Nóng Trong Người Nổi Mề Đay Có Phải Bệnh? Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nóng trong người nổi mề đay là tình trạng không hiếm gặp và thường xảy ra ở người trưởng thành do thói quen ăn uống – sinh hoạt kém lành mạnh. Các triệu chứng bệnh xuất phát từ bên trong cơ thể nên rất khó để can thiệp xử lý nhanh chóng như các triệu chứng ngoài da. Do đó, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị tại bệnh viện nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nóng trong người nổi mề đay
Nóng trong người nổi mề đay là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra do những yếu tố quen thuộc trong đời sống hàng ngày

Vì sao nóng trong người lại gây nổi mề đay? 

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng nhiệt nóng tích tụ quá mức trong cơ thể, do sự suy yếu chức năng đào thải độc tố của gan, cộng với dị ứng cơ địa sẵn gây ra nổi mề đay. Nhiều người thường nhầm lẫn bất kỳ trường hợp nào bị nổi mề đay cũng là do gan yếu, nhưng thực chất quan điểm này không hoàn toàn đúng. 

Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, nhưng chủ yếu là lọc độc tố, đào thải thông qua hệ bài tiết và chống lại các tác nhân gây hại, bảo vệ cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm, chức năng này của gan cũng bị suy giảm đáng kể, dẫn đến hiện tượng tích tụ độc tố, làm sinh nhiệt bên trong cơ thể và bộc phát ra bên ngoài thông qua các triệu chứng như nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban, nổi mụn nhọt…

Tuy nhiên, nếu chỉ có chức năng gan suy giảm thì chưa đủ để khởi phát triệu chứng nổi mề đay. Mà theo các chuyên gia thì cần có yếu tố dị ứng cơ địa mới có thể khởi phát thành bệnh. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào nhận định việc nổi mề đay là do gan yếu, nóng trong người. Thay vào đó, những tác nhân dị ứng điển hình như nhiệt độ, môi trường, thức ăn, hóa chất, thuốc… mới được công nhận là yếu tố gây mề đay.  

Ngoài ra, các bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C, D, E, bệnh gan nhiễm mỡ hoặc các dạng viêm gan tự miễn, xơ gan nguyên phát, yếu tố di truyền (bệnh Wilson, Hemochromatosis, thiếu hụt alpha-1 antritrypsin…) cũng là những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng nóng trong người và bị nổi mề đay. 

Các tác nhân xấu dễ gây nóng trong người và nổi mề đay 

Có rất nhiều yếu tố quen thuộc hàng ngày khiến chúng ta bị nóng trong người và khởi phát nổi mề đay. Có thể kể đến như:

1. Chế độ ăn uống không khoa học

Vì gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động dinh dưỡng, chuyển hóa các chất và dự trữ nguồn năng lượng cho cơ thể. Nên chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta ảnh hưởng rất lớn đến chức năng này của gan. Một người bị nóng gan dẫn đến nóng trong người được xác định là do một số nguyên nhân sau: 

Nóng trong người nổi mề đay
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ làm tăng nguy cơ nóng trong người, nổi mề đay dị ứng nặng hơn
  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia nhiều cồn, nước ngọt có gas…; 
  • Dung nạp nhiều thực phẩm dinh dưỡng cùng thời điểm gây dư thừa protein cùng các dưỡng chất khác;
  • Chế biến thực phẩm đậm gia vị như nhiều muối, nhiều đường, quá cay nóng, nhiều dầu mỡ và sử dụng các món ăn này thường xuyên; 
  • Ăn nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thịt bò, sữa, nhộng tằm, mè…; 
  • Người có thói quen ít uống nước, ăn ít rau, rau củ, trái cây;

2. Thường xuyên thức khuya

Gan hoạt động và thực hiện chức năng đào thải độc tố trong cơ thể vào giữa đêm về sáng, từ 23h – 1h sáng hôm sau. Nếu trong khoảng thời gian này, bạn không đi ngủ, quá trình này sẽ không được thực hiện một cách tốt nhất, gan vẫn phải thức cùng bạn để hoạt động như bình thường. Thói quen này thực hiện lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng tích tụ độc tố và khởi phát triệu chứng nổi mề đay. 

Người thức khuya sẽ có những biểu hiện đặc trưng như da mặt nổi mụn, sạm đen, thiếu sức sống, da dẻ xanh xao… Do đó, nếu phát hiện những triệu chứng này hãy điều chỉnh lại giờ giấc ngủ cho phù hợp để cải thiện tình trạng này. 

3. Nghiện thuốc lá

Khói thuốc lá là một trong những tác nhân gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, suy giảm chức năng gan cùng nhiều vấn đề khác. Theo phân tích của các chuyên gia, các chất độc hại có trong khói thuốc lá khi vào trong cơ thể sẽ gây tác động tiêu cực đến các tế bào miễn dịch ở gan. Lúc này, các kháng thể miễn dịch sẽ được phóng thích nhằm chống lại sự tấn công vào gan và gây ra suy giảm chức năng gan, tăng nguy cơ mắc các bệnh nan y. 

Không những vậy, khi gan suy yếu, chức năng đào thải độc tố cũng sẽ suy giảm, chất nicotine độc hại tích tụ nhiều trong cơ thể. Hậu quả là khởi phát các triệu chứng mề đay dị ứng ngứa ngáy ngoài da. 

4. Ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường

Người có cơ địa nóng trong người bẩm sinh hoặc đang bị suy giảm chức năng gan thường khiến cho nhiệt độ bên ngoài và bên trong cơ thể khác nhau, chênh lệch rõ rệt. Điều này làm cho tuyến mồ hôi tăng hiệu suất hoạt động làm mát cơ thể, tăng tiết mồ hôi và vô tình khiến làn da luôn trong trạng thái ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, tích tụ bụi bẩn, chất cặn bã. Và hậu quả là khởi phát các tổn thương mề đay, thậm chí có dấu hiệu viêm nhiễm.

Nóng trong người nổi mề đay
Thời tiết nóng bức, môi trường ô nhiễm là những yếu tố hàng đầu gây nóng trong người và khởi phát mề đay mẩn ngứa

Vì vậy, có thể kết luận rằng nổi mề đay mẩn ngứa có thể xảy ra bất kể thời tiết. Tuy nhiên, nếu trong thời tiết nắng nóng cộng với môi trường ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để bệnh diễn tiến nghiêm trọng. 

5. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là hậu quả của rất nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực như lười vận động, stress, căng thẳng mệt mỏi tinh thần, giảm sức đề kháng… Đây là tiền đề cho sự phát triền của các bệnh mãn tính như xương khớp, cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, béo phì, mất ngủ, làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nóng trong người… và khởi phát nổi mề đay dị ứng. 

6. Tác dụng phụ của thuốc 

Thường xuyên sử dụng các loại thuốc tân dược cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nóng trong người nổi mề đay. Thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ gây hại, trong đó có khả năng gây ra nóng gan. Vì các chất độc hại trong thuốc rất lớn, gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải hết ra ngoài, từ đó gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, biểu hiện phổ biến nhất là nổi mề đay.

Đây cũng chính là lý do vì sao các chuyên gia, bác sĩ thường khuyến cáo khi bị bất kỳ bệnh gì cũng không nên tự ý mua thuốc sử dụng. Nên thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định hướng điều trị phù hợp, an toàn nhất.  

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do nóng trong người

Nóng trong người nổi mề đay gây ra các triệu chứng ngoài da rất dễ quan sát thấy bằng mắt thường. Một số triệu chứng thường gặp như:

Nóng trong người nổi mề đay
Nổi từng mảng da đỏ, sưng phù, ngứa ngáy… là triệu chứng đặc trưng của người bị nổi mề đay do nóng trong người
  • Nổi mẩn đỏ tại một số vùng da rải rác, thường là lưng, cổ, tay, chân hoặc lan rộng toàn thân; 
  • Các mảng da nổi mề đay do nóng trong người thường khá dày và ửng đỏ, có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau; 
  • Có cảm giác châm chích, ngứa ngáy vô cùng khó chịu, nặng hơn khi trời về chiều và ban đêm; 
  • Đau rát nhiều hơn khi có dấu hiệu của viêm nhiễm, bong tróc, trầy xước da, chảy máu… do người bệnh cào gãi mạnh; 
  • Người bị nổi mề đay do nóng trong người còn xảy ra kèm theo một số triệu chứng khác như sưng mí mắt, vàng kết mạc mắt, thay đổi màu nước tiểu, tiểu khó, vàng da, rối loạn tiêu hóa, hơi thở có mùi, chảy máu chân răng, phân có màu bạc, môi khô, đỏ bất thường… 

Bị nóng trong người gây nổi mề đay có nguy hiểm không? Có tự khỏi không? 

Những tổn thương mề đay trên da do nóng trong người thường không quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp triệu chứng xuất hiện ồ ạt nhưng sẽ nhanh chóng biến mất, sau khoảng 30 phút, hoặc chậm nhất là vài ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bản thân người bệnh có cơ địa dị ứng quá mức sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng trong thời gian dài. 

Tuy nhiên, với những người bị nóng trong người nổi mề đay do nóng gan, suy giảm chức năng gan thì lại là một vấn đề khác, phức tạp và khó có thể chữa khỏi trong 1, 2 lần. Việc điều trị cần được thực hiện lâu dài, kiên trì và tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ. Nhưng người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng, chỉ cần phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng phác đồ và kết hợp chăm sóc, thay đổi thói quen sống sẽ giúp bệnh tiến triển tốt lên, phục hồi ổn định chức năng gan và giảm thiểu các tác nhân gây hại cho sức khỏe. 

Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể, tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện da liễu để thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Hướng điều trị chứng nóng trong người gây nổi mề đay hiệu quả 

So với các nguyên nhân khác, nổi mề đay do nóng trong người hoàn toàn có thể cải thiện và điều trị được bằng những biện pháp đơn giản sau đây: 

1. Ăn/ uống phù hợp giảm mức độ nóng trong người

Một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh dị ứng mề đay mẩn ngứa do nóng trong người góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh: 

Nên ăn gì?

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tính mát như dưa chuột, mướp đắng, bí đao, cà chua, rau ngót, rau mồng tơi, rau chân vịt…; 
  • Ăn nhiều loại trái cây mát như đu đủ, cam, bưởi, chanh dây, nước dừa… để bổ sung lượng vitamin khoáng chất hao hụt trong cơ thể; 
  • Các loại ngũ cốc như lúa mạch, gạo lứt, ngô, yến mạch… chứa hàm lượng cao vitamin B tốt cho sức khỏe, nhất là tốt cho chức năng gan. Nhờ đó phục hồi chức năng hoạt động của gan, thanh lọc giải độc cơ thể, làm mát cơ thể và cải thiện triệu chứng mề đay;
  • Các loại thực phẩm giàu kẽm và bổ sung omega-3 cần thiết cho cơ thể, tăng sinh số lượng tế bào mới, tái tạo phục hồi lớp màng bảo vệ tự nhiên cho làn da; 
  • Thay thế sữa bò nhiều đạm dễ dị ứng thành các loại sữa hạt, sữa chua không đường để giảm thiểu các tác nhân gây kích ứng dị ứng và vùng da bị tổn thương;

Nên uống gì?

Các loại trà, nước thảo dược có khả năng phục hồi chức năng gan, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nổi mề đay, thúc đẩy cơ chế đào thải độc tố và làm mát cơ thể. Dưới đay là một số loại nước uống phù hợp dành cho người bị nóng trong người nổi mề đay như: 

Nóng trong người nổi mề đay
Người bị nổi mề đay nóng trong người nên uống các loại trà thảo dược tự nhiên lành tính
  • Trà atiso: Atiso là loại thực vật nổi tiếng với tính mát và khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm sạch gan hiệu quả. Với hàm lượng cao vitamin, khoáng chất tự nhiên, trà atiso rất phù hợp với những người đang bị nóng trong người nổi mề đay. Kiên trì sử dụng trà atiso mỗi ngày để đạt hiệu quả rõ rệt sau thời gian ngắn. 
  • Trà nhân trần: Nhân trần là vị thuốc sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh về gan. Dược liệu này có tính đắng, vị cay, tính hàn và có khả năng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp và thoái hoàng. Chi tiết hơn thì trong y học hiện đại, nhân trần được nghiên cứu và nhận định có khả năng giải độc gan, tăng tiết mật và cải thiện chức năng tiêu hóa. Do đó, người bị mề đay nóng trong người hãy hãm nước trà nhân trần uống mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Trà cam thảo: Người bị nóng trong người nổi mề đay có thể chọn uống trà cam thảo mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh. Có thể kể đến những lợi ích tuyệt vời của loại trà này như bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định đường huyết, tăng cường sức đề kháng, duy trì nội tiết tố và nâng cao sức khỏe tinh thần. Đặc biệt trà cam thảo có khả năng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng gan, cải thiện tình trạng nóng trong người gây nổi mề đay. 
  • Nước rau má: Rau má là loại thực vật tự nhiên quen thuộc trong dân gian, không độc, tính mát, giúp lợi tiểu, giải độc, chống viêm và làm mát cơ thể, tăng cường chức năng gan. Chỉ cần uống nước rau má mỗi ngày, các triệu chứng mề đay do nóng trong người sẽ thuyên giảm rõ rệt. 
  • Nước nha đam: Nước nha đam đường phèn là một trong những loại thức uống tốt cho chức năng gan, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc cho cơ thể hiệu quả và đẩy lùi các triệu chứng mề đay mẩn ngứa ngoài da. 
  • Nước chanh tươi: Vì chanh chứa hàm lượng cao vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng để duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể. Đồng thời, hỗ trợ quá trình thải độc gan, giảm dần các triệu chứng mề đay do nóng trong người. Tuy nhiên, chống chỉ định với những người có các tổn thương dạ dày trước đó. 

Ngoài ra, người bị nóng trong người nổi mề đay cũng nên uống nhiều nước lọc, xen kẽ các loại nước ép rau củ, trái cây tươi, đặc biệt là các loại chứa hàm lượng cao quercetin – một loại polyphenol flavonoid được sử dụng như một chất kháng histamin tự nhiên, giảm thiểu nguy cơ khởi phát phản ứng dị ứng nổi mề đay. 

2. Áp dụng các mẹo cải thiện triệu chứng mề đay ngoài da 

Ngoài cách điều chỉnh chế độ ăn uống, người bị nổi mề đay do nóng trong người có thể kết hợp sử dụng các loại thực vật, lá cây thảo dược để nấu nước tắm hàng ngày hoặc dùng các nguyên liệu tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian. Cách này đem lại nhiều lợi ích như làm sạch các dị nguyên tích tụ ngoài da, làm mát làn da và xoa dịu kích ứng, hỗ trợ cải thiện triệu chứng nổi mề đay. 

Tắm lá dược liệu

Trong tự nhiên có rất nhiều loại dược liệu có chứa dược chất chữa bệnh, đặc biệt là đối với người bệnh nổi mề đay nói chung và nổi mề đay do nóng trong người nói riêng. Một số loại lá tắm tốt như:

Nóng trong người nổi mề đay
Tắm lá trà xanh hàng ngày giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng mề đay mẩn ngứa ngoài da
  • Trà xanh: Trà xanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm nhờ chất catechin, đồng thời cải thiện và phục hồi chức năng gan hiệu quả. Nếu không muốn nấu nước uống, bạn có thể đun sôi lấy nước tắm hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Lá khế: Lá khế có đặc tính chống dị ứng, chống khuẩn, giảm viêm và thanh nhiệt giải độc. Dùng lá khế nấu nước tắm là mẹo dân gian trị mề đay dị ứng hiệu quả, xoa dịu kích ứng ngoài da và hỗ trợ chống viêm, phục hồi các tổn thương nhanh chóng. Chỉ cần kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Lá đinh lăng: Đây là loại lá vô cùng quen thuộc trong dân gian, có tính mát và vị đắng đặc trưng, có khả năng thanh nhiệt giải độc, giảm viêm và chống dị ứng mề đay hiệu quả. Hãy dùng 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch và đun sôi lấy nước tắm hàng ngày để giảm thiểu sự khó chịu trên làn da. 

Lưu ý, cách này chỉ phù hợp dùng cho những người có triệu chứng mề đay ngoài da mức độ nhẹ, không có vết thương hở, trầy xước hay có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào. Chỉ cần kết hợp với sử dụng trà thảo mộc một cách khoa học sẽ giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng nổi mề đay nóng trong người hoàn toàn. 

Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch chứa hàm lượng cao chất avenanthramides tốt cho sức khỏe, lành tính và phù hợp với những làn da nhạy cảm, đặc biệt là ở người có triệu chứng nổi mề đay ngoài da. Không những vậy, hàm lượng cao vitamin, khoáng chất trong bột yến mạch còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da, phục hồi và tái tạo các tổn thương, giúp da mềm mại, xoa dịu kích ứng, cải thiện triệu chứng đáng kể. 

Cách thực hiện

  • Xả nước đầy bồn tắm hoặc ra chậu tắm, cho một lượng bột yến mạch hoặc gel yến mạch vào, khuấy đều lên; 
  • Tiến hành ngâm bồn hoặc tắm rửa như bình thường trong vòng tối đa 15 phút; 
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bột yến mạch với sữa chua để bôi lên vùng da nổi mề đay, để khoảng 10 phút rửa lại bằng nước sạch để cải thiện đáng kể các triệu chứng mề đay; 

Bôi mật ong

Mật ong là nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe và sở hữu nhiều đặc tính có lợi như kháng viêm, chống khuẩn, sát trùng, làm lành các tổn thương ngoài da, làm đẹp da… hiệu quả. Do đó, với những người bị nổi mề đay mẩn ngứa do nóng trong người hoàn toàn có thể sử dụng mật ong để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. 

Nóng trong người nổi mề đay
Bôi mật ong lên da giúp xoa dịu kích ứng ngoài da, chống viêm, giảm ngứa hiệu nghiệm

Cách thực hiện

Cách 1: Mật ong + chanh 

Cả mật ong và chanh đều là những nguyên liệu tốt cho sức khỏe làn da. Trong đó, hàm lượng vitamin C và axit ascorbic của quả chanh có khả năng phục hồi các tổn thương trên làn da, se khít lỗ chân lông và làm mờ vết thâm sẹo do tổn thương mề đay để lại. 

  • Pha 2 thìa mật ong với 1 thìa nước cốt chanh.
  • Trộn đều rồi bôi trực tiếp lên vùng da nổi mề đay, massage nhẹ nhàng và đợi 20 phút. 
  • Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm, lau khộ là hoàn thàn. 

Cách 2: Mật ong + nghệ

Nghệ chứa hàm lượng cao curcumin, cyclocurcumin, turmeric… có khả năng chống khuẩn, giảm viêm và ức chế hoạt chất cyclooxygenase thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương mề đay trên da, sáng da, mờ thâm hiệu quả. 

Cách thực hiện

  • Trộn 1 thìa mật ong với 1 thìa bột nghệ.
  • Bôi hỗn hợp này lên vùng da kích ứng nổi mề đay và massage nhẹ nhàng. 
  • Đợi 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Chườm lạnh

Người bị nổi mề đay do nóng trong người thường xuyên đối mặt với những cơn ngứa ngáy khó chịu, dai dẳng kéo dài trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Và để cắt nhanh cơn ngứa, bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh đơn giản tại nhà và hiệu quả. Vì nhiệt độ và độ ẩm thấp có tác dụng xoa dịu kích ứng, giảm ngứa và ngăn chặn hình thành thêm các nốt mề đay trên da. 

Cách thực hiện khá dễ dàng, chỉ cần dùng một chiếc khăn bọc đá lạnh vào hoặc nhúng khăn vào nước đá lạnh, sau đó vắt bớt nước, đắp lên vùng da bị mề đay khoảng 30 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày hoặc những khi bùng phát cơn ngứa để đạt kết quả tốt nhất. 

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là lời khuyên tốt nhất của các chuyên gia dành cho những bị nổi mề đay dị ứng do nóng trong người. Vì nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, không chỉ duy trì độ ẩm cho làn da mà còn tham gia vào quá trình loại bỏ độc tố gây hại trong cơ thể thông qua đường bài tiết mồ hôi. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 – 3 lít nước tùy theo nhu cầu của cơ thể. 

3. Dùng thuốc Tây (nếu cần thiết)

Dùng thuốc Tây trị nổi mề đay do nóng trong người được đánh giá là phương pháp hiệu quả và đem lại kết quả nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ, nguyên nhân như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Trong đó, loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc bổ gan, mát gan, thường là các loại viên uống thực phẩm chức năng được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. 

Ngoài ra, một số trường hợp triệu chứng nổi mề đay dị ứng bùng phát nghiêm trọng trong khi tình trạng nóng trong người chưa được cải thiện hẳn, có thể sử dụng thuốc kháng histamin H1, thuốc bôi chứa corticoid, thuốc giảm sưng viêm, ngứa ngáy… Dùng theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liều lượng phù hợp để đạt kết quả tốt nhất, tránh gây tác dụng phụ. 

4. Điều trị nổi mề đay do nóng trong người bằng Đông y

Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh) cho biết: “Nổi mề đay do nóng trong người là tình trạng rối loạn suy giảm chức năng gan tạm thời. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của các yếu tố xấu trong ăn uống, sinh hoạt kém khoa học. Nếu không can thiệp khắc phục kịp thời, chức năng gan dần suy yếu và gây biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe”. 

Và để chữa khỏi căn bệnh này không quá khó, vì đã có Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh – Bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng, được điều chế dựa theo cơ chế lý luận YHCT kết hợp với công thức bí truyền của dòng tộc. Bài thuốc này đã tồn tại hơn 150 năm, trải qua nhiều thế hệ thừa kế giúp chữa mề đay dị ứng hiệu quả, giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh khó chịu này. 

Nóng trong người nổi mề đay
Chữa mề đay do nóng trong người bằng Bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường hiệu quả

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là sự kết hợp độc đáo có 1 không 2 khi tập hợp 3 phương thuốc nhỏ gồm: Thuốc đặc trị mề đay dị ứng + Thuốc bổ thận giải độc + Thuốc bổ gan dưỡng huyết. Mỗi bài thuốc chứa nhiều vị thuốc thảo dược khác nhau như diệp hạ châu, bồ công anh, nhân trần, tơ hồng xanh, sài đất…, gia giảm theo tỷ lệ vàng đem lại hiệu quả cải thiện bệnh hiệu quả.

Khác với những bài thuốc Đông y khác, bài thuốc mề đay Đỗ Minh Đường kết hợp đẩy lùi triệu chứng bệnh từ sâu bên trong cơ thể, đồng thời tăng cường phục hồi lục phủ ngũ tạng và tăng cường sức khỏe. Nhờ đó giúp các triệu chứng mề đay mẩn ngứa do nóng trong người, nóng gan hiệu quả dứt điểm, không tái phát trong thời gian dài. 

Bài thuốc này cam kết đem lại hiệu quả cao trong một thời gian ngắn, không chứa chất bảo quản, thành phần tân dược, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Ngoài dạng đun sắc như bình thường, người bệnh có thể chọn sử dụng dạng cao uống được điều chế riêng dành cho những người khó uống thuốc sắc. 

Nếu có nhu cầu sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh để chữa nổi mề đay nóng trong người, bạn có thể tìm đến địa chỉ sau:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình | Hotline: 0963 302 349 – 024 6253 6649.
  • Địa chỉ TP Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | Hotline: 0938 449 768 – 028 3899 1677.

Lưu ý về các giải pháp giúp phòng ngừa nóng trong người gây nổi mề đay

Để phòng tránh nổi mề đay do nóng trong người, bạn chỉ cần tuân thủ thực hiện các biện pháp chăm sóc kỹ lưỡng, ăn uống sinh hoạt điều độ và khoa học. Cụ thể như sau:

Nóng trong người nổi mề đay
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để làm sạch và làm mát cơ thể, phòng ngừa nóng trong người nổi mề đay
  • Vào thời tiết nóng bức, nên ưu tiên sinh hoạt ở những nơi có nhiệt độ thoáng mát, giảm thiểu tiết mồ hôi quá mức. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh làm tăng thân nhiệt. 
  • Ăn uống khoa học, ưu tiên những loại thực phẩm mát, lành tính để duy trì chức năng gan khỏe mạnh. 
  • Tránh ăn những món nhiều protein, ăn vừa phải, ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm dễ gây dị ứng…
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích trong khi chưa khỏi bệnh hoặc hạn chế sử dụng nếu đã từng có tiền sử dị ứng.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày để loại bỏ các tác nhân dị ứng có thể khởi phát mề đay trên làn da. 
  • Thường xuyên sử dụng các loại thảo dược, thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả, giảm ngứa ngáy mề đay dị ứng. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể, duy trì độ ẩm cần thiết cho làn da và hỗ trợ gan đào thải độc tố hiệu quả hơn. 
  • Vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp không gian sống thường xuyên, tăng cường trồng cây xanh xung quanh nhà để làm mát không khí. Kết hợp sử dụng máy điều hòa độ ẩm không khí để loại bỏ chất gây dị ứng. 
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, dành thời gian rèn luyện thể chất và tránh stress, căng thẳng trong công việc, cuộc sống để duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể, duy trì chức năng gan và tránh gây nóng trong người, phòng ngừa mề đay dị ứng. 

Nóng trong người nổi mề đay là hiện tượng khá phổ biến, dễ xảy ra do những thói quen sinh hoạt kém khoa học hàng ngày. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng nóng trong người cũng báo động rất nhiều hệ lụy về sức khỏe. Do đó, hãy chủ động thăm khám sớm và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách để lấy lại đời sống sinh hoạt như bình thường. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger