Mất Ngủ Sau Tai Biến: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ sau tai biến xảy ra ở nhiều người. Nguyên nhân gây ra tình trạng này không chỉ đến từ các yếu tố bên trong mà còn do tác động từ bên ngoài. Xác định mức độ bệnh lý, yếu tố nguy cơ để có hướng can thiệp, khắc phục bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.

Mất ngủ sau tai biến là gì?

Tai biến là tên gọi của tình trạng cấp tính, có thể gây hại nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tai biến xảy ra thường do mạch máu não không được cung cấp đủ khiến cơ quan này bị thiếu hụt oxy, dinh dưỡng. Tế bào não dần chết đi, không được tái tạo khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch.

Mất ngủ sau tai biến là gì?
Tai biến là bệnh lý xuất hiện một cách đột ngột có thể đe dọa sự an toàn tính mạng của bạn

Trường hợp tai biến nặng bệnh nhân thậm chí có thể tử vong nhanh chóng mà chưa kịp cấp cứu. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân may mắn được cứu sống sau tai biến. Mặc dù cơ thể có nhiều khiếm khuyết sau cơn tai biến như tay chân co quắp, khó vận động, cầm nắm, trí nhớ kém,… Tuy nhiên người bệnh sẽ cải thiện tốt nếu được chăm sóc đúng cách, phù hợp.

Tiên lượng sống sau tai biến thấp hơn người khỏe mạnh bình thường, thế nhưng việc vượt qua được cơn nguy kịch đã là may mắn cho rất nhiều bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần được quan tâm, chăm sóc để giảm thiểu rủi ro gặp phải các biến chứng khác sau tai biến. 

Chẳng hạn tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc kéo dài. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Mất ngủ sau tai biến có thể xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả trong và ngoài cơ thể. Trường hợp kéo dài bệnh nhân có thể gặp nhiều rủi ro khác.

Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tìm cách khắc phục, điều trị sớm để bảo vệ an toàn sức khỏe. Mất ngủ sau tai biến nếu kéo dài sẽ là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, do đó bạn đọc nên thận trọng, tìm hiểu nguyên nhân và chủ động khắc phục sớm.

Dấu hiệu nhận biết mất ngủ sau tai biến

Nhận biết các biểu hiện mất ngủ không quá khó. Đặc biệt hiện tượng mất ngủ sau tai biến có thể phát hiện thông qua những triệu chứng dễ nhận định. Chẳng hạn như:

  • Cơn buồn ngủ thường xuất hiện vào buổi sáng, đêm đến cơ thể tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ không thẳng giấc, thường xuyên giật mình giữa đêm, khó ngủ trở lại như bình thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, có biểu hiện trí nhớ kém, không thể tập trung. Triệu chứng có thể bị nhầm lẫn là phản ứng phụ sau tai biến, cần được theo dõi và khắc phục.
  • Chóng mặt, đau đầu, thường choáng váng do ngủ không đủ giấc, sáng dậy thấy cơ thể mỏi mệt, đau nhức.

Cơ thể sẽ phản ánh rõ nét những bất thường khi giấc ngủ không chất lượng mỗi đêm. Bạn cần sớm nhận biết và chủ động khắc phục vấn đề đang gặp phải, bảo vệ an toàn sức khỏe. Đặc biệt cần chăm sóc tốt, cải thiện giấc ngủ để cơ thể sau tai biến có điều kiện phục hồi an toàn, hiệu quả.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến

Vậy, nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng mất ngủ sau tai biến? Cơ thể người bệnh sau trải qua cơn tai biến mạch máu não yếu và dễ bị ảnh hưởng khi gặp phải tác nhân gây hại. Ngoài ra, các rối loạn bên trong cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng mất ngủ. 

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên kiểm tra, xác định nguyên nhân gây mất ngủ để có hướng khắc phục hợp lý. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính, bạn đọc tham khảo:

Ảnh hưởng của thuốc điều trị

Người bệnh sau cơn tai biến được chỉ định sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài. Hoặc một số trường hợp cơ địa bệnh nhân nhạy cảm, dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc gây mê, gây tê trong lúc phẫu thuật cấp cứu tai biến.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến
Người bệnh sau tai biến bị mất ngủ thường xuyên do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc

Sau thời gian này, cơ thể có khả năng bị khó ngủ, mất ngủ bởi tác dụng phụ mà thuốc tân dược gây ra. Nếu bạn nhận thấy tình trạng mất ngủ kéo dài, cơ thể còn kèm theo các triệu chứng khó chịu khác nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.

Trường hợp tác dụng phụ của thuốc kéo dài, nặng nề hơn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ra, rủi ro tác dụng phụ kéo theo biến chứng cao, làm bệnh nhân đối diện với nhiều vấn đề khác, làm rút ngắn tiên lượng sống, thậm chí là đe dọa an toàn tính mạng.

Do tuổi tác cao

Người bị tai biến thường nằm ở độ tuổi trung niên đến cao tuổi, sức khỏe kém, cơ thể lão hóa tự nhiên. Chính vì thế, trường hơp may mắn vượt qua giai đoạn nguy kịch cũng là thời gian mà người bệnh trải qua nhiều vấn đề sức khỏe khác. Người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Tuy nhiên, do người lớn tuổi có cơ địa yếu hơn người trẻ nên sau tai biến có thể bị mất ngủ kéo dài. Kết hợp với tác dụng phụ của thuốc càng làm tình trạng khó ngủ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn đọc cần đưa người thân đến gặp bác sĩ nếu hiện tượng mất ngủ diễn ra thường xuyên để được hỗ trợ khắc phục.

Di chứng tai biến 

Người bệnh còn gặp phải tình trạng mất ngủ bởi ảnh hưởng từ những di chứng sau tai biến. Cụ thể, bệnh nhân được cấp cứu qua cơn nguy kịch tuy nhiên cơ thể trở nên yếu hơn, tay chân, cơ bắp khó cử động như bình thường. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau nhức về đêm.

Đây là nguyên nhân khiến họ khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Nhiều trường hợp mệt mỏi, đau nhức cơ thể kéo dài sau tai biến làm bệnh nhân rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài hàng đêm liền. Cần thông báo với bác sĩ về biểu hiện này để được khắc phục, điều chỉnh bằng giải pháp phù hợp.

Căng thẳng, lo âu quá mức

Người bệnh sau tai biến có sức khỏe yếu. Ngoài ra, họ còn có tâm lý sợ hãi khi đã trải qua giai đoạn nguy kịch, do đó họ thường có tâm lý lo lắng, căng thẳng sợ đối diện với những vấn đề sức khỏe tương tự. Điều này là nguyên nhân khiến cơ thể bệnh nhân ngày càng suy nhược, tăng khả năng mất ngủ sau tai biến.

Ngoài ra, việc căng thẳng và lo lắng quá mức trong thời gian dài còn làm cơ thể mệt mỏi, dễ nổi giận và cáu gắt với người xung quanh. Các biểu hiện bất thường ở tâm trạng, suy nghĩ khiến các triệu chứng bất thường có điều kiện trở nên nghiêm trọng hơn.

Cơ thể thiếu chất

Ngoài những vấn đề kể trên, người bệnh sau điều trị tai biến bị khó ngủ có thể là do cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Theo đó, các chuyên gia cảnh báo tình trạng thiếu chất khiến người bệnh suy nhược, có tốc độ phục hồi kém và dễ gặp phải các biến chứng.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến
Cơ thể thiếu chất là nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến

Cụ thể, đối với trường hợp mất ngủ có thể xảy ra do cơ thể bị thiếu vitamin, khoáng chất, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu,… Không chỉ khiến bệnh nhân gặp vấn đề giấc ngủ. Tình trạng cơ thể thiếu hụt dưỡng chất còn phát sinh những biến chứng khác, do đó bạn đọc cần thận trọng.

Các nguyên nhân khác

Còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mất ngủ sau tai biến. Có thể kể đến như:

  • Người bệnh nằm một chỗ trong thời gian dài, không vận động khiến máu huyết lưu thông kém làm não bộ chịu áp lực dẫn đến mất ngủ.
  • Người bệnh sau tai biến tiếp tục lạm dụng đồ uống chứa cồn, rượu bia, thuốc lá,… dẫn đến tình trạng sức khỏe ngày càng suy nhước.
  • Ăn no sau đó ngủ ngay khiến hệ tiêu hóa hoạt động liên tục trong lúc ngủ, đây là nguyên nhân khiến người bệnh bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Không gian phòng ngủ không thoải mái, thiếu oxy, nhiều bụi bẩn, tiếng ồn khó chịu.
  • Chỗ nằm không êm ái, bị ẩm ướt, gối nằm kê quá cao hoặc quá thấp,… các yếu tố bên ngoài cơ thể khiến người bệnh thường xuyên khó ngủ.

Việc xác định nguyên do vì sao người bệnh lại gặp phải tình trạng mất ngủ là điều cần thiết để bạn đưa ra các giải pháp khắc phục sớm. Trường hợp không kiểm soát tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, do đó bạn nên thận trọng.

Mất ngủ sau tai biến nguy hiểm như thế nào?

Bạn không nên chủ quan với chứng mất ngủ. Mặc dù không gây ra tổn thương thực thể như tai nạn, té ngã hoặc các chấn thương cơ học, thế nhưng tình trạng mất ngủ có mức độ nguy hiểm cao cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Mất ngủ sau tai biến nguy hiểm như thế nào?
Người bệnh bị mất ngủ kéo dài có thể khiến tình trạng sức khỏe ngày càng suy nhược nguy hiểm

Đặc biệt nếu vấn đề này xuất hiện ở những đối tượng đang có cơ thể suy nhược có khả năng phát sinh nhiều biến chứng. Mất ngủ sau tai biến nếu kéo dài không được khắc phục không chỉ ảnh hưởng sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực lên đời sống tinh thần của bệnh nhân. Cụ thể:

  • Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể bệnh nhân suy nhược, quá trình phục hồi sau tai biến kém hiệu quả, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều di chứng hơn.
  • Bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường khi giấc ngủ không được đảm bảo. Trường hợp nặng, mất ngủ kéo dài gây tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh, não bộ, hệ tim mạch,… đe dọa sự an toàn tính mạng của bệnh nhân.
  • Ngoài các tác động lên sức khỏe thể chất, bệnh nhân sau tai biến mất ngủ thường xuyên còn bị ảnh hưởng về mặt tinh thần. Đầu óc không minh mẫn, dễ lo lắng, stress, rối loạn lo âu,… và nhiều vấn đề khác. Biến chứng nặng nặng hơn còn khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn, dễ gây tổn thương cho cơ thể, làm sức khỏe ngày càng tụt dốc.

Đây là những rủi ro có thể xảy ra, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề khác xuất hiện khi bệnh nhân bị mất ngủ sau tai biến. Bởi, giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trong trong tiến trình phục hồi. Nếu giấc ngủ không được đảm bảo, bệnh nhân có thể tái phát tai biến, gặp nhiều di chứng khó phục hồi, thậm chí còn bị đe dọa sự an toàn tính mạng.

Phương pháp điều trị mất ngủ sau tai biến

Mất ngủ sau tai biến là một trong những vấn đề cần được khắc phục sớm giúp cơ thể bệnh nhân có điều kiện phục hồi, khỏe mạnh hơn. Đồng thời, điều chỉnh những rối loạn trong giấc ngủ còn giúp người bệnh phòng tránh các di chứng không mong muốn khác. 

Dưới đây là các giải pháp được thực hiện giúp bệnh nhân có giấc ngủ chất lượng hơn:

Sử dụng biện pháp tại nhà

Áp dụng các biện pháp tại nhà như sử dụng thảo dược thiên nhiên, masssage, thư giãn cơ thể không cần dùng thuốc để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh. Đây là cách được nhiều người lựa chọn, tránh nguy cơ gây tác dụng phụ làm cơ thể người bệnh càng suy nhược. Tham khảo một vài cách như sau:

Phương pháp điều trị mất ngủ sau tai biến
Điều trị mất ngủ sau tai biến tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên
  • Uống trà thảo dược: Một số loại trà thảo dược giúp người già an thần, ngủ ngon hơn. Chẳng hạn trà từ cây lạc tiên, trà tim sen, trà hoa cúc, trà gừng,… Uống một chút nước trà ấm trước khi đi ngủ giúp cơ thể bệnh nhân thư giãn, dẫn đến cơn buồn ngủ nhanh hơn. Không chỉ có tác dụng cải thiện giấc ngủ, trà thảo dược còn cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất giúp phục hồi sức khỏe, cải thiện bệnh lý một cách an toàn và hiệu quả. 
  • Vận động trị liệu: Để cơ thể ngủ ngon giấc hơn về đêm, bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện giấc ngủ. Vận động giúp máu huyết lưu thông tốt, ổn định tinh thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon, chất lượng.
  • Massage thư giãn: Ngoài tập thể dục nhẹ nhàng, bạn có thể massage cơ thể cho người bệnh, đặc biệt trường hợp bệnh nhân sau tai biến cử động khó khăn. Hỗ trợ người bệnh massage cơ thể tăng cường lưu thông máu huyết, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả, an toàn.
  • Ngâm chân trước khi ngủ: Người già có thể áp dụng mẹo ngâm chân với nước ấm, pha một ít muối hoặc nước thảo dược nấu vào buổi tối trước khi đi ngủ. Biện pháp này giúp cơ thể ấm hơn, kích thích máu huyết lưu thông tốt cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bên cạnh áp dụng các biện pháp kể trên, để ngủ ngon hơn, bệnh nhân sau tai biến có thể áp dụng các liệu pháp khác như thiền trước khi ngủ, nghe nhạc không lời, bấm huyệt đạo nếu có kiến thức,… đồng thời điều chỉnh sinh hoạt và ăn uống đều độ giúp cơ thể có điều kiện phục hồi hiệu quả.

Đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ

Để đảm bảo an toàn, trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài không có chiều hướng thuyên giảm, bạn nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ. Dựa vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh giấc ngủ, đảm bảo an toàn cho cơ thể người bệnh.

Bạn không nên tự ý cho người bệnh ngưng thuốc điều trị hoặc sử dụng thuốc kết hợp một cách bừa bãi để cải thiện giấc ngủ. Điều này không chỉ khiến cơ thể có nguy cơ khó ngủ hơn mà còn tăng rủi ro gây di chứng khiến người bệnh đối mặt với nguy hiểm.

Phương pháp điều trị mất ngủ sau tai biến
Đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ sau tai biến

Bởi, nếu ngưng thuốc điều trị sau tai biến có thể làm tình hình sức khỏe người bệnh chuyển biến xấu. Trường hợp kết hợp thuốc bừa bãi có khả năng gây tương tác thuốc, tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe, khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ ngày càng nghiêm trọng.

Do đó, bệnh nhân cần được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào kết quả chẩn đoán, tình hình sức khỏe thực tế của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có các chỉ định phù hợp, đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe và đời sống của người bệnh. Ngăn rủi ro sử dụng thuốc gây phụ thuộc hoặc biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Điều trị mất ngủ sau tai biến bằng bài thuốc Đông y cũng là sự lựa chọn được nhiều người quan tâm. Bởi so với thuốc tân dược, thuốc Đông y an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu bạn muốn dùng thuốc Đông y kết hợp trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không kết hợp bừa bãi.

Bởi, thuốc Đông và Tây y có thể gây ra các tương tác nếu sử dụng không phù hợp. Bởi thế, trước khi dùng bạn nên thăm khám, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị đạt tốt nhất.

Thuốc Đông y gồm các vị dược liệu có trong tự nhiên, lành tính có thể sử dụng trong thời gian dài. Bạn có thể sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc sắc nấu nước uống. Tuy nhiên hiện nay để thuận lợi hơn cho người dùng nhiều nhà thuốc đã tạo ra viên hoàn hoặc các viên uống Đông y chữa mất ngủ,bạn đọc có thể tham khảo.

Áp dụng cách khắc phục mất ngủ kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để sức khỏe có điều kiện phục hồi tốt, an toàn nhất. Nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm, phòng ngừa rủi ro.

Lưu ý phòng tránh mất ngủ sau tai biến

Mất ngủ sau tai biến có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của người bệnh nếu kéo dài và không được kiểm soát đúng cách. Chính vì thế, bạn đọc không nên chủ quan, thay vào đó cần tìm biện pháp khắc phục sớm để bảo vệ an toàn sức khỏe.

Lưu ý phòng tránh mất ngủ sau tai biến
Chăm sóc cơ thể, điều trị sau tai biến theo phác đồ phòng tránh mất ngủ và các di chứng khác

Ngoài ra, sau điều trị tai biến, bạn đọc nên lưu ý các vấn đề dưới đây để ngăn chặn rủi ro bị mất ngủ hoặc gặp phải các vấn đề khác gây hại:

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt là giai đoạn phải dùng thuốc sau tai biến. Bệnh nhân không nên tự ý tăng hoặc giảm liều dùng thuốc để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hại sức khỏe.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, ưu tiên những món ăn tốt cho giấc ngủ, dễ tiêu hóa. Không ăn quá khuya, ăn quá no trước khi ngủ khiến hệ tiêu hóa chịu áp lực ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Bệnh nhân sau tai biến nên kiêng những thức uống chứa cồn, chứa ga, không nên sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là không nên dùng thuốc lá.
  • Người bệnh nên vận động thể dục nhẹ nhàng, tập vật lý trị liệu sau tai biến giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Ngoài ra, việc vận động còn giúp người bệnh dễ ngủ hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ an toàn.
  • Người thân nên cùng chia sẻ, chăm sóc người bệnh, lắng nghe những nhu cầu của họ để hạn chế áp lực, suy nghĩ tiêu cực khiến người bệnh ngủ không ngon giấc.
  • Không gian phòng ngủ, giường ngủ của người bệnh cần được đảm bảo yên tĩnh, êm ái để người bệnh ngủ ngon hơn. Vệ sinh không gian sinh hoạt, giặt chăn mền cho người bệnh thường xuyên.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường, bạn nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ, xử lý sớm bảo vệ an toàn sức khỏe.

Mất ngủ sau tai biến là một trong những vấn đề có tác hại tiêu cực đến đời sống, sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện sớm các bất thường để có hướng khắc phục và điều chỉnh an toàn. Đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ nếu biểu hiện bất thường kéo dài, mất ngủ thường xuyên không thuyên giảm để được bác sĩ hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger