Mất Ngủ Tim Đập Nhanh Là Bệnh Gì? Triệu Chứng Và Cách Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ tim đập nhanh là tình trạng vừa mất ngủ vừa bị rối loạn nhịp tim vào ban đêm. Thường là do bị ảnh hưởng từ các yếu tố như căng thẳng thần kinh, rối loạn tâm lý, tác dụng phụ của thuốc,… Hiện tượng này nếu không được cải thiện sẽ khiến bạn rơi vào vòng lặp mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm sinh lý và chất lượng công việc, cuộc sống. 

Mất ngủ tim đập nhanh
Mất ngủ tim đập nhanh là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời

Mất ngủ tim đập nhanh là hiện tượng gì? 

Giấc ngủ và tim mạch có mối liên hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau và khi một trong hai yếu tố này bị gián đoạn đều sẽ ảnh hưởng đến yếu tố còn lại. Một kết quả nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ sẽ kèm theo triệu chứng rối loạn nhịp tim. 

Khi bị mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc khiến mọi cơ quan trong cơ thể đều bị rối loạn chức năng, trong đó có tim. Mất ngủ khiến não bộ thiếu oxy và dưỡng chất, giảm chức năng hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Từ đó gây ra cảm giác căng thẳng thần kinh, khiến tim đập nhanh hơn, dẫn đến tức ngực khó thở và càng khó ngủ hơn, thậm chí thức trắng đêm. 

Người bị mất ngủ tim đập nhanh thường có các biểu hiện như: 

  • Trằn trọc, khó ngủ, lúc tỉnh lúc mê, ngủ không sâu giấc, chập chờn, dễ giật mình và khó ngủ lại; 
  • Mệt mỏi cả đêm và cả ngày hôm sau, luôn trong trạng thái uể oải, không có sức sống; 
  • Khó thở, tức ngực, đánh trống ngực liên hồi, tay chân bủn rủn, vã mồ hôi, hạ đường huyết…; 
  • Giảm tập trung, giảm trí nhớ và khả năng tư duy; 

Khi gặp những triệu chứng này, chắc chắn bạn sẽ không thể có được một giấc ngủ ngon trọn vẹn. Vì vậy, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn các chỉ định điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây mất ngủ tim đập nhanh

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, tim đập nhanh, chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính gồm: 

Nguyên nhân sinh lý 

Thường xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, xuất hiện thường xuyên trong đời sống hàng ngày: 

1. Stress, căng thẳng

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, stress, căng thẳng thần kinh và những thay đổi về mặt cảm xúc hoặc những trạng thái như xúc động mạnh, gặp cảnh sợ hãi, cú sốc tâm lý… khiến não bộ bị tác động mạnh và gây mất ngủ kèm theo tăng nhịp tim đột ngột. 

Mất ngủ tim đập nhanh
Người thường xuyên phải đối mặt với stress sẽ rất khó có được giấc ngủ ngon

2. Lạm dụng chất kích thích

Nhịp sống xã hội ngày càng nhanh và hối hả khiến con người có xu hướng tìm đến những chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, thậm chí là thuốc lắc, ma túy… để giải tỏa căng thẳng. Các chất kích thích được lạm dụng thường là caffein, cocaine, nicotine… hoặc các chất trong thuốc an thần chống trầm cảm (như rohypnol, seduxen, imenoctal…). 

Việc lạm dụng các chất này trong thời gian dài gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là gây ra chứng mất ngủ, dù mệt rã rời, buồn ngủ nhưng không ngủ được. Không những vậy, các chất này còn ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, khiến tim đập nhanh hơn, rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp, khiến người bệnh có cảm giác hồi hộp, mệt mỏi, tay chân run rẩy, tức ngực, khó thở… 

3. Ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống hàng ngày gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và hệ tim mạch. Việc ăn uống vô độ, thường xuyên dung nạp các loại “thực phẩm rác”, không dinh dưỡng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất ngủ và tim đập nhanh vào ban đêm. 

Mất ngủ tim đập nhanh
Thức ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt có gas, đồ ăn đóng hộp là những loại thực phẩm khiến bạn mất ngủ tim đập nhanh

Có thể kể đến như: 

  • Các loại đồ ăn, thức uống nhiều đường: Khi dung nạp quá nhiều đường, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra nhiều chất adrenalin và insulin. Những chất này khiến nhịp tim cao hơn, tăng nhịp đập và gây ra cảm giác tức ngực, khó thở, đánh trống ngực liên hồi, kéo theo mất ngủ, ngủ không ngon. 
  • Các loại đồ ăn nhiều muối, chế biến quá mặn: Đồ ăn quá mặn làm tăng nguy cơ rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn. Không những vậy, người ăn nhiều muối còn khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc sạch máu, tăng tần suất tiểu tiện trong đêm, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ.
  • Các loại thực phẩm đóng hộp: Rau củ quả, thịt cá, súp hay thịt nguội đóng hộp tuy dễ ăn, tiện lợi nhưng lại chứa quá nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Chúng làm tăng huyết áp, giảm oxy đến tim và gây rối loạn nhịp tim, kích thích tim đập nhanh hơn và gây mất ngủ nếu ăn vào bữa tối. Ngoài ra, hàm lượng cao chất bảo quản trong thực phẩm đóng hộp cũng rất có hại cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch, chất lượng giấc ngủ nói riêng. 

4. Vận động thể chất quá sức 

Tập thể dục hoặc vận động thể chất quá sức, gần sát giờ đi ngủ khiến cơ thể ở trong trạng thái hưng phấn do thần kinh bị kích thích. Cộng với sự mệt mỏi quá mức sau khi tập khiến não bộ không sản sinh ra hormone melatonin gây ngủ. Lúc này, bạn sẽ vừa khó ngủ, ngủ chập chờn vừa bị tim đập nhanh, mệt mỏi, thở gấp… 

5. Tác dụng phụ của thuốc

Tình trạng mất ngủ tim đập nhanh cũng có thể là do ảnh hưởng tác dụng phụ của một số loại thuốc như:

  • Thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi có chứa hoạt chất pseudoephedrine, epinephrine hoặc phenylephrine;
  • Thuốc trị tuyến giáp, bệnh hen suyễn hoặc cảm lạnh; 

Nguyên nhân bệnh lý 

Tình trạng mất ngủ và tim đập nhanh diễn ra trong thời gian dài, ngày càng có xu hướng tăng nặng hơn rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Có thể kể đến như: 

1. Trầm cảm, rối loạn lo âu

Đây là 2 bệnh tâm lý gây mất ngủ tim đập nhanh phổ biến nhất. Những cảm xúc như sợ hãi, lo lắng, căng thẳng kích thích mạnh đến não bộ, làm tổn thương các mạch máu và tác động tiêu cực lên hệ tim mạch. Có không ít những trường hợp bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu khiến người bệnh mệt mỏi, đầu óc mơ màng, tay chân run rẩy, hít thở khó khăn, đánh trống ngực liên hồi và ngủ không ngon giấc.

Mất ngủ tim đập nhanh
Trầm cảm, lo âu khiến não bộ bị tác động tiêu cực, gây mất ngủ kéo dài kèm theo rối loạn nhịp tim

2. Huyết áp thấp 

Là tình trạng chỉ số huyết áp trong cơ thể thấp hơn mức bình thường và xảy ra do không có đủ lượng máu cung cấp để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Lúc này, bắt buộc tim phải tăng tần suất hoạt động để bơm máu đi khắp cơ thể. Việc hoạt động quá sức không ngừng nghỉ và liên tục ngày đêm khiến tim suy yếu, cơ thể mệt mỏi và gây mất ngủ trong trạng thái rối loạn nhịp tim. 

3. Đường huyết thấp

Những người thường xuyên bỏ ăn, ăn uống không khoa học hoặc tham gia thực hiện các hoạt động thể chất quá sức rất dễ bị hạ đường huyết. Đây là tình trạng nồng độ đường trong máu thấp dưới 3.9 mmol/l (< 70mg/dl) và gây thiếu hụt glucose.

Hậu quả là phát sinh hàng loạt các rối loạn trong cơ thể, trong đó có rối loạn giấc ngủ và rối loạn nhịp tim, gây ra tình trạng mất ngủ tim đập nhanh liên hồi. Kèm theo đó là một số triệu chứng như tay chân bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… 

4. Ảnh hưởng từ các bệnh lý tim mạch

Tình trạng mất ngủ và tim đập nhanh một cách bất thường và kéo dài là dấu hiệu cảnh báo sự suy yếu của “trái tim”, có nguy cơ mắc một số bệnh lý sau:

Mất ngủ tim đập nhanh
Các bệnh lý tim mạch khiến tim đập nhanh, mất ngủ như rối loạn tim mạch, rối loạn thần kinh tim, suy tim…
  • Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng rối loạn quá trình truyền tín hiệu điện và phát nhịp trong tim. Lúc này, tim mất khả năng kiểm soát tự chủ và tăng nhịp tim lên đến 200 – 300 nhịp/ phút. Các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất là rung nhĩ, tim nhanh xoang và nhịp nhanh thất. 
  • Rối loạn thần kinh kim: Đây là một trong những phần quan trọng của hệ thần kinh thực vật, giúp duy trì nhịp đập của tim. Nên khi hệ thống này bị rối loạn, người bệnh sẽ có cảm giác hồi hộp, khó thở và mất ngủ do tim đập nhanh liên hồi. 
  • Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cũng được xem là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến. Chỉ số huyết áp quá cao khiến cho cơ tim phải tăng sức mạnh trong việc co bóp mạnh để chống lại sức cản phá bên trong lòng mạch. Sau một thời gian, cơ tim dần bị thay đổi cấu trúc, dày lên và gây ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn xung điện trong tim, gây mất ngủ tim đập nhanh.
  • Nhồi máu cơ tim: Sau những cơn nhồi máu sẽ xuất hiện các vết sẹo trên cơ tim. Chúng có thể làm gián đoạn các dây truyền dẫn xung điện kiểm soát nhịp tim. Trường hợp người bệnh được cấp cứu kịp thời và sống sót qua cơn ngồi máu cơ tim sẽ có biểu hiện đánh trống ngực, tim đập nhanh, khó thở và khó ngủ. 
  • Một số bệnh khác: Bị hở van tim, động mạch vành, bệnh cơ tim phì đại… cũng có thể khiến mạch bất thường, tim đập nhanh hơn và mất ngủ kéo dài

5. Các bệnh khác

Ngoài các bệnh vừa kể trên, chứng mất ngủ và tim đập nhanh còn là dấu hiệu của một số bệnh lý thực thể khác như: 

  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh cường giáp
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
  • … 

Hiện tượng mất ngủ tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Mất ngủ là nguyên nhân khiến tim đập nhanh và ngược lại tim đập nhanh sẽ gây khó ngủ. Tình trạng này kéo dài không được cải thiện có thể là nguyên nhân gây ra hàng loạt các rối loạn về giấc ngủ mãn tính khiến cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng, giảm trí nhớ và sự tập trung, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập hàng ngày. 

Không những vậy, việc bỏ qua những triệu chứng như nhịp tim nhanh chậm không đều trong giờ ngủ, vã mồ hôi, tức ngực, khó thở… còn là dấu hiệu cảnh báo một số biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh như suy tim, đột quỵ… Do đó, khi bị mất ngủ tim đập nhanh tuyệt đối không nên chủ quan, lơ là. Tốt nhất nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để tìm cách cải thiện dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ. 

Biện pháp điều trị khắc phục chứng mất ngủ tim đập nhanh

Để điều trị chứng mất ngủ tim đập nhanh hiệu quả, mỗi trường hợp bệnh sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa sau khi đã được thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Nguyên tắc điều trị tình trạng này là cải thiện chất lượng giấc ngủ và ổn định nhịp tim càng nhanh càng tốt.

Dưới đây là một số cách điều trị được áp dụng phổ biến trong các phác đồ hiện đại. 

1. Thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng

Đối với những người bị mất ngủ và tim đập nhanh do mắc các bệnh tâm lý hoặc chỉ đơn thuần là stress, lo âu nên thực hiện những kỹ thuật thư giãn phù hợp. Chỉ cần tinh thần thoải mái, cả giấc ngủ và nhịp tim sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Mất ngủ tim đập nhanh
Thiền định giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon vào ban đêm
  • Khi có cảm giác hồi hộp đột ngột, hãy tập hít thở thật sâu và liên tục 5 lần, thực hiện trong vòng 1 – 2 giờ trước khi ngủ sẽ giúp tâm trạng được cải thiện hiệu quả hơn; 
  • Thiền định từ 15 – 20 phút trước khi đi ngủ để giải phóng năng lượng xấu, thư giãn tinh thần và ổn định nhịp tim; 
  • Chủ động chia sẻ tình trạng bệnh lý của mình với người thân, để được chia sẻ và thông cảm, tìm ra hướng xử lý giải quyết vấn đề khó khăn, gỡ bỏ khúc mắc tâm lý; 
  • Tạo cho mình những thói quen giải trí lành mạnh để thư giãn tốt hơn như nghe nhạc, xem phim, đi du lịch, chơi đùa với thú cưng, viết nhật ký để giải tỏa những điều tiêu cực trong cuộc sống;
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên mang công việc về nhà hoặc thức suốt đêm để làm việc; 

2. Bổ sung thực phẩm lành mạnh

Ăn uống khoa học và đủ chất là cách đơn giản, hiệu quả giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ổn định nhịp tim hiệu quả. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và cân bằng về hàm lượng. Trong đó, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu các vi khoáng chất ion như:

Mất ngủ tim đập nhanh
Ăn uống khoa học là một trong những cách đơn giản nhất giúp cải thiện giấc ngủ và ổn định nhịp tim
  • Nhóm thực phẩm giàu canxi như bột yến mạch, sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu hũ, hạnh nhân…;
  • Nhóm thực phẩm giàu kali như sữa, bánh mì, chuối, táo, cam…;
  • Nhóm thực phẩm giàu magie như các loại đậu, hạt, ngũ cốc…; 
  • Nhóm thực phẩm giàu natri như các chế phẩm từ sữa, thịt, cá, bánh mì…; 

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tránh xa các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như thức ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước uống có gas, cà phê, rượu bia, thuốc lá… 

3. Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống trong cơ thể con người. Thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, không có sức sống, mất cân bằng chất điện giải và gây ra mất ngủ, hồi hộp, tim đánh trống ngực liên hồi. Do đó, để cải thiện và phòng ngừa chứng mất ngủ tim đập nhanh cần phải bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Các chuyên gia khuyến khích bạn nên uống từ 1.5 – 2 lít nước/ ngày, tương đương với 5 – 7 ly nước. Ngoài nước lọc, có thể kết hợp thêm các loại nước ép trái cây, sữa hạt, nước thảo dược… để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể. 

4. Rèn luyện thể chất điều độ

Tập thể dục quá sức hoặc không vận động khiến cơ thể yếu ớt, tim làm việc nhiều dễ suy nhược và khiến tim đập nhanh, mất ngủ. Do đó, cách tốt nhất là tập luyện điều độ với tần suất phù hợp, tập nhẹ nhàng vừa sức, phù hợp với thể trạng sức khỏe của bạn. 

Hãy chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền, tập dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội. Đây là những môn vừa nhẹ nhàng vừa đem lại hiệu quả cao. Mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 20 – 30 phút để tập. Kiên trì trong thời gian dài giúp cải thiện rõ rệt chất lượng giấc ngủ, giảm dần tần suất tim đập nhanh và hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng rủi ro nguy hiểm như hình thành huyết khối, đột quỵ…

5. Sử dụng thảo dược tự nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều loại dược liệu, thảo dược tốt cho giấc ngủ và hệ tim mạch của bạn. Đồng thời cũng có rất đa dạng cách sử dụng tùy theo nhu cầu và sở thích của từng người. 

Mất ngủ tim đập nhanh
Tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có đặc tính an thần, kiểm soát huyết áp và ổn định nhịp tim

# Uống trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc có chứa dưỡng chất tự nhiên giúp an thần, xua tan mệt mỏi, hỗ trợ ổn định nhịp tim, nhất là vào ban đêm. Đồng thời, uống trà thường xuyên và đúng cách còn giúp bồi dưỡng cơ thể, chống lão hóa sớm và tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp. 

Một số loại trà được các chuyên gia khuyến khích sử dụng để cải thiện giấc ngủ, giảm tình trạng tim đập nhanh như:

  • Trà hoa cúc
  • Trà tâm sen
  • Trà bồ công anh
  • Trà khổ qua rừng
  • Trà cỏ ngọt
  • … 

# Tinh dầu dược liệu

Sử dụng các loại tinh dầu dược liệu tự nhiên cũng là mẹo xoa dịu thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ và ổn định nhịp tim hiệu quả. Bạn có thể dùng tinh dầu cho vào máy xông chuyên dụng để xông phòng vào ban đêm hoặc pha nước tắm hàng ngày cũng rất hiệu quả. Các loại tinh dầu nên dùng như:

  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Tinh dầu cây đàn hương
  • Tinh dầu khuynh diệp
  • Tinh dầu bạc hà
  • Tinh dầu sả
  • … 

# Ngâm chân nước thảo dược

Nước ấm kết hợp thảo dược tự nhiên để ngâm chân có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch, xoa dịu thần kinh, nhờ đó giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn vào ban đêm, không lo mộng mị hay gặp tình trạng tim đập nhanh và tỉnh giấc. Để tăng hiệu quả từ mẹo ngâm chân, bạn có thể kết hợp nước ấm với một số thảo dược như: 

  • Gừng tươi, sả
  • Hoa hồng
  • Hoa cúc
  • Lá lốt
  • Lá ngải cứu
  • Muối biển
  • … 

6. Dùng thuốc 

Điều trị mất ngủ bằng thuốc tân dược là phương pháp được nhiều người mong muốn áp dụng để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp bệnh nghiêm trọng và diễn tiến phức tạp, phát sinh rủi ro đe dọa sức khỏe, tính mạng mới được dùng thuốc. Việc dùng thuốc cần tuân theo các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và giảm thấp nhất các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Mất ngủ tim đập nhanh
Dùng thuốc trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao, giảm thiểu tác dụng phụ có hại cho sức khỏe

2 nhóm thuốc trị chứng mất ngủ tim đập nhanh được dùng phổ biến là: 

  • Thuốc trị mất ngủ: Có thể kể đến như nhóm thuốc barbital, nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng histamine H1, thuốc bình thần…
  • Thuốc chống rối loạn nhịp tim: Một số loại phổ biến như thuốc chống rối loạn nhịp tim (Cordarone), thuốc chẹn beta (Sectral), thuốc chẹn kênh canxi (Adalat), thuốc chống đông (Aspirin)… 

Ngoài thuốc Tây, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thực phẩm chức năng bồi dưỡng thần kinh và cải thiện sức khỏe tim mạch chiết xuất thành phần thảo dược phù hợp, an toàn. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng hay bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của chuyên gia để phòng ngừa những rủi ro khó lường. 

Mất ngủ tim đập nhanh là một trong những triệu chứng sức khỏe đáng lo ngại và tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm đối với tính mạng. Do đó, người bệnh không nên lơ là, chủ quan, thay vào đó nên chủ động thăm khám sớm tại bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger