Người Bị Suy Thận Có Ăn Được Thịt Gà Không? Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Suy thận có ăn được thịt gà không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Gà là nguồn bổ sung protein dồi dào và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi tiêu thụ để tránh những vấn đề không mong muốn.

Suy thận có ăn được thịt gà không
Tìm hiểu suy thận có ăn được thịt gà không? Cách xây dựng chế độ ăn uống tốt và phù hợp

Suy thận có ăn được thịt gà không?

Suy thận một căn bệnh nguy hiểm, xảy ra khi có những tổn thương và sự suy giảm chức năng của thận. Thận gồm 2 quả, đảm nhận chức năng lọc máu (chức năng chính).

Khi thận tổn thương, quá trình lọc máu không diễn ra đầy đủ, nhiều khoáng chất, nước dư thừa và chất thải tích tụ trong máu và cơ thể. Từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí tử vong.

Để điều trị hiệu quả, người bệnh được yêu cầu tuân thủ một chế độ ăn uống tốt cho thận. Vậy suy thận có ăn được thịt gà không? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân suy thận có thể ăn thịt gà. Tuy nhiên cần lựa chọn gà không da (nạc gà) và chỉ ăn với lượng vừa đủ.

Thịt gà là nguồn bổ sung protein dồi dào. Một đùi gà không xương, không da nấu chín (khoảng 52 gram) chứa 13,5 gram protein, 109 calo và 5,7 gram chất béo.

Ở bệnh nhân suy thận hàm lượng protein cần được điều chỉnh dựa trên các giai đoạn của bệnh. Protein từ thực vật và động vật cần được bổ sung ở lượng vừa đủ để duy trì những hoạt động bình thường của cơ thể. 

Trong giai đoạn nhẹ đến trung bình, thận vẫn còn chức năng loại bỏ chất lỏng, kali, phốt pho và protein ra khỏi máu. Vì vậy người bệnh có thể ăn gà với lượng vừa phải để bổ sung đủ protein, tránh dư thừa hoặc thiếu hụt.

Bệnh nhân suy thận có thể ăn thịt gà
Bệnh nhân suy thận có thể ăn thịt gà không da để bổ sung đủ hàm lượng protein cần thiết

Khi được bổ sung, protein cho phép tăng trưởng và duy trì các mô trong cơ thể, tạo ra các enzyme tham gia vào phản ứng sinh hóa, cân bằng chất lỏng. Đồng thời duy trì cơ bắp, hình thành các globulin miễn dịch chống lại nhiễm trùng.

Bệnh nhân cần lưu ý chỉ nên ăn thịt gà không da và không xương, chỉ nên tiêu thụ với lượng hạn chế. Một vài nghiên cứu cho thấy thịt gà không da không xương ở những bộ phận của gà không giàu chất béo, kali, phốt pho và natri như thịt gà có da.

Mặc dù vậy hàm lượng kali vẫn ở mức cao (220mg kali, 192 mg phốt pho và 63 mg natri) ở một miếng ức gà nấu chín. Ăn nhiều kali (≥ 2 gram kali) gây dư thừa khoáng chất này trong máu, tăng mức độ tổn thương thận và phát triển nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và tốt nhất cho bệnh nhân suy thận:

1. Uống đủ nước

Người bệnh chỉ nên uống đủ nước trong những giai đoạn của bệnh suy thận. Khi bị suy yếu, thận không thể loại bỏ quá nhiều chất lỏng. Dư thừa nước khiến cơ thể phù, khó thở do chất lỏng tích tụ ở màng phổi.

Tốt nhất nên uống đủ nước để hỗ trợ thận loại bỏ độc tố, thanh nhiệt cơ thể và điều chỉnh lượng nước tiểu.

2. Cắt giảm phốt pho

Khi bị suy thận, bệnh nhân cần cắt giảm phốt pho trong chế độ ăn uống. Điều này giúp ngăn ngừa phốt pho tích tụ trong máu gây ra các biến chứng ở xương và khiến suy thận thêm nghiêm trọng.

Phốt pho thường có nhiều trong thịt nội tạng, bơ đậu phộng, bánh mì nguyên hạt, gan, cola, những sản phẩm từ sữa…

4. Cắt giảm natri

Natri có nhiều trong muối. Vì vậy người bệnh cần tránh ăn nhiều muối khi bị suy thận. Tốt nhất nên ăn nhạt hoặc dùng một số nguyên liệu khác để thay thế lượng muối ăn.

Thận tổn thương không lọc hết natri ra khỏi máu. Khi tích tụ lâu ngày, natri khiến tổn thương thân thêm nghiêm trọng, gây tăng huyết áp và nhiều biến chứng tim mạch. Đây là một trong những yếu tố khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao hơn.

Cắt giảm natri
Cắt giảm muối để ngăn tích tụ natri làm tăng áp lực lên thận, tổn thương thận và những biến chứng

Một số cách kiểm soát natri ở bệnh nhân suy thận:

  • Tránh nêm nhiều muối khi chế biến thức ăn
  • Tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp hoặc rau củ muối chua
  • Đọc kỹ nhãn dán trước khi mua sản phẩm
  • Ưu tiên chế biến đồ ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối

4. Cắt giảm kali

Thận không thể lọc bỏ hết kali ra khỏi máu khi bị tổn thương. Mức kali cao gây ra những biểu hiện nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ suy thận giai đoạn cuối. Ngoài ra tích tụ kali trong máu còn gây ra những biến chứng tim mạch, khiến bệnh nhân suy thận tử vong nhanh hơn.

5. Ăn đủ protein

Protein chỉ nên được bổ sung ở lượng vừa đủ (dựa trên nhu cầu của cơ thể và giai đoạn của bệnh suy thận). Protein giúp duy trì sức khỏe tổng thể và các hoạt động bình thường. Tuy nhiên việc bổ sung quá mức có thể gây dư thừa, tăng áp lực lên thận và ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này.

6. Bổ sung đủ năng lượng và dinh dưỡng

Bệnh nhân bị suy thận cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng. Điều này giúp duy trì sức khỏe,cung cấp năng lượng cho các hoạt động, tăng khả năng tập trung và hạn chế mệt mỏi quá mức ở những bệnh nhân bị suy thận..

Ngoài ra người bệnh được khuyên tăng cường bổ sung các vitamin (như vitamin A, B, C, D, E), axit béo omega-3, chất xơ, chất chống oxy hóa từ những loại trái cây và dầu thực vật.

Những thành phần dinh dưỡng nêu trên giúp kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu. Đồng thời giảm viêm, nâng cao hệ miễn dịch và tránh phát triển tổn thương ở thận.

Bổ sung đủ năng lượng và dinh dưỡng
Bổ sung đủ năng lượng và dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe tổng thể, duy trì năng lực cho những hoạt động

Với những thông tin nêu trên, người bệnh có thể nắm rõ suy thận có ăn được thịt gà không. Nhìn chung suy thận có thể ăn được thịt gà nhưng chỉ tiêu thụ thịt gà nạc với hàm lượng thích hợp. Tham vấn y khoa để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger