Sỏi Thận Gây Đau Lưng Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Sỏi thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Sỏi thận và đau lưng là 2 căn bệnh khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết. Người bị sỏi thận thường chịu những cơn đau lưng dữ dội, thường là đau quặn từ vùng thắt lưng và lan rộng ra nhiều vị trí khác. Cơn đau lưng do sỏi thận ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp điều trị kịp thời. 

Sỏi thận gây đau lưng
Bị sỏi thận có gây đau lưng không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh

Tìm hiểu về bệnh sỏi thận 

Sỏi thận là căn bệnh vô cùng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nhưng người trưởng thành, trung niên, cao tuổi thường có tỷ lệ mắc cao hơn. Sỏi thận là tên gọi được dùng để chỉ hiện tượng lắng đọng và tích tụ chất khoáng trong nước tiểu trong thận, niệu quản, bàng quang… Chúng kết lại thành tinh thể rắn với kích thước lên đến vài cm. 

Loại sỏi thường gặp nhất là tinh thể calci, được hình thành khi nước tiểu giảm xuống nhưng nồng độ các chất khoáng trong thận lại tăng lên. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành nên sỏi thận. Những viên sỏi nhỏ sẽ được tống ra ngoài khi bạn đi tiểu, nhưng với những viên sỏi kích thước lớn sẽ di chuyển trong thận, bàng quang, niệu quả, gây tổn thương niêm mạc, tắc ống dẫn nước tiểu và phát sinh nhiều bệnh lý đáng lo ngại khác. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi thận như: nhịn tiểu, nhịn ăn sáng, uống ít nước, dùng thuốc bừa bãi, ăn uống không khoa học,… Khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu đặc trưng như:

  • Tiểu rát, tiểu buốt, tiểu ra máu, luôn có cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu ít hoặc không tiểu được, màu sắc nước tiểu thay đổi;
  • Đau lưng dữ dội, bộc phát quặn từng cơn, kéo dài hơn 20 phút cho đến vài tiếng, nặng vùng bụng dưới, đau 2 bên mạn sườn dưới;
  • Cơn đau lưng càng tăng lên khi hoạt động mạnh, dùng sức nhiều, đi đường xa, gập ghềnh…;
  • Có cảm giác ớn lạnh, sợ nước, buồn nôn, nôn ói, sốt…;

Bị sỏi thận có gây đau lưng không? Vì sao? 

Hầu hết người bị sỏi thận đều sẽ bị đau lưng, đây là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh và ai cũng sẽ gặp phải. Đau lưng do sỏi thận xảy ra ở nhiều vị trí và mức độ đau của từng người cũng khác nhau. Cụ thể nguyên nhân gây đau lưng do sỏi thận được nhận định do 2 nguyên nhân sau:

Sỏi thận gây đau lưng
Bị sỏi thận thường kèm theo đau lưng do vị trí của thận và lưng gần nhau

Do vị trí của thận

Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể nói chung và hệ tiết niệu nói riêng. Vị trí của thận là ở bên trong khoang bụng, 2 quả thận hình hạt đậu nằm đối xứng nhau qua cột sống, tính từ đốt sống ngực T11 đến đốt sống thắt lưng L3. Do đó, sự xuất hiện của sỏi bên trong thận sẽ gây ra cảm giác đau nhức khó chịu tại khu vực xung quanh thắt lưng, phía dưới 2 bên mạn sườn. 

Theo lý giải của các chuyên gia, để khởi phát thành cơn đau lưng mà bạn đang phải chịu đựng cần phải có một cơ chế cụ thể. Hãy hình dung như sau, đường tiết niệu hoạt động tương tự như một hệ thống dẫn nước. Nước tiểu được thận lọc xong sẽ đi qua niệu quản, di chuyển xuống bàng quang và đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi sỏi xuất hiện và di chuyển bên trong thận giống với quá trình bình thường này, bất kỳ vị trí nào sỏi đi qua cũng có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu. 

Đặc biệt, khi kích thước sỏi quá lớn, không thể chui qua khỏi ống bàng quang sẽ bị kẹt lại và dính tại lỗ dẫn nước, cản trở quá trình lưu thông nước tiểu. Điều này làm tăng áp lực lên thận, từ đó gây ra cơn đau nhức lưng khó chịu. Nhiều người nghĩ rằng trong ống thận không tồn tại dây thần kinh cảm giác thì sao có thể gây đau. Tuy nhiên, dù ống thận không có nhưng các mô xung quanh lại có, sự kích thích cọ xát của sỏi làm phồng ống thận, chèn ép lên các mô này và khởi phát cảm giác đau. 

Do mức độ tổn thương thận

Sự hình thành và phát triển lớn dần của sỏi thận với nhiều kích thước khác nhau sẽ gây ra những cơn đau có mức độ khác nhau. Trường hợp viên sỏi có kích thước nhỏ, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi khó chịu, căng tức vùng thắt lưng, hông. Tuy nhiên, nếu viên sỏi thận có kích thước lớn, làm tắc nghẽn quá trình lưu thông nước tiểu, gia tăng áp lực bên trong thận và kích thích cơn đau. 

Ngoài ra, trong quá trình sỏi di chuyển bên trong ống thận gây ra những cọ xát, trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây nhiễm trùng. Hậu quả là gây viêm ống thận và đây cũng là nguyên nhân gây ra đau lưng. Cơn đau càng dữ dội hơn khi người bệnh lao động quá sức, làm việc nặng hoặc thay đổi tư thế. 

Tóm lại, sỏi thận và đau lưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, sỏi thận gây đau lưng. Do đó, khi bị đau lưng, cảm giác căng tức khó chịu vùng lưng dưới, 2 bên mạn sườn cột sống hãy nghĩ ngay đến sỏi thận. Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm và rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu, khi phát hiện thường ở giai đoạn cuối và rất khó chữa trị dứt điểm. Tốt nhất hãy chủ động thăm khám ngay để được chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Phân biệt đau lưng do sỏi thận với đau lưng do các bệnh lý khác

Đau lưng là triệu chứng rất phổ biến, đôi khi bạn chỉ bị đau lưng sinh lý do các đốt sống hoặc hệ thống dây chằng, cơ gân khớp bị căng giãn quá mức. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đau lưng là do các bệnh lý xương khớp, tổn thương, viêm cột sống hoặc đau lưng do sỏi thận cũng không ngoại lệ. 

Việc nhầm lẫn giữa những cơn đau lưng này khiến việc chẩn đoán sai lệch và áp dụng sai hướng điều trị, khiến quá trình chữa bệnh không có kết quả. Dưới đây là những thông tin giúp bạn phân biệt cơn đau lưng bản thân đang gặp phải là do nguyên nhân gì. 

Sỏi thận gây đau lưng
Cơn đau lưng do sỏi thận thường dữ dội, quằn quại và kèm theo sốt, ớn lạnh, tiểu rát, buốt

Đau lưng do sỏi thận

  • Cơn đau thường xuất hiện tại vị trí lưng dưới, bên trái hoặc phải cột sống tại hông hoặc đau cả hai bên; 
  • Cơn đau lưng bộc phát đột ngột, ồ ạt và dữ dội từng cơn, quằn quại đến mức nằm nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế vẫn không bớt đau; 
  • Nhanh chóng lan rộng cơn đau sang vùng háng, bẹn, hố chậu, thậm chí cả cơ quan sinh dục;
  • Kèm theo đó là các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa, tiểu rắt, tiểu buốt, màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường;

Đau lưng do các bệnh lý khác

Thường là đau lưng do một số bệnh lý xương khớp, cột sống, cơ bắp với các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Bị bong gân, giãn dây chằng lưng vì chấn thương, khuân vác vật nặng gây đau lưng âm ỉ, đau khu trú tại vị trí chấn thương và nhanh chóng thuyên giảm khi nghỉ ngơi, xoa bóp; 
  • Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức lưng tại bất kỳ vị trí nào trên hệ cột sống, nhưng thường là tại vùng lưng dưới, bộc phát cơn đau đột ngột rồi nhanh chóng lan xuống chân; 
  • Bị gãy xương, rạn nứt xương cột sống gây đau lưng âm ỉ, dai dẳng hoặc đau buốt khó chịu;
  • Đau dây thần kinh tọa gây đau lưng dữ dội, lan nhanh chóng xuống hông, mông, chân; 
  • Bệnh viêm xương khớp thường xảy ra ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi trung niên. Khi mắc căn bệnh này không chỉ gây đau lưng mà người bệnh còn bị đau khớp hông và nhiều khu vực lân cận xung quanh. 
  • Hội chứng đau cơ xơ hóa thường kéo theo tình trạng đau lưng mạn tính. Không chỉ gây đau lưng, bệnh còn kèm theo mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược tinh thần…

Các biến chứng thường gặp khi bị đau lưng do sỏi thận

Cơn đau lưng do sỏi thận cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để loại bỏ sỏi, bảo vệ sức khỏe chung. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người bệnh lơ là, chủ quan không thăm khám, không tiếp nhận điều trị vì thấy bản thân vẫn khỏe. Theo thời gian, sỏi thận tiến triển ngày càng nặng, kích thước viên sỏi lớn hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Sỏi thận gây đau lưng
Biến chứng sỏi thận gây đau lưng thường gặp như tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, vỡ thận…
  • Tắc nghẽn đường tiểu: Viên sỏi thận di chuyển đến niệu quản nhưng do kích thước lớn nên bị kẹt lại và làm tắc nghẽn đường tiểu. Đây là tiền đề phát sinh hàng loạt chứng bệnh khác như niệu quản, thận ứ nước, giãn niệu quản, giãn đài bể thận. Ngoài gây đau lưng quặn thận, người bệnh còn có nhu cầu buồn tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi lại rất ít hoặc vô tiểu; 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sự xuất hiện của các viên sỏi với hình dạng gồ ghề, sắc nhọn góc cạnh di chuyển liên tục trong ống thận cọ xát lên các mô niêm mạc, gây tổn thương, xuất huyết và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường bị đau rát buốt khi tiểu, nước tiểu lẫn mủ, màu đục, có mùi hôi, ớn lạnh, sốt nhẹ…; 
  • Suy thận: Đây là căn bệnh rất đáng lo ngại, thận tổn thương nghiêm trọng đến mức suy giảm chức năng do sự tồn tại lâu ngày của các viên sỏi thận. Chúng tích tụ dẫn đến ứ nước, ứ mủ, tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Tùy theo cấp độ nhiễm trùng và mức độ triệu chứng mà chia làm 2 thể chính gồm suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đau lưng lúc quằn quại, lúc âm ỉ, mệt mỏi, tiểu nhiều lần, liên tục về đêm, sưng phù tứ chi, ngứa ngáy, phát ban trên da, thay đổi vị giác…;
  • Vỡ thận: Một trong những biến chứng cấp tính của sỏi thận không điều trị là vỡ thận. Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình bùng phát triệu chứng, người bệnh thường bị đau lưng, đau bụng dưới dữ dội, ói mửa liên tục và sốt cao kéo dài không hạ; 
  • Các biến chứng sức khỏe khác: Có thể kể đến như khởi phát các bệnh viêm thận kẽ, viêm quanh thận xơ hóa (fibrose – xanthogranulomatose), áo xe thận, viêm hẹp cổ đài thận, cao huyết áp do sỏi thận gây thiếu máu, teo thận… 

Phương pháp điều trị loại bỏ sỏi thận, kiểm soát cơn đau lưng

Đối với người bị đau lưng do sỏi thận, cách đẩy lùi cơn đau lưng tốt nhất là điều trị dứt điểm căn nguyên gây sỏi thận. Tùy theo kích thước viên sỏi, vị trí và loại sỏi mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị, loại bỏ sỏi phù hợp. Hiện nay, Y học hiện đại ghi nhận có 2 phương pháp trị sỏi thận hiệu quả là dùng thuốc và áp dụng các kỹ thuật tán sỏi. 

1. Điều trị bằng thuốc Tây 

Hầu hết các trường hợp bị đau lưng do sỏi thận đều đáp ứng với việc dùng thuốc Tây. Mục đích của việc uống thuốc chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng, trong đó có đau lưng. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp viên sỏi có kích thước nhỏ do chỉ đem lại hiệu quả tạm thời trong thời gian ngắn. Bởi thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. 

Dựa vào nguyên tắc điều trị nội khoa, dùng thuốc kiểm soát triệu chứng là chính, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp gồm: 

Sỏi thận gây đau lưng
Dùng thuốc Tây giúp kiểm soát các triệu chứng sỏi thận gây đau lưng mức độ nhẹ, kích thước viên sỏi nhỏ
  • Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này được sử dụng để giảm bớt cơn đau do sỏi tắc nghẽn gây ra. Không chỉ giảm đau, một số loại thuốc có thêm đặc tính chống viêm vừa giảm đau vừa cải thiện phù nề niệu quản, thúc đẩy viên sỏi tự đi ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Thuốc giãn cơ trơn: Loại thuốc này được sử dụng nhằm kích thích làm giãn cơ trơn đường tiểu để tạo điều kiện thuận lợi giúp viên sỏi dễ dàng trôi ra ngoài. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dạng uống hoặc dạng tiêm. 
  • Thuốc chẹn kênh canxi, chẹn alpha: Nhằm đẩy nhanh tốc độ di chuyển của viên sỏi < 10mm, bác sĩ thường kê toa thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn alpha để làm giãn nở niệu quản. Một số loại thường dùng như Procardia và Adalat (thuốc chẹn kênh canxi), Tamsulosin (Flomax) là thuốc chẹn alpha. 
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra, tùy theo từng loại sỏi thận mà người bệnh sẽ dùng những loại thuốc khác nhau: 
    • Thuốc lợi tiều Thiazide hoặc các chế phẩm chứa photphat: Dùng để ngăn chặn quá trình tích tụ chất khoáng và phát triển kích thước của viên sỏi canxi; 
    • Thuốc Allopurinol: Điển hình như Aloprim hoặc Zyloprim có tác dụng kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, nước tiểu, ngăn chặn hình thành sỏi axit uric; 
    • Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp trường hợp phải dùng thuốc kháng sinh liều thấp để điều trị sỏi struvite; 
    • Thuốc trị sỏi thận: Nhằm kiểm soát điều trị làm tan sỏi cystine; 

2. Phẫu thuật tán sỏi

Thông thường, với những viên sỏi > 7mm cần phải can thiệp ngoại khoa để xử lý hiệu quả. Một số phương pháp phẫu thuật tán sỏi được áp dụng phổ biến như: 

Sỏi thận gây đau lưng
Phẫu thuật tán sỏi được thực hiện trong trường hợp kích thước sỏi thận lớn, cơ thể không tự đào thải được
  • Tán sỏi qua da truyền thống (Standart PCNL): Đây là kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và xâm lấn tối thiểu, an toàn cho người bệnh. Phương pháp này chuyên dùng với những viên sỏi có kích thước lớn hơn > 25cm, sỏi san hô nhiều góc cạnh. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ khi người bệnh trong trạng thái gây mê toàn thân. Vết sẹo mổ nhỏ < 1cm, không làm tổn thương thận và chỉ mất 3 – 5 ngày nằm viện theo dõi. 
  • Nội soi tán sỏi qua da tối thiểu (Mini PCNL): Được thực hiện tương tự như kỹ thuật truyền thống nhưng có sự hỗ trợ của thiết bị máy nội soi niệu quản. Các viên sỏi thận kích thước từ 15 – 25cm được tán ra và hút khỏi thận. Sau phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn không đau đớn, chảy máu, vết sẹo mổ cực kỳ nhỏ. 
  • Nội soi niệu quản (Ureteroscopy): Dùng ống nội soi niệu quản đưa vào trong cơ thể sao cho tiếp cận gần với viên sỏi. Sau đó, dùng tia laser trên máy tán nhuyễn vụn viên sỏi ra rồi hút ra ngoài thông qua ống nội soi. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không gây sẹo mổ, ít đau và chỉ mất 1 ngày nằm viện.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): Đây cũng là phương pháp tán sỏi thận hiệu quả, đơn giản và nhẹ nhàng nhất, thường dùng cho những trường hợp kích thước viên sỏi < 15mm. Kỹ thuật này sử dụng sóng xung kích phá vỡ viên sỏi thành từng mảnh nhỏ, sau đó để cơ thể tự đào thải ra ngoài theo dòng nước tiểu. Sau phẫu thuật khoảng nửa ngày, người bệnh có thể xuất viện về nhà. 

3. Chăm sóc tại nhà 

Ngoài 2 cách điều trị trên, người bệnh bị đau lưng do sỏi thận cũng cần thiết lập bảng sinh hoạt khoa học và tuân thủ thực hiện để làm tiêu sỏi, đẩy lùi triệu chứng đau lưng. 

Sỏi thận gây đau lưng
Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ sỏi thận và cải thiện đau lưng
  • Uống nhiều nước hàng ngày, khoảng 2 – 3 lít là tốt nhất. Ngoài nước lọc bạn nên tăng cường uống các loại nước ép như cam, quýt, bưởi để ngăn chặn quá trình hình thành sỏi. 
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều acid citric trong rau xanh, củ quả, trái cây. Hoạt chất này giúp ngăn chặn hình thành sỏi và cũng ngăn không chúng phát triển thêm. 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều oxalat trong đa dạng các loại thực phẩm thông thường. Vì oxalat có khả năng liên kết canxi, khoáng chất tạo thành tinh thể và tạo sỏi. 
  • Không bổ sung vitamin C tùy tiện vì hàm lượng cao axit ascorbic làm tăng khả năng bài tiết oxalat trong nước tiểu, hình thành sỏi nhanh hơn. 
  • Bổ sung lượng canxi đầy đủ đối với nhu cầu của cơ thể để phòng ngừa sỏi thận, đau lưng hiệu quả. 
  • Giảm thiểu lượng muối sử dụng hàng ngày, vì ăn nhiều muối đồng nghĩa cơ thể dung nạp nhiều natri, tăng bài tiết canxi gây ra sỏi thận. 
  • Bổ sung magie thông qua các loại thực phẩm, khoảng 400mg/ ngày giúp giảm khả năng hấp thụ oxalat của ruột, từ đó phòng ngừa sỏi thận hiệu quả. 
  • Giảm sử dụng các loại thực phẩm giàu protein động vật như thịt, cá, sữa… vì làm tăng bài tiết canxi, giảm citrate, lượng purin lớn được hấp thụ và phân hủy thành axit uric gây tăng nguy cơ hình thành sỏi thận gây đau lưng. 
  • Tận dụng các mẹo chữa sỏi thận đau lưng theo kinh nghiệm dân gian như rau cúc tần, quả dứa, chuối hột, rau om… 

Thực tế, sỏi xuất hiện trong thận hoặc đường tiết niệu đều gây ra những cơn đau lưng khó chịu do ống dẫn nước tiểu bị co thắt, bóp chặt, tắc nghẽn và tăng áp lực lên vùng bể thận. Do đó, để không còn bị đau lưng chỉ cần tập trung loại bỏ sỏi thận. Để làm được điều này, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị hiệu quả, phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger