Suy Thận Độ Mấy Thì Phải Chạy Thận? Thông Tin Cần Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị hữu hiệu, giúp làm sạch máu. Phương pháp này sử dụng thiết bị thay thế thận hỏng để loại bỏ độc tố, chất thải và chất lỏng dư thừa. Từ đó cải thiện đời sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận
Tìm hiểu bệnh nhân bị suy thận độ mấy thì phải chạy thận? Các chỉ định và những lưu ý

Chạy thận là gì?

Lọc máu là phương pháp làm sạch máu trong/ ngoài cơ thể. Phương pháp này sử dụng máy lọc máu (thận nhân tạo) hoặc màng bụng để đảm nhận chức năng của thận khi cơ quan này bị hỏng, suy giảm và ngừng hoạt động. Trong đó máu được làm sạch, độc tố, cặn bã và chất lỏng dư thừa được loại bỏ ra khỏi máu và cơ thể.

Có hai phương pháp lọc máu gồm chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

  • Chạy thận nhân tạo: Máu trong cơ thể được dẫn truyền qua một bộ lọc bên ngoài, sau đó trở lại cơ thể khi được làm sạch xong. Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện tại bệnh viện, trung tâm lọc máu hoặc tại nhà.
  • Lọc màng bụng: Một ống thông được gắn vào ổ bụng, đưa dung dịch từ bên ngoài vào trong. Dung dịch này hấp thu chất thải và lượng nước dư thừa từ máu đi qua những mạch máu nhỏ trong khoang bụng. Sau khi hấp thu chất thải, chất lỏng được dẫn lưu đi và đưa ra ngoài. Lọc màng bụng là phương pháp lọc máu trong cơ thể, thường được thực hiện tại nhà.

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận?

Chạy thận là phương pháp hữu ích cho bệnh nhân bị suy thận. Phương pháp này sử dụng thiết bị/ màng bụng thay thận lọc máu khi cơ quan này bị tổn thương và giảm chức năng nghiêm trọng.

Với cơ chế đặc biệt, chạy thận giúp phòng ngừa tích tụ độc tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đồng thời cải thiện tiên lượng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Vậy bệnh nhân bị suy thận độ mấy thì phải chạy thận? Theo các chuyên gia, phương pháp chạy thận chủ yếu được chỉ định cho bệnh nhân bị suy thận cấp và suy thận mạn giai đoạn cuối (giai đoạn 5). 

suy-than-do-may-thi-phai-chay-than-2.jpg
Phương pháp chạy thận được chỉ định cho tất cả bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối và suy thận cấp

Tuy nhiên chỉ định này có thể thay đổi dựa vào nhiều yếu tố. Đối với suy thận mạn, chạy thận có thể bắt đầu ở những trường hợp sau:

  • Một vài trường hợp nặng của suy thận độ 3 (giai đoạn 3b) với độ lọc cầu thận ước tính eGFR từ 30 – 44.
  • Suy thận độ 4 với độ lọc cầu thận ước tính eGFR từ 15 – 29, bệnh nhân sắp bước sang suy thận độ 5 dẫn đến thận ngừng hoạt động hoặc đáng kể chức năng bài tiết và nội tiết.
  • Tất cả những bệnh nhân bị suy thận độ 5 (suy thận giai đoạn cuối) với độ lọc cầu thận ước tính eGFR dưới 15 hoặc thận đã bị mất chức năng hoàn toàn.

Ngoài ra, người bênh được chỉ định chạy thận khi có những điều kiện sau:

  • Ure máu cao
  • Độ lọc cầu thận < 15 ml/phút
  • Kali trong máu > 6.5 mmol/L kèm theo những rối loạn điện giải, bệnh nhân có dấu hiệu phù phổi và tan máu nặng.

Đối với suy thận cấp, bệnh nhân được chỉ định chạy thận cấp cứu khi bệnh nhân có những biểu hiện sau:

  • Không đáp ứng với điều trị nội khoa, bệnh nhân có dấu hiệu vô niệu hoặc thiểu niệu
  • Kali máu cao hơn 6 mmol/l, K+ tăng nhanh, nhịp chậm và rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ nhưng thất bại với điều trị nội khoa
  • Toan máu nặng pH dưới 7.2
  • Tăng gánh thể tích, có biến chứng phù phổi, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm
  • Na+ máu < 115 mEq/l hoặc > 150 mmol/l

Chạy thận sống được bao lâu?

Chạy thận mang đến những lợi ích, bao gồm:

  • Làm sạch máu, loại bỏ độc tố, chất cặn bã và chất lỏng dư thừa
  • Kiểm soát huyết áp
  • Duy trì sự cân bằng hợp lý của chất điện giải, những khoáng chất khác nhau và chất lỏng
  • Ngăn biến chứng do suy thận
  • Duy trì đời sống sinh hoạt bình ổn nhất
  • Cải thiện tiên lượng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân chạy thận có thời gian sống trung bình từ 5 – 10 năm tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân chạy thận kết hợp lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý có thể sống 20 – 30 năm.

Lưu ý khi chạy thận

Không phải tất cả trường hợp suy thận đều được chỉ định chạy thận. Phương pháp này chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Thận còn hoạt động tốt, không bị mất chức năng nghiêm trọng
  • Không có đường lấy máu thích hợp
  • Chống chỉ định tương đối với các trường hợp:
    • Nhồi máu cơ tim
    • Rối loạn nhịp tim
    • Trụy tim mạch
    • Bệnh mạch vành
    • Suy tim toàn bộ
    • Rối loạn đông máu và chảy máu
    • Những người đang bị sốt cao, suy kiệt do ung thư

Ngoài ra trước khi chạy thận, người bệnh cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau:

Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị hiệu quả
  • Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chỉ chạy thận khi cần thiết.
  • Phương pháp chạy thận được thực hiện vài lần trong tuần tại trung tâm lọc máu hoặc tại nhà.
  • Những trường hợp bị suy thận nặng có thể phải chạy thận cả đời cho đến khi có ghép thận.
  • Bệnh nhân chạy thận cần tránh thực hiện những công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng, cần nhiều sức lực hoặc vận động thể chất quá mức. Chỉ nên thực hiện những công việc nhẹ nhàng và vận động vừa sức.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân suy thận cần tránh tiêu thụ kali, cắt giảm lượng muối (ăn tối đa 1500mg/ ngày) và hạn chế những thực phẩm chứa nhiều phốt pho. Nên tăng cường bổ sung vitamin A, B, C, D, E; bổ sung lượng đạm vừa đủ, mỗi khẩu phần ăn chứa ít nhất 50% đạm động vật; thường xuyên ăn những loại thực phẩm tốt cho thận như bắp cải, khoai tây, súp lơ, táo, lê, đào, những loại bí…
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, tối thiểu 30 phút và 5 buổi/ tuần. Tốt nhất nên thực hiện những bài tập và bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe hiện tại. Chẳng hạn như yoga, đi bộ và đạp xe. Tránh chơi thể thao và thực hiện những bộ môn cần nhiều sức lực.
  • Khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi, sớm phát hiện và kịp thời xử lý những bất thường.

Những thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu hơn về vấn đề “Suy thận độ mấy thì phải chạy thận?”. Thông thường phương pháp này được thực hiện cho bệnh nhân bị suy thận cấp, suy thận giai đoạn cuối, suy thận độ 4 và một vài trường hợp cần thiết ở bệnh nhân suy thận độ 3. Tốt nhất nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo về hiệu quả và an toàn.

Tham khảo thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger