Suy Thượng Thận Cấp: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Suy thượng thận cấp là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xảy ra do cơ thể mất khả năng sản sinh đủ lượng hormone cortisol. Đây là tình trạng cần được cấp cứu để bảo toàn tính mạng. Bệnh thường xảy ra trong bối cảnh phát bệnh Addison nhưng không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Suy thượng thận cấp
Suy thượng thận cấp là rối loạn sức khỏe nghiêm trọng cần cấp cứu ngay lập tức để ngăn biến chứng, bảo toàn tính mạng

Suy thượng thận cấp là gì? 

Tuyến thượng thận là bộ phận nằm tại vị trí trên đỉnh 2 quả thận. Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormone cortisol đáp ứng tốt với căng thẳng. Đồng thời, hormone này còn có nhiệm vụ đáp ứng miễn dịch, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn, phát triển xương khớp… 

Suy tuyến thượng thận cấp (tên tiếng Anh là Adrenal Crisis) là một dạng rối loạn nội tiết cực kỳ nghiêm trọng, xảy ra khi tuyến thượng thận không sản sinh ra đủ hormone cortisol. Đây là một vấn đề sức khỏe cần được cấp cứu y khoa ngay lập tức để bảo toàn tính mạng. Vì sự thiếu hụt cortisol gây ra hàng loạt những ảnh hưởng suy chức năng đa cơ quan như: 

Suy thượng thận cấp
Bản chất của suy thượng thận cấp chính là sự suy giảm hormone cortisol
  • Tụt huyết áp do mạch máu và tim giảm đáp ứng với cortisol; 
  • Ức chế hệ thần kinh trung ương do thận giữ nước, giảm natri máu; 
  • Tăng kali máu, toan chuyển hóa do thiếu hoạt tính của corticoid khoáng trên thận, tụt đường huyết, tăng sản xuất bạch cầu lympho và tăng đa nhân ái toan; 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ thúc đẩy cơn suy thượng thận cấp

Theo một thống kê, phần lớn bệnh nhân bị suy thượng thận dạng cấp tính thường xảy ra do nhóm nguyên nhân suy thượng thận nguyên phát (bệnh Addsion). Rất ít trường hợp xuất phát từ nguyên nhân tổn thương tuyến yên. Bởi Addison là bệnh lý tự miễn dịch, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công tuyến thượng thận. 

Suy thượng thận cấp
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là chấn thương, stress, tác dụng phụ của thuốc corticoid, nhiễm trùng…

Ngoài ra, cơn suy giảm chức năng thượng thận cấp bùng phát do sự thúc đẩy bởi các yếu tố nguy cơ sau: 

  • Chấn thương, sau phẫu thuật, bỏng, stress, căng thẳng hoặc đang sử dụng các loại thuốc đặc trị; 
  • Nhiễm trùng huyết do não mô cầu, tụ cầu, liên cầu hoặc trực khuẩn mủ xanh; 
  • Do ngưng sử dụng thuốc Corticoid đột ngột hoặc các loại thuốc ức chế tuyến thượng thận…; 
  • Xuất huyết tuyến thượng thận hoặc hình thành các tụ huyết khối trong cơ thể; 
  • Sự bùng phát của các khối u tuyến thượng thận, khối u di căn; 
  • Bệnh nhân suy tuyến thượng thận cấp sau khi chụp phim tĩnh mạch hoặc động mạch thận, thượng thận có thuốc cản quang; 
  • Ảnh hưởng từ hội chứng Debre Fibriger do thiếu men 21 hydroxylase xảy ra ở trẻ em; 

Triệu chứng và chẩn đoán suy tuyến thượng thận cấp 

Bản chất của suy tuyến thượng thận cấp chính là do giảm sản sinh cortisol. Rất nhiều trường hợp bùng phát cơn suy thượng thận cấp tính nhưng không có quá nhiều triệu chứng đặc hiệu. Tuy phát sinh nhiều biểu hiện về suy giảm thể chất (như mệt mỏi, chán ăn, sốt, đau bụng) nhưng lại không được giải thích rõ ràng về mặt cơ chế y học. 

Các triệu chứng điển hình như sau: 

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể; 
  • Tăng nhiệt độ cơ thể, kèm nhiễm trùng, choáng nặng, tăng mạch nhưng yếu và giảm nhỏ tiếng tim; 
  • Tụt huyết áp, kèm theo rối loạn tri giác; 
  • Buồn nôn, ói mửa, chán ăn, sốt, đau bụng, đổ mồ hôi; 
  • Rối loạn tâm thần; 
  • Suy giảm sinh lý, da dẻ xanh xao, trắng sáp, suy giảm thị lực, kèm theo các triệu chứng của suy giáp; 
  • Bệnh nhân Addison do suy tuyến thượng thận nguyên phát sẽ có các triệu chứng như sạm da ở những vùng rãnh ở lòng bàn chân, bàn tay, niêm mạc nướu, lợi, môi, núm vú hoặc toàn thân…; 
Suy thượng thận cấp
Sự suy giảm cortisol khiến bệnh nhân thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tri giác…

Việc chẩn đoán suy thượng thận cấp được thực hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng vừa kể trên. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như: 

  • Đo hormone ACTH (cosyntropin) ở vỏ thượng thận;
  • Đo lượng natri huyết; 
  • Đo chỉ số đường huyết (thường < 3mmol/l); 
  • Đo chỉ số kali (tăng > 5mg/l); 
  • Đo chỉ số pH máu (đánh giá mức độ toan chuyển hóa); 
  • Đo mức độ dự trữ kiềm (thường giảm < 15%); 
  • Chẩn đoán phân biệt với các dạng shock như: shock tim, shock giảm thể tích do mất nước, mất máu, shock nhiễm trùng; 

Biến chứng cơn suy tuyến thượng thận cấp 

Hầu hết những cơn suy thượng thận cấp đều nguy hiểm nhưng vẫn có thể đáp ứng tốt và phục hồi nhanh khi được cấp cứu điều trị kịp thời. Bệnh nhân sau đó vẫn sẽ tiếp tục duy trì sự sống khỏe mạnh, linh hoạt. Ngược lại, nếu không can thiệp điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Sốc nặng
  • Co giật như lên cơn động kinh
  • Rơi vào hôn mê 
  • Tử vong

Phác đồ điều trị suy thượng thận cấp hiệu quả

Điều trị suy tuyến thượng thận cấp cần được thực hiện càng sớm càng tốt, không nên trì hoãn để bảo toàn tính mạng. Phác đồ điều trị suy tuyến thượng thận cấp của Bộ y tế dành cho các trường hợp chung như sau:

1. Điều trị cấp cứu

Bước này được thực hiện trong vòng 24 giờ đầu nhằm mục tiêu phục hồi thể tích nội mạc, thay thế natri và glucocorticoid thông qua các phương pháp sau:

Suy thượng thận cấp
Điều trị cấp cứu bằng liệu pháp hormone hydrocortisone và bù dịch bằng nước muối sinh lý đẳng trương
  • Bù dịch: Tiến hành bù dịch tích cực đối với bệnh nhân suy thượng thận cấp có dấu hiệu giảm thể tích máu bằng dung dịch NaCl đẳng trương. Bước này cần được thực hiện sớm, với liều lượng khoảng 2 – 3 lít, bù đắp sự thiếu hụt natri trong cơ thể. 
  • Tiêm Hydrocortisone: Tiêm 100mg Hydrocortisone hemisuccinat mỗi 4 – 6 tiếng. Trường hợp triệu chứng bùng phát nghiêm trọng có thể tiêm 100g liên tục mỗi giờ hoặc thay thế bằng Dezamethazone. 
  • Các biện pháp khác
    • Lấy máu làm xét nghiệm; 
    • Đặt đường truyền tĩnh mạch giữ ven bằng nước muối sinh lý; 
    • Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu sốc nặng, nhập viện trong trạng thái hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ khác; 

2. Điều trị giai đoạn ổn định

Khi bệnh nhân đã được đưa đến bệnh viện chuyên khoa, tùy theo tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chủ yếu gồm 3 hướng điều trị chính gồm: bù nước, các chất điện giải và dùng hormone thay thế. Kết hợp theo dõi các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng mỗi ngày. 

  • Bù nước và các chất điện giải
    • Truyền khoảng 1 lít dung dịch muối đẳng trương mỗi 4 – 6 tiếng, trung bình khoảng 4 lít/ ngày; 
    • Trường hợp bệnh có xu hướng trụy mạch thường được ưu tiên truyền loại dung dịch có trọng lượng phân tử lớn hoặc tiến hành truyền máu toàn phần;
  • Hormone thay thế:
    • Khi các triệu chứng lâm sàng đã phục hồi, bệnh nhân sẽ được giảm liều glucocorticoid và chuyển sang dùng dạng uống. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại GC như cortisone, prednisolone, prenisone, hydrocortisone, dexamethasone…;
    • Liều dùng khuyến cáo dưới dạng uống khoảng 10 – 20mg/ 6 giờ. Trường hợp đáp ứng thuốc hãy giảm dần liều thuốc ở mức phù hợp, nhất là trong khoảng 1 – 3 ngày;
    • Khi đã ngưng truyền dịch tĩnh mạch bằng dung dịch muối, hãy dùng thuốc Fludrocortisone liều 0.1mg/ ngày hoặc chế phẩm dạng uống từ Hydrocortisone liều 30mg/ ngày; 
  • Các biện pháp khác
    • Tiếp tục truyền nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhưng điều chỉnh với tốc độ chậm hơn trong vòng 24 – 48 tiếng; 
    • Test chỉ số ACTH nhằm phục vụ công tác chẩn đoán; 
    • Tìm kiếm nguyên nhân hoặc yếu tố khởi phát gây suy thượng thận; 

3. Điều trị các vấn đề sức khỏe kèm theo

Trường hợp bùng phát cơn suy thượng thận cấp kèm theo các bệnh lý như viêm hô hấp, viêm phổi, sốt cao, tiêu chảy, đau bụng…, bệnh nhân sẽ được chỉ định:

  • Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể nhằm nâng cao thể trạng, bồi dưỡng sức khỏe; 
  • Cân nhắc sử dụng thuốc hỗ trợ bảo vệ các tế bào và chức năng gan; 
  • Điều trị nguyên nhân khởi phát như dùng thuốc kháng sinh (nếu có nhiễm khuẩn) hoặc dùng Corticoid liều duy trì (nếu do tổn thương suy thượng thận); 

Biện pháp phòng ngừa những cơn suy thượng thận cấp

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa suy tuyến thượng thận cấp thông qua các biện pháp sau:

Suy thượng thận cấp
Chăm sóc bảo tồn và điều trị dứt điểm các vấn đề sức khỏe khác là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất
  • Khi sử dụng thuốc Corticoid không được ngưng đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Với những bệnh nhân bị suy thượng mạn khi gặp stress, căng thẳng phải tăng liều thuốc gấp đôi. 
  • Trường hợp stress nặng do đa chấn thương, nhiễm trùng huyết, vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn… phải dùng Dexamethasone 4mg trong mỗi 12 giờ để phòng ngừa suy tuyến thượng thận cấp. 
  • Chú ý kiểm soát các yếu tố có khả năng thúc đẩy cơn suy thượng thận dạng cấp tính như nhiễm khuẩn, mất nước, sốc… 
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý, rối loạn sức khỏe đang gặp phải (nếu có) và kết hợp sử dụng vitamin để bồi dưỡng, nâng cao thể trạng. 

Suy tuyến thượng thận cấp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong đột ngột. Do đó, bệnh nhân bùng phát cơn suy thượng thận cần được can thiệp để cấp cứu xử lý kịp thời để ngăn tiến triển nặng cả bệnh, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger