Người suy thận nên ăn rau gì? Không nên ăn rau gì thì tốt?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Cần hiểu rõ người suy thận nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì để duy trì chế độ ăn uống phù hợp. Nhiều loại rau có thể mang đến lợi ích trong việc kiểm soát bệnh thận và cải thiện các triệu chứng. Trong khi một số khác có khả năng làm tăng lượng chất thải và khiến thận tổn thương thêm.

Người suy thận nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì
Tìm hiểu người suy thận nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì để kiểm soát bệnh, ngăn tổn thương thêm

Người suy thận nên ăn rau gì tốt nhất?

Chế độ ăn uống rất quan trong đối với bệnh nhân bị suy thận. Một quả thận tốt có thể giúp đào thải nhanh lượng nước dư thừa và cặn bã trong máu, điều chỉnh huyết áp. Tuy nhiên khi bị suy giảm chức năng, quá trình lọc máu không diễn ra đầy đủ. Từ đó gây tích tụ chất thải và làm dư thừa một số khoáng chất như phốt pho, natri và kali.

Trong quá trình điều trị suy thận, chế độ ăn uống phù hợp có thể giảm bớt lượng chất thải tích tụ, kiểm soát đường huyết và ngăn huyết áp cao. Từ đó giảm áp lực lên thận và tránh tổn thương thêm.

Rau là nhóm thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng, được khuyên dùng trong điều trị suy thận. Tuy nhiên không phải tất cả các loại rau đều phù hợp. Vậy người suy thận nên ăn rau gì? Dưới đây là những loại tốt nhất:

1. Bắp cải

Bắp cải là một trong những loại rau tốt nhất cho người bị suy thận. Bởi loại rau này có chứa những hợp chất chống oxy hóa mạnh, chất xơ không hòa tan. Thường xuyên thêm bắp cải vào chế độ ăn uống có thể giúp ngăn tổn thương thận tiến triển, tránh những tác động xấu của gốc tự do. Đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa, giảm huyết áp và giảm cholesterol.

Bắp cải giàu vitamin K, vitamin C, folate và magiê. Các nghiên cứu cho thấy mức vitamin K và C thấp có thể tăng tốc độ tổn thương thận. Ngoài ra vitamin C giúp chống lại mệt mỏi, chống viêm và nâng cao sức đề kháng. Điều này làm giảm một số biểu hiện thường gặp của bệnh suy thận.

Bắp cải
Bắp cải chứa các thành phần giúp ngăn tổn thương thận tiến triển, giảm cholesterol và huyết áp

Một số lợi ích khác từ bắp cải:

  • Chống ung thư
  • Cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch
  • Cải thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch

Đặc biệt hàm lượng kali, phốt pho và natri trong bắp cải rất thấp. Do đó người bệnh có thể yên tâm sử dụng.

2. Súp lơ

Súp lơ chỉ chứa 9mg natri, 20mg phốt pho, 88mg kali, không làm ảnh hưởng đến chức năng thận khi tiêu thụ. Hơn nữa loại rau này chứa nhiều vitamin C. Đây là một thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch ở bệnh nhân bị suy thận.

Ngoài ra súp lơ còn là nguồn bổ sung vitamin, chất xơ, folate, glucosinolate, indol và thiocyanat dồi dào. Nhờ đó, thường xuyên thêm súp lơ vào chế độ ăn uống có thể giúp chống viêm, giảm cholesterol, thúc đẩy gan trung hòa những chất độc hại. Điều này giúp ngăn tổn thương thận thêm nghiêm trọng.

3. Củ cải trắng

Nếu chưa biết người suy thận nên ăn rau gì tốt nhất, hãy thêm củ cải vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy, củ cải trắng chứa ít kali và phốt pho, không làm ảnh hưởng đến thận khi tiêu thụ.

Mặt khác, loại củ này chứa rất nhiều vitamin B, vitamin C và một số loại khoáng chất cần thiết. Xào hoặc nấu canh củ cải có thể giúp cải thiện thận tổn thương, giảm một số triệu chứng như mệt mỏi… Đồng thời giúp ngăn những tổn thương ở thận thêm nghiêm trọng.

Củ cải trắng
Củ cải trắng giàu vitamin B và C giúp phục hồi cơ thể, ngăn những tổn thương thận thêm nghiêm trọng

4. Tỏi

Không nên bỏ qua tỏi trong chế độ ăn uống của bệnh nhân bị suy thận. Nó có thể được dùng thay thế muối để cắt giảm lượng natri tiêu thụ. Trong mỗi 3 tép tỏi khoảng 9g chỉ chứa 14mg photpho,36mg kali và 1,5mg natri. Khi dùng có thể hạn chế tình trạng dư thừa chất thải khiến thận tổn thương.

Mặt khác tỏi chứa những hoạt chất có đặc tính chống viêm mạnh. Việc thêm tỏi vào bữa ăn mỗi ngày có thể điều trị một số tình trạng viêm, phòng ngừa nhiễm trùng khiến bệnh suy thận tiến triển nặng.

Ngoài ra tỏi có tác dụng chống mệt mỏi, giảm triệu chứng của suy thận nhờ chứa nhiều mangan, vitamin C và vitamin B6. Đặc biệt bổ sung đủ mangan có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, tăng lượng máu lưu thông.

5. Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ có thể giúp người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống cho người suy thận, mang đến nhiều lợi ích và giảm tích tụ các chất thải. 1 quả ớt chuông khoảng 74 gram chỉ chứa 9mg photpho, 156mg kali và 3mg natri.

Mặt khác ớt chuông đỏ là một loại thực phẩm rất giàu vitamin A và C. Khi tiêu thụ, loại ớt này góp phần đáp ứng nhu cầu về vitamin của cơ thể. Từ đó cải thiện sức khỏe và sức đề kháng, phòng ngừa một số tình trạng viêm, chống nhiễm trùng và giảm mệt mỏi.

Ngoài ra hàm lượng vitamin A và C trong ớt chuông đỏ có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Việc bổ sung mỗi ngày có thể ngăn tổn thương, bảo vệ các tế bào và chức năng cơ quan (trong đó có thận).

Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ giàu vitamin A và C giúp chống viêm, bảo vệ các tế bào và chức năng của thận

6. Nấm Shiitake

Nấm Shiitake thường được khuyên dùng để bổ sung đủ hàm lượng protein từ thực vật. Từ đó duy trì sức khỏe tổng thể, tránh tổn thương thận thêm nghiêm trọng. Ngoài ra hàm lượng protein trong nấm Shiitake rất dễ phân giải. Điều này giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Người suy thận không nên ăn rau gì?

Mặc dù là nguồn thực phẩm lành mạnh nhưng không phải tất cả loại rau đều tốt cho người suy thận. Vậy người suy thận không nên ăn rau gì? Dưới đây là những loại rau không nên thêm vào chế độ ăn uống:

1. Rau bina

Không nên ăn rau bina (rau chân vịt) thường xuyên bởi loại rau này không tốt cho bệnh nhân bị suy thận. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng cao putin và axit oxalic trong rau bina có khả năng ức chế hoạt động của hệ bài tiết, giảm chức năng thận. Từ đó gây sỏi thận, làm tăng các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh suy thận.

Mặt khác rau bina là một loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất khác nhau, trong đó có kali. Đặc biệt rau bina nấu chín sẽ có hàm lượng kali cao hơn nhiều so với rau bina sống.

Rau bina
Rau bina chứa nhiều putin và axit oxalic gây ức chế hoạt động của hệ bài tiết, tăng mức độ suy thận

2. Củ cải đường

Tương tự như rau bina, củ cải đường chứa nhiều thành phần và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hàm lượng kali cao trong loại củ này có thể tăng chất thải tích tụ, thận tổn thương và suy giảm chức năng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra củ cải đường cũng chứa nhiều oxalat. Ở những người có cơ thể nhạy cảm, chất này có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Từ đó làm giảm chức năng thận và tăng số lượng mô thận bị tổn thương.

3. Cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe tổng thể và làn da. Tuy nhiên loại rau quả này cũng chứa hàm lượng cao kali, không phù hợp với bệnh nhân bị suy thận.

Các nghiên cứu cho thấy 1 cốc nước sốt cà chua chứa 900mg kali. Thường xuyên tiêu thụ có thể làm tăng hàm lượng kali dư thừa trong máu. Điều này làm tăng mức độ tổn thương, giảm chức năng của thận và gây ra những biến chứng tim mạch.

Cà chua
Cà chua chứa hàm lượng cao kali, gây dư thừa kali trong máu và tăng mức độ suy thận khi tiêu thụ

4. Rau cải xoăn

Rau cải xoăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên loại rau này không nên được thêm vào chế độ ăn kiêng của bệnh nhân bị suy thận.

Một số nghiên cứu cho thấy rau cải xoăn chứa hàm lượng cao axit oxalic. Khi được tiêu thụ, axit oxalic gây ra những rối loạn lọc tại cầu thận hoặc ức chế hoạt động của hệ bài tiết. Đồng thời tăng nguy cơ sỏi thận và giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết.

5. Rau dền

Rau dền chứa đạm thực vật và nhiều loại khoáng chất. Trong đó hàm lượng chất sắt trong loại rau này có khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu. Các thành phần khác giúp giảm viêm, giảm mức cholesterol, kiểm soát đường huyết, ngăn ung thư và giảm nguy cơ loãng xương.

Tuy nhiên rau dền không được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị suy thận. Bởi loại rau này chứa hàm lượng cao axit oxalic. Khi dùng sẽ cản trở quá trình bài tiết chất thải của thận, tăng nguy cơ sỏi thận và khiến thận tổn thương nghiêm trọng hơn.

Rau dền
Rau dền chứa axit oxalic làm tăng nguy cơ sỏi thận, giảm bài tiết chất thải của thận

6. Rau cần tây

Do chứa một hàm lượng cao chất bảo vệ thực vật nên việc thường xuyên ăn rau cần tây có thể gây ra những rối loạn hormone và chức năng lọc của thận. Điều này làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý về tuyến giáp, giảm chức năng điều hòa cơ thể của thận.

7. Rau mồng tơi

Hàm lượng axit oxalic cao trong rau mồng tơi gây ra những rối loạn lọc tại cầu thận, giảm chức năng thận và tăng nguy cơ sỏi thận. Từ đó tăng mức độ tổn thương và làm nặng hơn bệnh suy thận.

Ngoài ra việc thường xuyên tiêu thụ hàm lượng axit oxalic trong rau mồng tơi còn gây ra những rối loạn khi hấp thu khoáng chất (cụ thể như kẽm và canxi). Điều này làm tăng biến chứng ở xương.

Bên cạnh axit oxalic, purin cũng được tim thấy nhiều trong rau mồng tơi. Chất này làm tăng nồng độ axit uric trong máu ở bệnh nhân suy thận. Từ đó tăng nguy cơ viêm khớp và sỏi thận.

Rau mồng tơi
Rau mồng tơi chứa nhiều thành phần không tốt cho thận tổn thương như axit oxalic và purin

Những loại rau trên đây có thể giúp giải đáp người suy thận nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì thì tốt. Nhìn chung rau là một nguồn dinh dưỡng dồi dào và thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên một số loại có thể khiến thận tổn thương thêm. Do đó bệnh nhân cần thận trọng và có chế độ ăn uống phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger