và mệt mỏi nghiêm trọng.

Biến chứng và tiên lượng

Hormone cortisol không được tạo ra do giảm chức năng của vỏ thượng thận. Cùng với căng thẳng quá mức, bệnh có thể dẫn đến khủng hoảng addisonian. Tình trạng này làm giảm huyết áp, giảm đường huyết và tăng nồng độ kali trong máu. Từ đó đe dọa đến tính mạng.

Do có độ nguy hiểm cao nên những người bị khủng hoảng addisonian cần được điều trị y tế khẩn cấp. Ngoài ra suy vỏ thượng thận còn gây ra một số biến chứng khác, bao gồm:

Bệnh suy vỏ thượng thận gây hạ đường huyết
Bệnh suy vỏ thượng thận gây hạ đường huyết và nhiều biến chứng khác đe dọa đến tính mạng
  • Hạ đường huyết
  • Bệnh tự miễn
  • Huyết áp thấp
  • Cơn suy tuyến thượng thận cấp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Gầy sút
  • Mệt mỏi mãn tính
  • Suy giảm chức năng sinh dục
  • Tăng sắc tố da
  • Đau nhức xương khớp
  • Rối loạn tâm thần kinh

Tuy nhiên việc điều trị sớm và tích cực có thể ngăn ngừa những biến chứng của bệnh. Mặt khác suy vỏ thượng thận có tiên lượng tốt. Mặc dù quá trình phục hồi thường diễn ra chậm nhưng các loại thuốc có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Chẩn đoán suy vỏ thượng thận

Bệnh nhân được hỏi triệu chứng và tiền sử bệnh trong quá trình thăm khám. Ngoài ra người bệnh sẽ được thực hiện một số bài kiểm tra để xác định bệnh và đánh giá mức độ ảnh hưởng. 

Những xét nghiệm thường được chỉ định gồm:

  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân được xét nghiệm máu để kiểm kiểm hormone vỏ thượng thận (ACTH) và cortisol. Ngoài ra xét nghiệm này còn giúp đo nồng độ natri, kali, lượng đường trong máu và những kháng thể. Từ đó xác định nguyên nhân và tình trạng.
  • Thử nghiệm kích thích ACTH: ACTH đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo cho tuyến thượng thận sản sinh hormone cortiso. Khi thực hiện thử nghiệm, người bệnh sẽ được nồng độ cortisol trước và sau khi tiêm ACTH.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp cộng hưởng từ tuyến yên và chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể phát hiện những bất thường liên quan đến vỏ thượng thận.

Điều trị suy vỏ thượng thận

Dựa vào kết quả chẩn đoán, người bệnh được điều trị bằng một loại corticosteroid thích hợp. Đây là thuốc kháng viêm, được dùng ở dạng đường uống.

Trong điều trị suy vỏ thượng thận, corticosteroid được dùng để thay thế aldosterone và cortisol thiếu hụt trong cơ thể, duy trì hoạt động bình thường của các mô và cơ quan. Khi sử dụng, nhóm thuốc này hoạt động như những hormone do tuyến thượng thận sản sinh.

Một số loại corticosteroid thường được sử dụng gồm:

  • Hydrocortisone (Cortef)

Thuốc Hydrocortisone thuộc nhóm Glucocorticoid. Thuốc thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận hoặc suy vỏ tuyến thượng thận dẫn đến thiếu hụt cortisol. 

Khi sử dụng Hydrocortisone, thuốc giúp cơ thể cảm nhận sự có mặt của cortisol và không tạo ra nhiều ACTH. Ngoài ra loại thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch, chống dị ứng, giảm viêm và đau.

    • Liều dùng khuyến cáo: Uống 15 – 25mg/ ngày, chia thành 2 lần uống (2/3 thuốc vào buổi sáng và 1/3 thuốc vào buổi chiều tối). 

Hầu hết bệnh nhân có đáp ứng tốt với Hydrocortisone. Tuy nhiên nếu thuốc không đủ để giữ muối, người bệnh có thể được yêu cầu ăn thêm muối hoặc sử dụng thêm thuốc Fludrocortison.

Hydrocortisone (Cortef)
Thuốc Hydrocortisone (Cortef) thường được ưu tiên và mang hiệu quả cao cho hầu hết trường hợp
  • Methylprednisolone (Medrol) hoặc Prednisone (Rayos)

Methylprednisolone (Medrol) hoặc Prednisone (Rayos) có thể được sử dụng thay cho Hydrocortisone (Cortef). Thuốc được dùng để thay thế cortisol, duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

Cơ chế hoạt động của Methylprednisolone (Medrol) và Prednisone (Rayos) tương tự như Hydrocortisone (Cortef). Thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị thiếu hụt cortisol hoặc tuyến thượng thận sản sinh rất ít cortisol.

  • Fludrocortison acetat

Bệnh nhân bị suy vỏ thượng thận thường được yêu cầu sử dụng thuốc Fludrocortison acetat. Thuốc này được dùng để thay thế cho lượng hormone aldosterone thiếu hụt khi vỏ thượng thận hoạt động không bình thường. Từ đó cân bằng chất lỏng, nồng độ kali và natri, duy trì huyết áp khỏe mạnh.

Do có tác dụng giữ muối mạnh, Fludrocortison acetat cũng được chỉ định cho những bệnh nhân sử dụng hydrocortison khi tác dụng giữ muối của hydrocortison không đủ.

    • Liều dùng khuyến cáo: 0,05 – 0,3 mg/ ngày.

Tăng liều nếu tăng kali máu, gầy sút hoặc hạ huyết áp tư thế đứng. Hạ liều khi tăng huyết áp hoặc hạ kali máu gây phù.

  • Glucocorticoid + Mineralocorticoid

Những trường hợp nhẹ chỉ cần sử dụng Hydrocortisone đơn thuần để kiểm soát bệnh. Ở những trường hợp nặng hơn, Glucocorticoid có thể được dùng phối hợp với Mineralocorticoid. Việc sử dụng phối hợp giúp làm tăng hiệu quả điều trị suy vỏ thượng thận.

Phòng ngừa suy vỏ thượng thận

Bệnh suy vỏ thượng thận không được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên những biện pháp dưới đây có thể giảm nguy cơ của bệnh:

Duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày
Duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày có thể giảm nguy cơ suy vỏ thượng thận
  • Duy trì lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia và không hút thuốc lá.
  • Duy trì thói quen vận động và luyện tập thể dục, đều đặn 30 – 60 phút/ ngày. Những bộ môn gồm yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ… có thể mang đến nhiều lợi ích.
  • Ăn một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng. Đảm bảo bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, nạp đủ protein động vật, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
  • Điều trị tốt những bệnh lý có thể gây suy vỏ thượng thận.
  • Khám sức khỏe và kiểm tra thận định kỳ. Điều trị ngay khi có những bất thường.
  • Tránh stress, lo lắng và căng thẳng quá mức. Cần kiểm soát tâm trạng, lạc quan và vui vẻ.
  • Cần dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi. Tránh những công việc và hoạt động quá sức.

Bệnh suy vỏ thượng thận gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và đe dọa tính mạng. Tuy nhiên việc điều trị sớm và đúng cách có thể ngăn ngừa biến chứng và khắc phục bệnh.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger