Rối Loạn Giấc Ngủ: Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Tốt Nhất
Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ dùng để chỉ các bất thường gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn như mất ngủ, ngủ nhiều hoặc rối loạn nhịp sinh học… Tình trạng này có thể được cải thiện nếu bạn phát hiện sớm và chủ động điều trị kịp thời. Ngược lại, lơ là chủ quan không chữa sẽ khiến mức độ rối loạn ngày càng trầm trọng và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng khó lường cho sức khỏe.


Rối loạn giấc ngủ là gì?
Ngủ là một trong những hành vi được thực hiện nhiều nhất ở con người. Trung bình một người sẽ dành khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, ổn định thể chất và tinh thần. Việc thiếu ngủ, mất ngủ, cố tình không ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ đều sẽ gây ra những hệ lụy nặng nề về sức khỏe nếu không được điều trị cải thiện. Nghiêm trọng hơn có thể gây rối loạn nhận thức và dẫn đến tử vong.
Rối loạn giấc ngủ là những vấn đề bất thường xảy ra đối với giấc ngủ của bạn, thường là về thời gian, thời điểm và chất lượng giấc ngủ. Một thống kê cho thấy, có đến 30 – 45% trên tổng số 90 triệu người dân Việt Nam bị rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý về thần kinh như rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…
Phân loại các dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp
Rối loạn giấc ngủ được phân chia làm 3 hình thái chủ yếu gồm: chứng mất ngủ, chứng rối loạn tỉnh táo ngủ nhiều và rối loạn nhịp sinh học ngày – đêm.
1. Mất ngủ
Mất ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải, từ người trẻ đến người già. Mất ngủ đặc trưng bởi một số biểu hiện sau:
- Nằm trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, thậm chí thức trắng đêm;
- Ngủ được nhưng không sâu, chập chờn, chợp mắt chỉ được vài phút;
- Dễ giật mình, khi tỉnh khó có thể ngủ lại;
- Không buồn ngủ và không có nhu cầu ngủ cả ngày lẫn đêm;
- Cả người bơ phờ, mệt mỏi, xuất hiện quầng thâm mắt, sụt cân…;

Có 2 dạng mất ngủ chính gồm mất ngủ tạm thời và mất ngủ kéo dài thành mãn tính (mất ngủ kinh niên). Trong đó:
- Mất ngủ tạm thời: Chỉ xuất hiện vài đêm, tần suất thưa và biến mất sau đó. Đây là trường hợp mất ngủ phổ biến nhất ở những người trẻ, do ảnh hưởng của từ những thói quen xấu trong sinh hoạt, dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý tâm thần, bệnh thực thể. Khi chữa khỏi bệnh, tình trạng mất ngủ cũng sẽ tự khỏi.
- Mất ngủ mạn tính: Đây là tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều đêm liên tục và không phải ngày một ngày hai, mà là trong suốt nhiều tháng nhiều năm liền. Loại mất ngủ này thường không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân hay bệnh lý thực thể nào. Người bệnh chỉ có một biểu hiện duy nhất là mất ngủ.
2. Rối loạn tỉnh táo, ngủ nhiều
Ngược lại với mất ngủ là tình trạng ngủ nhiều. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ liên quan đến tình trạng tỉnh táo trong ngày và được biểu hiện thông qua việc ngủ nhiều, ngủ gà ngủ gật, luôn trong trạng thái lơ mơ buồn ngủ, khó tập trung tỉnh táo dù rửa mặt hay làm mọi cách để tỉnh.
Theo Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ (National Sleep Foudation), tình trạng ngủ nhiều thường khó nhận biết và chẩn đoán. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn đột nhiên ngủ nhiều hơn bình thường như:
- Thiếu ngủ: Do phải thức để làm việc, học tập, trực đêm, vừa ốm dậy, chăm con sau sinh… Đây là tình trạng sinh lý bình thường khi thiếu ngủ và có thể được cải thiện sau khi được ngủ đủ theo đúng nhu cầu của cơ thể.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là tình trạng bạn bị ngưng thở tạm thời trong vô thức và không thể nhận biết, kiểm soát được. Kéo dài không cải thiện khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đầu, giảm tập trung, thường xuyên ngủ gà ngủ gật… Tình trạng này thường xuất hiện ở nam giới trên 50 tuổi, thừa cân béo phì…
- Hội chứng chân không yên: Đây là một dạng rối loạn chuyển động trong lúc ngủ. Mắc bệnh này khiến cơ thể có cảm giác bứt rứt, bồn chồn và phải di chuyển chân dù đã chìm vào giấc ngủ. Đối với người nhạy cảm có thể tỉnh giấc ngay và làm gián đoạn nhịp ngủ, khó ngủ lại.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc Tây được khuyến cáo có thể gây ra tác dụng phủ ngủ nhiều như thuốc hướng thần, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc chống dị ứng, thuốc điều chỉnh khí sắc, thuốc giãn cơ…
- Chứng ngủ rũ: Đây cũng là một dạng rối loạn giấc ngủ với biểu hiện ngủ nhiều, kèm theo những cơn mất trương lực cơ trong thời gian ngắn. Hiện tượng này thường xảy ra ở nam giới vị thành niên.
3. Rối loạn nhịp sinh học ngày & đêm
Những bất thường về nhịp sinh học cũng được xem là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Đây là hiện tượng xảy ra tình trạng mơ thấy ác mộng, mê sảng, bị mộng du hoặc giật mình đột ngột khi đang ngủ, sau đó lại ngủ tiếp. Cụ thể, một số loại rối loạn nhịp sinh học ngày đêm phổ biến như:
- Hội chứng nhịp ngày đêm dài
- Hội chứng pha trễ
- Bị lệch múi giờ
- …
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, trong đó chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính là sinh lý và bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Thường xuất phát từ những thói quen sống, sinh hoạt kém lành mạnh. Từ đó khiến hormone serotonin và melatonin không được sản sinh đủ để tạo ra cảm giác buồn ngủ hoặc sản sinh quá mức cả ngày lẫn đêm khiến cơ thể luôn trong trạng thái buồn ngủ. Và hậu quả là rối loạn giấc ngủ kéo dài. Một số nguyên nhân thường gặp như:

- Tuổi càng cao quá trình lão hóa càng nhanh cộng với sự thay đổi hormone gây ra rối loạn giấc ngủ;
- Thức khuya làm việc, sử dụng thiết bị điện tử, chơi game, thức đêm ngủ ngày trong suốt một khoảng thời gian dài;
- Lạm dụng thuốc Tây, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác;
- Áp lực công việc, học tập, thi cử hoặc nỗi sợ hãi đến từ các mối quan hệ toxic;
- Thói quen ăn uống quá no trước khi đi ngủ hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể;
- Người có thói quen tắm đêm hoặc tập thể dục muộn;
- Người vừa ốm dậy, sau sinh phải thức để chăm con hoặc đến một quốc gia khác dẫn đến lệch múi giờ;
- Môi trường sống không lành mạnh, đặc biệt là không gian chỗ ngủ không phù hợp (nhiệt độ nóng lạnh thất thường, ánh sáng mạnh, giường quá cứng…);
- …
Nguyên nhân bệnh lý
Theo các tài liệu y học, 2 nhóm bệnh lý chính có thể gây ra rối loạn giấc ngủ là:
# Các bệnh về tâm thần
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sự bất ổn về mặt tâm lý là nguyên nhân hàng đầu khiến nhu cầu ngủ của con người ít đi. Các trạng thái tâm lý như căng thẳng, stress, lo âu, sợ hãi… khiến cơ thể sản sinh số lượng lớn các gốc tự do. Chúng tấn công mạnh mẽ đến thành động mạch não, tạo ra những tổn hại nặng nề, hình thành các cục huyết khối và mảng xơ vữa làm hẹp động mạch.
Hậu quả là cản trở quá trình tuần hoàn mang máu và oxy đến não, giảm hoạt động hệ thần kinh và gây rối loạn giấc ngủ cùng nhiều rối loạn khó lường khác trong cơ thể.

Một số rối loạn tâm thần thường gặp như:
- Rối loạn lo âu;
- Rối loạn hưng cảm;
- Trầm cảm;
- Rối loạn đa nhân cách (tâm thần phân liệt);
- Stress sau sang chấn hoặc có cú sốc tâm lý;
- …
Ngoài ra, một số hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ như trạng thái say, mộng du hoặc gặp ác mộng, hoảng loạn trong đêm… cũng có thể khiến tâm lý bất ổn, gây rối loạn giấc ngủ trong khoảng thời gian ngắn.
# Các bệnh lý thực thể
Rối loạn giấc ngủ có thể xuất phát ở người có tiền sử mắc các bệnh như:
- Viêm loét dạ dày tá tràng;
- Đau nhức xương khớp;
- Bị đái tháo đường;
- Viêm phế quản, hen suyễn;
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
- Bệnh Parkinson;
- Bệnh lý về tim mạch, huyết áp;
- Bệnh ung thư;
- Rối loạn tiểu tiện;
- Thiếu máu não;
- …
Dấu hiệu nhận biết giúp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ
Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở mỗi người sẽ có những đặc điểm triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung vẫn sẽ có một số biểu hiện cơ bản sau:
- Buồn ngủ nhưng không ngủ được, không buồn ngủ hoặc buồn ngủ liên tục, dễ thức giấc giữa đêm;
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, phản ứng chậm, không thể tỉnh táo, tập trung cho bất kỳ việc gì;
- Người lúc mơ lúc tỉnh, hay hồi hộp, run bất thường, tim đập nhanh, vã mồ hôi…
- Tâm trạng thay đổi thất thường, khó kiểm soát, trở nên cáu gắt, dễ tức giận, nổi nóng;
- Cơ thể suy nhược, người gầy sút, da dẻ xanh xao, có quầng thâm mắt…;
- Người bị rối loạn giấc ngủ dễ gặp các vấn đề về hô hấp, đi tiểu nhiều lần trong đêm, dễ tăng cân;
- …

Đây là những biểu hiện thường gặp ở những người bị rối loạn giấc ngủ. Việc nhận biết đầy đủ các triệu chứng này giúp bạn dễ dàng nhận định sự bất thường của bản thân. Ngoài ra, khi có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ này, tốt nhất hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám, chỉ định làm một số xét nghiệm kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Một số kiểm tra, thăm khám cận lâm sàng giúp hỗ trợ chẩn đoán rối loạn giấc ngủ như:
- Đo điện não, điện tim;
- Chụp X quang
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan;
- Chụp cộng hưởng từ MRI;
Bị rối loạn giấc ngủ gây ra những hệ lụy gì?
Bị rối loạn giấc ngủ kéo dài, không can thiệp điều trị là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: rối loạn nhịp giấc ngủ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi không kiểm soát, tinh thần uể oải, thiếu tập trung, giảm khả năng ghi nhớ, giảm chỉ số hạnh phúc… Những vấn đề này khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong học tập, công việc và nhiều sinh hoạt thường ngày khác.
Bên cạnh đó, những người bị rối loạn giấc ngủ thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, trầm cảm, lo âu, tăng cân không kiểm soát, đột quỵ… Đặc biệt, một số trường hợp muốn dễ ngủ phải sử dụng thuốc an thần. Tuy nhiên, lạm dụng quá mức trong vòng 4 – 6 tuần sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Các hoạt chất trong thuốc ngủ gây ức chế hoạt động của não bộ và gây ra hàng loạt các rối loạn vận động nguy hiểm, nặng hơn là tăng nguy cơ đột quỵ não, dẫn đến tử vong.
Tóm lại, rối loạn giấc ngủ dù ở bất kỳ dạng nào và xuất phát từ nguyên nhân gì cũng cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời để phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.
Biện pháp điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả
Sự phát triển của y học hiện đại ghi nhận rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến thường được chỉ định trong hầu hết các phác đồ điều trị chuyên sâu:
1. Điều chỉnh tâm lý kết hợp vật lý trị liệu
Trị liệu tâm lý áp dụng cho những người cần điều trị các bệnh tâm thần gây rối loạn giấc ngủ hoặc đơn giản chỉ là các kỹ thuật thư giãn giúp sửa đổi thói quen ngủ. Bạn có thể tự mình giải quyết hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý đối với những vấn đề/ bệnh lý tâm thần phức tạp. Bạn sẽ được áp dụng liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi dành riêng cho chứng mất ngủ (CBT-I) để giải quyết những suy nghĩ và hành vi cản trở việc bạn chìm vào giấc ngủ.
Cách này giúp bạn nhận thức rõ ràng về rối loạn giấc ngủ, học cách tự chủ trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi, loại bỏ những suy nghĩ khiến bạn trở nên tiêu cực. Đồng thời, thúc đẩy phát triển tích cực thói quen ngủ và ngăn chặn hành vi gây khó ngủ, ngủ không ngon.

Một số trường hợp còn được chỉ định áp dụng kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị rối loạn giấc ngủ. Có thể kể đến như:
- Kỹ thuật từ trường xuyên sọ: có tác dụng điều hòa quá trình trương lực thần kinh và thúc đẩy tuần hoàn máu lên não.
- Điện phân dẫn thuốc an thần lên vùng trán và gáy: kỹ thuật này sử dụng chất kali bromua điện cực dương đặt vào gáy và điện cực âm đặt vào trán để cải thiện giấc ngủ.
- Kỹ thuật ion tĩnh điện: điều hòa chức năng hệ thần kinh thực vật và giảm mức độ hưng phấn hệ thống khu thần kinh trung ương.
- Điện trường cao áp: giúp điều hòa chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tăng cường hệ miễn dịch.
2. Vệ sinh giấc ngủ (Sleep hygiene)
Vệ sinh giấc ngủ là quá trình thực hiện những thói quen sinh hoạt lành mạnh, chuẩn bị kỹ lưỡng để giúp giấc ngủ ban đêm chất lượng. 10 cách vệ sinh giấc ngủ được các chuyên gia khuyến khích thực hiện mỗi ngày:
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày và thực hiện nhịp ngủ này mỗi ngày, cùng một thời điểm.;
- Nếu có thói quen ngủ trưa, hãy ngủ một giấc ngắn không quá 45 phút;
- Không ăn quá no hoặc ăn những món cay nóng, gây nặng bụng trước giờ đi ngủ;
- Không uống rượu bia và hút thuốc lá trước khi ngủ;
- Tuyệt đối tránh xa chất caffein trong cà phê, trà, socola, soda…;
- Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ;
- Giường ngủ, chăn, drap, gối, nệm êm ái, thoải mái;
- Nhiệt độ mát mẻ, không quá nóng, không quá lạnh và không có gió lùa;
- Tránh tạo tiếng ồn và không có ánh sáng mạnh trong phòng;
- Không dùng phòng ngủ để làm nơi giải trí hoặc làm việc;
3. Điều trị bằng thuốc
Chỉ những trường hợp bị rối loạn giấc ngủ mức độ nặng, ảnh hưởng từ các bệnh lý tâm thần hoặc bệnh thực thể mới được chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường dùng như:

- Nhóm thuốc Benzodiazepin: Trước đây, loại thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị chứng rối loạn giấc ngủ tiên phát. Tuy nhiên, hiện nay ít sử dụng do gây nhiều tác dụng phụ, nhất là gây giãn cơ ở người lớn tuổi. Các loại phổ biến như Estazolam, Temazepam (dùng trong thời gian ngắn), Flurazepam (dùng cho mức độ nhẹ và trung bình), Triazolam và Clorazepate (dùng cho mức độ nghiêm trọng).
- Thuốc chống loạn thần: Có tác dụng gây ngủ nhờ khả năng ức chế sự hoạt động của não bộ. Một số loại điển hình như Chlorpromazine, Olanzapine, Haloperidol… Lạm dụng nhóm thuốc này có thể gây phụ thuộc thuốc, rối loạn vận động cùng nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Có tác dụng xoa dịu thần kinh, điều trị rối loạn giấc ngủ có kèm theo các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm… Các loại thường dùng như Amitriptyline, Mirtazapine, Fluoxetin, Fluvoxamin… Tuân thủ liều dùng của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ như mệt mỏi, dễ thừa cân, tăng khẩu vị…
- Một số loại thuốc khác: Để cải thiện giấc ngủ còn rất nhiều loại thuốc khác, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Chẳng hạn như: thuốc tăng cường tuần hoàn não (Cavinton, Piracetam), thuốc điều chỉnh khí sắc có gây ngủ (Gabapantin, Carbamazepine, Oxcarbazepin)…
Lưu ý: Điều quan trọng nhất khi sử dụng thuốc trị rối loạn giấc ngủ là phải tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng và thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ.
4. Áp dụng các mẹo giúp ngủ ngon
Điều trị bằng thuốc tuy hiệu quả nhưng dùng dài ngày sẽ gây lệ thuộc thuốc, phát sinh nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng các biến chứng về gan, thận, tim, thần kinh… Vì vậy, hãy điều trị kết hợp với một số mẹo đơn giản dưới đây để rút ngắn thời gian dùng thuốc, giảm thiểu tác dụng phụ:
Ngâm chân nước ấm thảo dược
Ngâm chân trước khi đi ngủ là mẹo cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả. Nhiệt độ nước ấm kết hợp với dược chất từ thảo dược giúp đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu và tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, giải tỏa căng thẳng và thư giãn toàn thân sẵn sàng cho việc đi ngủ.
Bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm pha muối, gừng, sả, giấm… tùy thích. Thời gian ngâm chân tối đa là từ 15 – 20 phút, ngâm không quá 30 phút để tránh gây phản tác dụng. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Uống trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc tự nhiên chứa các dược chất lành tính có tác dụng hoạt huyết, dưỡng não, thư giãn thần kinh, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi và giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ ngon và sâu giấc. Thói quen uống 1 ly trà thảo mộc truóc khi đi ngủ sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng rối loạn giấc ngủ hiệu quả và an toàn. Một số loại trà thảo mộc bạn có thể tham khảo sử dụng thử như:

- Trà xanh
- Trà gừng
- Trà hoa cúc
- Trà hoa mộc lan
- Trà lạc tiên
- Trà cây nữ lang
- Trà tâm sen
- Trà nụ tam thất
- Trà cam thảo
- Trà hà thủ ô đỏ
- Trà táo tàu
- Trà lá đinh lăng
- …
Lưu ý, thời điểm tốt nhất là trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng. Tránh uống quá sát giờ đi ngủ vì sẽ gây tiểu đêm, càng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
Thiền định
Thiền là kỹ thuật cải thiện sức khỏe và chữa rối loạn giấc ngủ hiệu quả, an toàn. Giải pháp này giúp xoa dịu não bộ, giảm căng thẳng thần kinh và ổn định tâm trí. Đồng thời, thiền định còn giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim, giảm cortisol, tăng serotonin và melatonin. Đây chính là “chìa khóa vàng” giúp đẩy lùi rối loạn và giúp bạn phục hồi giấc ngủ ngon, chất lượng.
Để thiền có hiệu quả bạn cần tập trung thực hiện 2 yếu tố là thở và chánh niệm. Kỹ thuật này cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn và có sự chuẩn bị kỹ càng về thời gian, không gian, dụng cụ. Nếu chưa tự tin về kỹ thuật của bản thân, hãy tham gia các lớp dạy về thiền để đạt kết quả tốt nhất.
Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu
Châm cứu và bấm huyệt là 2 liệu pháp Đông y có tác dụng điều hòa khí huyết, thông kinh hoạt lạc, tăng cường tuần hoàn máu và kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Nhờ đó đẩy lùi chứng rối loạn giấc ngủ, giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon tự nhiên mà không cần bất kỳ một kỹ thuật hay phương pháp hỗ trợ nào khác.
Để chữa rối loạn giấc ngủ cần tác động lên một số huyệt vị sau:
- Huyệt Thần môn
- Huyệt Tam âm giao
- Huyệt Dũng tuyền
- Huyệt Nội quan
- Huyệt Ấn đường
- Huyệt Thái dương
- Huyệt Phong trì
- Huyệt Thiên trụ
- …
Tùy hình thức được chọn mà cách thực hiện và quy trình sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vì đây là cách chữa chưa được công nhận nên tốt nhất phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, chọn những cơ sở y tế/ bệnh viện uy tín để thực hiện, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
5. Chữa mất ngủ bằng bài thuốc Đông y
Theo YHCT, tình trạng rối loạn giấc ngủ thuộc phạm trù chứng Thất miên (mất ngủ), kèm theo kiện vong (hay quên) và đầu thống (đau đầu). Căn nguyên gây bệnh là do sự suy yếu tâm tỳ gây thiếu huyết, suy kém thận âm, vị khí không điều hòa, tâm can bất ổn, hỏa của can đởm bốc hoặc suy nhược cơ thể nặng khiến giấc ngủ bị rối loạn.
Điều trị rối loạn giấc ngủ theo Đông y cần tuân thủ nguyên tắc sơ thông kinh lạc, an thần trấn kinh, bồi bổ tâm tỳ, điều hòa tỳ vị, thư can giải uất, cân bằng âm dương, tâm thân tương giao, điều hòa dinh vệ… Hiện nay, các bài thuốc Đông y với sự kết hợp của các vị thuốc thảo dược tự nhiên đều có thể đem lại công dụng này.
BÀI THUỐC MẤT NGỦ ĐỖ MINH – GIẢI PHÁP ĐẨY LÙI RỐI LOẠN GIẤC NGỦ HIỆU QUẢ, AN TOÀN
Bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh là bài thuốc quý được nghiên cứu và điều chế bởi dòng họ Đỗ Minh. Tính đến nay, bài thuốc đã có hơn 150 năm tồn tại, trải qua nhiều đời kế thừa, bài thuốc đã chữa khỏi dứt điểm căn bệnh rối loạn giấc ngủ cho hàng nghìn bệnh nhân và được nhiều người biết đến.

Bài thuốc này được phát triển dựa theo các lý luận YHCT chính thống và kết hợp công thức bí truyền với cơ chế ĐỊNH TÂM – AN THẦN. Phương thuốc này là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ, mỗi bài một công dụng riêng nhưng lại tương trợ cho nhau rất tốt, đem lại kết quả điều trị cao. Bao gồm:
- Dưỡng tâm hoàn trị mất ngủ: Thúc đẩy cơ chế hoạt động chức năng vận mạch, cân bằng ổn định hệ thống tiền đình, cải thiện chất lượng giấc ngủ…
- Dưỡng tâm hoàn trị rối loạn lo âu: giúp tăng cường lưu thông máu lên não, dưỡng tâm an thần, xoa dịu thần kinh, giải trừ trầm uất…
- Cao bổ thận: Có tác dụng trừ thấp, mạnh gân cốt và ích tủy sinh huyết…
Nhờ sự kết hợp 3 trong 1 này mà Bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh tác động mạnh mẽ và tận gốc căn nguyên gây bệnh, ổn định tâm lý, sức khỏe tim mạch. Đồng thời, thúc đẩy cơ chế tuần hoàn trao đổi chất nuôi dưỡng cơ thể, tái thiết lập đồng hồ sinh học của não bộ, phục hồi giấc ngủ tự nhiên, thư giãn tinh thần trước và sau khi ngủ dậy.
Nhà thuốc Đỗ Minh đường cam kết sử dụng 100% dược liệu tự nhiên, đảm bảo chất lượng, hoàn toàn không gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Ngoài thang thuốc sắc, nhà thuốc cũng hỗ trợ điều chế dạng cao lỏng và viên hoàn dễ sử dụng hơn. Nếu quan tâm và có nhu cầu sử dụng bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
- CN Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình | Hotline/ Zalo 0963 302 349.
- CN Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh | Hotline/ Zalo 0938 449 768.
Cách phòng ngừa rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh không ai mong muốn. Và để tránh những hệ lụy khó lường do bệnh gây ra, hãy chủ động thực hiện những hành vi tích cực đối với giấc ngủ như:

- Thiết lập thời gian biểu sinh hoạt lành mạnh, khoa học và cân đối giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Không nên vì bất kỳ lý do gì mà thức khuya.
- Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với nhu cầu và thể trạng của cơ thể. Đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất quan trọng và ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc, sữa, thịt cá, hải sản…
- Tạo thói quen tập thể dục hàng ngày với những bộ môn vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội… Thói quen này sẽ giúp bạn có một sức khỏe cường tráng, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và tăng sinh hormone serotonin cần thiết cho tâm trạng và giấc ngủ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi, tạo điều kiện để đầu óc và thân thể được thư giãn bằng những hoạt động thể chất hoặc nghe nhạc, xem phim, viết nhật ký, chơi cùng thú cưng, đi du lịch…
- Từ 30 – 40 tuổi trở đi, hãy chủ động chọn lựa và sử dụng các loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thành phần dược liệu, chứa các gốc tự do thiên nhiên giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, mạch máu, tế bào não và duy trì nhịp sinh học giấc ngủ ổn định, phòng ngừa rối loạn giấc ngủ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra chức năng hoạt động trong cơ thể, tầm soát và phát hiện các bất thường, kể cả rối loạn nhịp ngủ và có hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng.
Giấc ngủ rất quan trọng và cần được chăm sóc tích cực tương tự như những vấn đề sức khỏe khác. Hãy duy trì thói quen ngủ và sinh hoạt điều độ, cải thiện ngay những rối loạn giấc ngủ bất thường bằng các biện pháp tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Không nên để bệnh tiến triển nặng và phát sinh biến chứng sẽ gây khó khăn trong việc chữa trị.
Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!