Mẹ Bị Nổi Mề Đay Có Nên Cho Con Bú? Bác Sĩ Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ sau sinh. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này. 

Vì sao phụ nữ sau sinh dễ bị mề đay? 

Nổi mề đay sau sinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng bị tác động tiêu cực do nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng. Nổi mề đay có tỷ lệ mắc cao, nhất là ở những người có cơ địa dị ứng và hệ miễn dịch yếu kém. Trong đó, phụ nữ sau sinh là đối tượng có nguy cơ nổi mề đay cao do hội tụ đủ các yếu tố này. Thường là trong khoảng 1 – 3 tháng đầu tiên sau sinh, đặc biệt là ở những chị em sinh mổ. 

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh

Tương tự như những đối tượng khác, phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay có nhiều triệu chứng khác nhau, cụ thể với 2 cấp độ cấp tính và mãn tính. Trong đó, mề đay cấp tính thường bộc phát triệu chứng đột ngột và kéo dài dưới 6 tuần sẽ biến mất, còn mề đay mãn tính là tình trạng triệu chứng mề đay tái đi tái lại nhiều lần, dai dẳng và chia làm nhiều đợt. 

Một số triệu chứng mề đay đặc trưng ở phụ nữ mang thai thường là:

  • Da nổi nốt đỏ, sần thành tửng mảng, xuất hiện ở các vùng da như chân, tay, cổ, bụng, mặt…; 
  • Sưng phù da, kèm theo sưng phù mí mắt, sưng môi, sưng cơ quan sinh dục trong trường hợp nặng; 
  • Các triệu chứng thường bùng phát nặng hơn về đêm và gây khó chịu cho mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh do mất ngủ, suy nhược…; 

Ngoài yếu tố hệ miễn dịch yếu kém do rối loạn nội tiết tố sau sinh, còn nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh khác như: chế độ ăn uống thiếu chất, ăn các loại thực phẩm dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, dị ứng thời tiết, môi trường chứa dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật… 

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn (Giám đốc Chuyên môn Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường) cho biết, bị nổi mề đay sau sinh là căn bệnh da liễu đơn thuần, xảy ra do liên quan đến hệ miễn dịch và không phải bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, không có nghiên cứu nào cho thấy các triệu chứng mề đay có thể lây lan thông qua đường sữa mẹ, tức lây từ mẹ sang con trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, mẹ hoàn toàn cho con bú sữa bình thường khi đang bị nổi mề đay.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay vẫn có thể cho con bú bình thường nếu nguồn sữa không bị ảnh hưởng

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng như vậy, vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ mẹ sau sinh không nên cho con bú sữa như:

  • Mẹ bị nổi mề đay nghiêm trọng và bắt buộc phải sử dụng thuốc Tây để kiểm soát tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng; 
  • Mẹ bị nổi mề đay do dị ứng thuốc hoặc dị ứng thức ăn. Lúc này, hãy thực hiện những cách loại bỏ dị nguyên ra khỏi cơ thể hoặc đợi cho cơ thể tự hấp thu và đào thải chúng hết ra ngoài mới suy nghĩ đến việc cho con bú; 
  • Mẹ bị nổi mề đay do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm mốc, ký sinh trùng tốt nhất không nên cho con bú. Vì những tác nhân này có thể nằm trong sữa mẹ và truyền vào cơ thể trẻ hoặc lây trực tiếp thông qua tiếp xúc gần. 

Đây là những khuyến cáo cơ bản về việc phụ nữ sau sinh có nên cho con bú hay không. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, sau khi thăm khám với bác sĩ mới có thể xác định được có nên cho con bú hay không. Do đó, tốt nhất mẹ sau sinh nên chủ động tìm đến các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng về vấn đề này. 

Hướng dẫn một số biện pháp cải thiện mề đay sau sinh hiệu quả, an toàn

Đang bị dị ứng nổi mề đay, mẹ bầu nên làm gì để cải thiện và cho con bú một cách an toàn nhất? Dưới đây là một số mẹo hiệu quả mẹ nên áp dụng ngay:

1. Bôi kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm chứa các dưỡng chất cần thiết cho làn da, đặc biệt là vitamin B5 giúp cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc vùng da bị nổi mề đay. Đồng thời, xoa dịu kích ứng, giảm ngứa ngáy khó chịu, hỗ trợ mẹ cho con bú trơn tru, không bị gián đoạn vì ngứa mề đay. Mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm từ 3 – 4 lần/ ngày, sau khi tắm, trước khi đi ngủ hoặc bất kỳ khi nào bùng phát cảm giác ngứa ngáy.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da mề đay giúp cấp ẩm, giảm khô ráp và làm lành các tổn thương trên da

2. Chườm lạnh lên da

Cảm giác ngứa ngáy ngoài da hoàn toàn không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, vì ngứa ngáy quá mức sẽ khiến mẹ không thể tập trung để cho con bú sữa được. Do đó, trước khi cho con bú, mẹ hãy thực hiện biện pháp chườm lạnh để xoa dịu cơn ngứa ngáy nhanh chóng. Nhiệt lạnh của đá hoặc nước lạnh giúp làm co mạch, ức chế khả năng cảm thụ cơn ngứa ngáy của hệ thần kinh. Từ đó giúp mẹ thoải mái và dễ chịu hơn khi đang bị nổi mề đay. 

Cách thực hiện

  • Sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc bọc đá vào khăn để chườm lên vùng da mề đay. 
  • Xoa túi chườm theo hình tròn để tăng hiệu quả; 
  • Chườm tối đa khoảng 15 phút và tránh chườm lên vùng da mề đay có vết thương hở; 

3. Tận dụng các loại dược liệu tự nhiên

Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa mề đay hiệu quả bằng dược liệu tự nhiên. Đặc tính của dược liệu là vừa có khả năng chữa bệnh, cải thiện triệu chứng vừa an toàn, lành tính với cơ thể người dùng, đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ. 

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Uống trà thảo dược từ trà xanh, rau má, lá đinh lăng… để cải thiện triệu chứng mề đay an toàn

Một số cách sử dụng dược liệu trị mề đay hiệu quả như:

  • Tắm nước lá trà xanh: Lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên cho cơ thể. Không những vậy, tinh chất trong lá trà xanh còn giúp cung cấp các dưỡng chất dưỡng ẩm, tăng cường hàng rào bảo vệ làn da khỏe mạnh. Đẩy lùi các triệu chứng mề đay khó chịu như ngứa ngáy, sưng phù. Mẹ chỉ cần tắm nước là trà xanh từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt kết tốt nhất. 
  • Uống nước lá đinh lăng: Lá đinh lăng là vị thuốc quý trong YHCT, có vị ngọt và tính mát. Loại lá này có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn và kiểm soát các triệu chứng mề đay dị ứng từ bên trong cơ thể lẫn bên ngoài da. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh uống nước lá đinh lăng còn là mẹo dân gian giúp gọi sữa về nhiều hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ sắc lá đinh lăng kỹ với 2 lần nước, hòa chung với nhau và chia làm nhiều phần nhỏ uống hết trong ngày. 
  • Uống nước rau má: Rau má được biết đến với khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, phù hợp với những chị em bị nổi mề đay do nóng gan, nóng trong người. Đặc biệt, mẹ sau sinh uống nước rau má còn rất lành tính cho cơ thể, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Xay lá rau má tươi với nước, lọc lấy nước cốt, pha thêm một ít đường hoặc sữa đặc để tạo vị ngọt dễ uống. 
  • Xông hơi nước thảo dược: Để cải thiện các triệu chứng mề đay ngoài da, mẹ có thể nấu một nồi nước xông với các loại dược liệu như lá bưởi, lá sả, lá tía tô, kinh giới, lá ổi… để xông hơi. Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ tuần, liên tục trong vòng 1 tuần sẽ giúp cải thiện triệu chứng mề đay nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. 

4. Dùng thuốc Tây (nếu cần thiết)

Đối với những trường hợp bị mề đay dị ứng khá nặng, nhiều tổn thương ngoài da và bắt buộc phải sử dụng thuốc, tốt nhất là nên dùng các loại thuốc bôi chứa Menthol hoặc hoạt chất kháng histamin… Sử dụng với liều dùng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ và tránh lạm dụng quá mức để giảm thiểu tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Tây trị mề đay ở phụ nữ sau sinh như khiến cơ thể mệt mỏi, tăng kích ứng ngứa ngáy trên da, thậm chí có thể gây mất sữa. Do đó, mẹ cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý mua thuốc bên ngoài để sử dụng, phòng ngừa tác dụng phụ cũng như các biến chứng nguy hiểm. 

5. Chữa mề đay sau sinh bằng Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Dù thuốc Tây chữa mề đay sau sinh hiệu quả nhưng rất dễ gây tác dụng phụ, đặc biệt không tốt cho nguồn sữa mẹ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé. Vì vậy, mẹ sau sinh có thể cân nhắc sử dụng Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh để chữa bệnh hiệu quả, an toàn. Đây là một trong những bài thuốc Đông y được đánh giá cao vì có lịch sử tồn tại hơn 150 năm, tính đến thời điểm hiện tại đã trải qua 5 đời thừa kế. Đến nay, bài thuốc này đã chữa thành công bệnh mề đay cho hơn 150.000++ bệnh nhân. 

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được điều chế dựa theo các cơ chế lý luận chuẩn của YHCT, kết hợp với công thức bí truyền của dòng tộc, bài thuốc này đem lại kết quả điều trị rõ rệt chỉ sau 1 – 2 liệu trình. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh, bài thuốc này không chỉ đẩy lùi các triệu chứng bệnh mề đay mà còn hỗ trợ dưỡng tâm, an thần, giảm stress, giúp da dẻ hồng hào và cải thiện chất lượng nguồn sữa mẹ hiệu quả. 

Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn (Giám đốc Chuyên môn của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Truyền nhân đời thứ 5 của Nhà thuốc) cho biết, phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng phù hợp sử dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh. Có khả năng chữa khỏi dứt điểm mề đay mẩn ngứa khả năng tác động tận gốc vào căn nguyên gây bệnh. Bài thuốc này là sự kết hợp giữa 3 phương thuốc nhỏ gồm:

  • Bài thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa
  • Bài thuốc bổ thận, giải độc
  • Bài thuốc bổ gan, dưỡng huyết
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Theo Lương y Tuấn chứng mề đay sau sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc này sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên được ươm trồng trực tiếp tại các vườn dược liệu lớn của Nhà thuốc. Đảm bảo chứa hàm lượng dược chất cao, lành tính và an toàn cho người dùng, đặc biệt phù hợp với phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Ngoài ra, đối với chị em phụ nữ sau sinh không có nhiều thời gian để sắc thuốc, Nhà thuốc có hỗ trợ sắc thuốc thành dạng cao lỏng, chỉ cần pha nước ấm để uống tiện lợi và dễ dàng mang theo bất cứ đâu. 

Tóm lại, chỉ cần mẹ sau sinh kiên trì theo thuốc, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn. Điểm qua các ưu điểm nổi bật của bài thuốc này như khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm mề đay mẩn ngứa, phục hồi chức năng gan, thận, bồi dưỡng khí huyết và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, ngăn ngừa tái phát. 

Để được thăm khám, tư vấn chữa mề đay bằng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp địa chỉ sau:

  • Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, P.Liễu Giai, Ba Đình | Hotline/Zalo: 02462536649 – 0963302349.
  • Tp Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Quận Bình Thạnh | Hotline/Zalo: 02838991677 – 0938449768.

Lưu ý về cách chăm sóc phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay

Bên cạnh các biện pháp điều trị và chăm sóc trên, phụ nữ sau sinh cũng nên lưu ý một vấn đề sau để sớm thoát khỏi các triệu chứng mề đay:

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Tắm rửa hàng ngày, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để các triệu chứng mề đay sau sinh sớm phục hồi
  • Ăn uống đủ chất, ưu tiên những loại thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe làn da, tăng sức đề kháng và thúc đẩy cơ chế tự phục hồi tổn thương ngoài da và lợi sữa như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc… 
  • Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, ngoài nước lọc mẹ cũng có thể xen kẽ sử dụng sữa, nước ép trái cây, các loại súp, canh hầm…. 
  • Tránh ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá mặn để hạn chế sự bùng phát của các triệu chứng mề đay. 
  • Chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng, che chắn cẩn thận khi ra ngoài nếu dị ứng thời tiết hoặc kiêng gió. 
  • Chọn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt để giảm thiểu nguy cơ dị ứng nặng. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày, sử dụng các loại kem bôi lành tính, chiết xuất từ organic để tránh gây kích ứng ngoài da. 

Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp quý bạn đọc đã có câu trả lời chính xác về vấn đề “Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những giải pháp cụ thể giúp đẩy lùi triệu chứng mề đay an toàn và hiệu quả khi bị nổi mề đay. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi diễn tiến của bệnh và thăm khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger