Nổi Mề Đay Có Được Nằm Quạt Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay có được nằm quạt không, có cần kiêng gió không là thắc mắc của không ít người bệnh. Nhất là khi thời tiết bước sang hè, nhiệt độ cao và nóng nực khó chịu. Cùng đi tìm lời giải đáp chính xác cho vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Nổi mề đay có được nằm quạt không?
Nổi mề đay có được nằm quạt không là thắc mắc của không ít người bệnh

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng từng ít nhất một lần trong đời mắc phải. Căn bệnh này có liên quan mật thiết đến 2 yếu tố là cơ địa di truyền và hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao bệnh nổi mề đay do dị ứng hoặc một số bệnh dị ứng khác thường không thể chữa khỏi tận gốc. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào các giải pháp cải thiện triệu chứng, chăm sóc tổn thương, phục hồi chức năng gan, thận phòng ngừa tái phát. 

Bệnh lý này đặc trưng bởi các triệu chứng ngoài da như nổi mẩn, mảng da đỏ, sưng gồ lên, bao quanh là các quầng sáng với nhiều kích thước khác nhau, có ranh giới rõ ràng với các vùng da bình thường. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy dữ dội, nhất là vào thời tiết nóng bức, ra nhiều mồ hôi hoặc da khô ráp do nhiệt độ xuống thấp. 

Bệnh mề đay không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được can thiệp điều trị và chăm sóc tích cực, bệnh có thể phát sinh biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng da, suy hô hấp, phù mạch ở cổ họng, lưỡi, phổi, sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong. Do đó, đừng chủ quan trong việc điều trị mề đay dù bệnh không có dấu hiệu nguy hiểm. 

Bị nổi mề đay có được nằm quạt không? 

Hầu hết người bệnh mề đay đều bị ngứa ngáy dữ dội, có cảm giác nóng rát, châm chích da rất khó chịu. Và họ thường có xu hướng muốn tiếp xúc với nhiệt lạnh để giảm ngứa, chẳng hạn như tắm nước lạnh hoặc ngồi trước quạt gió. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian thì đây là việc làm cần kiêng cữ, cụ thể phải kiêng gió, kiêng nước khi đang bị mề đay để tránh khiến cho bệnh bùng phát nặng hơn. 

Tuy nhiên, đây là quan niệm dân gian đã lỗi thời, tuy không sai nhưng cũng không hẳn đúng. Vì ngày xưa hoàn cảnh thiếu thốn, nhà cửa không kín, nhiều gió lùa, có chứa dị nguyên dị ứng và nguồn nước cũng không được sạch nên khi để chúng tiếp xúc với làn da đang nổi mề đay, chắc chắn sẽ càng khiến cho các triệu chứng mề đay bùng phát nghiêm trọng hơn. 

Ngoài ra, theo quan niệm trong Đông y, nổi mề đay là chứng bệnh phong hàn, khởi phát do nhiễm khí lạnh từ nước hoặc gió. Điều này càng làm tăng sự chắc chắn về quan niệm kiêng gió, kiêng nước khi bị mề đay. 

Tuy nhiên, theo y học hiện đại thì quan niệm này chưa được xác định rõ, bởi nguyên nhân chính xác gây bệnh cũng chưa được nghiên cứu chính xác. Nhưng theo các tài liệu khoa học, căn bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố dị ứng cơ địa, di truyền bẩm sinh và chính hệ miễn dịch của bệnh nhân. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố nguy cơ khởi phát mề đay như dị ứng thức ăn (hải sản, trứng, nhộng tằm, sữa, thịt bò…), dị ứng thuốc, dị ứng hóa chất, dị ứng phấn hoa, dị ứng với nọc độc côn trùng… 

Nổi mề đay có được nằm quạt không?
Người bệnh nổi mề đay có thể sử dụng quạt máy để giảm ngứa dị ứng mề đay, nhưng cần hạn chế không nên quá thường xuyên

Trong trường hợp bệnh nhân nổi mề đay do các tác nhân dị ứng vừa kể trên thì việc kiêng gió, kiêng lạnh là không cần thiết. Riêng với người bị mề đay do dị ứng thời tiết có thể kiêng gió trời, tức là hạn chế tiếp xúc với gió tự nhiên hoặc che chắn kỹ lưỡng trước khi ra ngoài. Còn với gió quạt máy thì không cần thiết, vì đây là nguồn gió nhân tạo, không độc hại. 

Ngược lại, bị nổi mề đay sử dụng quạt gió, nhất là trong thời tiết nóng bức khó chịu còn hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Vì gió quạt làm khô mồ hôi trên da, giảm thiểu kích ứng ngứa ngáy trên da, giảm tích tụ bã nhờn trong các lỗ chân lông. Ngoài ra, người bệnh mề đay cũng không cần thiết phải kiêng nước vì chỉ có tắm gội mới giúp cơ thể sạch sẽ, loại bỏ dị nguyên bám trên da làm khởi phát kích ứng. 

Tránh kiêng cữ quá mức vì vừa làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hằng ngày, vừa ảnh hưởng đến tình trạng bệnh cũng như thời gian điều trị. Tuy nhiên, cũng không nên ngồi trước quạt quá lâu vì khiến da mất độ ẩm, khô ráp khiến các triệu chứng mề đay nặng hơn. Tốt hơn hết, hãy đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Lời khuyên dành cho người bệnh nổi mề đay 

Ngoài kiêng cữ vừa phải, tránh tiếp xúc với gió trời tự nhiên và nhiệt độ lạnh quá mức, người bệnh nổi mề đay cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng, phòng ngừa tái phát bệnh.

Nổi mề đay có được nằm quạt không?
Không kiêng cữ quá mức, giữ vệ sinh thân thể mỗi ngày là cách tốt nhất để cải thiện triệu chứng nổi mề đay
  • Tránh cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da nổi mề đay dị ứng. Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng kem chống nắng kỹ lưỡng; 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chiết xuất tự nhiên, organic 100% để giảm thiểu kích ứng; 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, tránh những bộ quần áo quá chật, cọ xát vào da và gây bí bách; 
  • Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm ngay để cấp ẩm cho da, duy trì độ mềm mại, tránh khô ráp khiến triệu chứng dị ứng càng tăng nặng;
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, dù là thuốc bôi hay thuốc uống;
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất từ những loại thực phẩm lành mạnh, thanh mát, giàu vitamin khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, hạt, gia vị chứa chất kháng sinh như tỏi, gừng, hành tây, nghệ… Và uống nhiều nước vì nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của làn da. 
  • Kiêng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho làn da như hải sản, đậu phộng, nhộng tằm, sữa, trứng, thịt bò…, món ăn nhiều dầu mỡ, đậm gia vị, cay nóng, chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có gas… Càng dung nạp những loại thực phẩm nhiều càng khiến phản ứng dị ứng bùng phát nặng hơn; 
  • Rèn luyện thể chất điều độ mỗi ngày, vừa sức và đúng cách. Đồng thời xây dựng thời gian biểu sinh hoạt khoa học bao gồm giấc ngủ đủ, không làm việc quá sức, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái, tích cực… Đây đều là những yếu tố giúp hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể khỏe mạnh, tăng cường rào bảo vệ tự nhiên, chống lại mọi tác nhân gây bệnh từ môi trường; 

Trên đây là những thông tin tổng quát về căn bệnh nổi mề đay và những kiêng cữ không đúng về bệnh, trong đó có kiêng gió quạt máy. Hy vọng những kiến thức này đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời chính xác về thắc mắc bấy lâu nay. Đồng thời, mong rằng bạn có những giải pháp tích cực và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe làn da, tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger