Tình Trạng Mất Ngủ Sau Phẫu Thuật Và Giải Pháp Chữa Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ và một trong số đó là tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật. Hầu hết những trường hợp này đều không quá nghiêm trọng và nhanh chóng thuyên giảm nếu được chăm sóc cải thiện đúng. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Cần làm gì để khắc phục? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Mất ngủ sau phẫu thuật
Mất ngủ sau phẫu thuật là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật

Sau khi hoàn thành ca phẫu thuật thuận lợi, cơ thể người bệnh thường yếu ớt và mệt mỏi cần thời gian để phục hồi. Ngủ là cách tốt nhất để rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe, tuy nhiên có không ít trường hợp bị mất ngủ sau khi phẫu thuật. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, điển hình như: 

1. Ảnh hưởng từ thuốc gây mê/ gây tê

Để giữ cho người bệnh nằm yên và an tĩnh trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê tùy theo tính chất của từng ca mổ. Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc này được đánh giá là nhiều tác dụng phụ về sau, một trong số đó là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. 

2. Đau nhức hoặc viêm nhiễm hậu phẫu 

Mất ngủ sau phẫu thuật cũng có thể xuất phát từ những cơn đau như cắt da cắt thịt do hết thuốc tê hoặc viêm nhiễm vết mổ. Hoặc một số trường hợp bị mất ngủ sau phẫu thuật là do khi người bệnh đã ngủ nhưng lại vô tình di chuyển cơ thể hoặc va vết mổ vào đâu đó làm bùng phát cơn đau. Hậu quả là dẫn đến tình trạng tỉnh táo vì quá đau và không thể ngủ lại sau đó. 

3. Lạm dụng thuốc ngủ sau phẫu thuật 

Những cơn đau nhức kéo dài, đặc biệt là giữa đêm khiến bạn không thể chịu nổi và có nhu cầu sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần để tạm thời quên nó đi. Hầu hết các loại thuốc ngủ, thuốc an thần tuy đem lại hiệu quả cao nhưng lại tiềm ẩn rất rủi ro, tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Mất ngủ sau phẫu thuật
Tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng sau khi phẫu thuật khiến bệnh nhân trằn trọc, mất ngủ về đêm

Việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài khiến cơ thể phụ thuộc thuốc, bắt buộc phải tăng liều dùng mới có hiệu quả. Nếu không đáp ứng thuốc sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, vật vã suốt đêm. Ngoài thuốc ngủ, việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sau phẫu thuật như morphine giảm đau hoặc steroid giảm sưng viêm cũng là nguyên nhân gây mất ngủ trong nhiều đêm liền. 

4. Điều kiện nghỉ ngơi kém 

Nghỉ ngơi trong một môi trường ổn định giúp ích rất nhiều cho sự hồi phục của người bệnh. Nhưng ngược lại, điều kiện nghỉ ngơi kém sẽ rất dễ gây mất ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở những người phải lưu lại bệnh viện nhiều ngày để theo dõi hậu phẫu. Môi trường bệnh viện vốn là nơi phức tạp, nhiều người ra vào, luôn sáng đèn và nhiều tiếng ồn, thiết bị máy móc lỉnh kỉnh xung quanh… Đối với những người khó ngủ khi ở trong môi trường này lại càng không thể ngủ nhiều, ngủ sâu, thậm chí là mất ngủ. 

5. Nằm nhiều, ít vận động

Một trong những sai lầm lớn nhất của người bệnh sau phẫu thuật là không chịu vận động, vì nghĩ bản thân cần phải nằm nghỉ ngơi mới nhanh hồi phục. Tuy nhiên, chính điều này càng khiến cho cơ thể vốn yếu ớt phẫu thuật nay càng thêm mệt mỏi, thậm chí suy nhược, kéo dài thời gian phục hồi. 

Nguyên nhân này được lý giải là do khi nằm nhiều, lười vận động khiến cơ thể không tiêu hao năng lượng, cơ thể ngày càng nặng nề, ì ạch, làm chậm quá trình tuần hoàn máu đến nhiều bộ phận. Hậu quả là ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, giảm phản xạ và gây mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. 

6. Ăn thuốc thiếu chất 

Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của người sau phẫu thuật. Thực đơn ăn uống khoa học giúp bồi dưỡng cơ thể, tăng sức đề kháng, bổ máu và phục hồi nhanh chóng hơn. Ngược lại, ăn uống thiếu chất khiến cả người gầy sút, xanh xao, suy yếu, thường xuyên mệt mỏi, giảm chức năng hoạt động của các cơ quan và gây mất ngủ sau phẫu thuật. 

Việc ăn uống kém thường xuất phát do tác dụng phụ của thuốc làm giảm khẩu vị, đau nhức hậu phẫu khiến người bệnh không có cảm giác thèm ăn hoặc ăn rất ít. 

7. Tâm lý bất ổn sau phẫu thuật

Những trạng thái tâm lý bất ổn như lo lắng, căng thẳng hoặc hồi hộp, sợ hãi quá mức cả trước lẫn sau khi phẫu thuật có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và gây ra mất ngủ. Bên cạnh đó, việc lo lắng về diễn tiến của bệnh khiến hệ thần kinh giao cảm trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, làm tăng mức độ cảm thụ cơn đau và gây mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. 

Mất ngủ sau phẫu thuật
Tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức sau khi mổ tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và gây mất ngủ

Ngoài ra, những cảm xúc này cũng kích thích sản sinh hormone căng thẳng nhiều hơn. Khiến bạn dù mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được hoặc ngủ chập chờn, không sâu giấc. 

8. Những thói quen xấu khác

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, việc người bệnh thường xuyên thực hiện những thói quen sinh hoạt xấu sau khi phẫu thuật sẽ rất dễ gây ra mất ngủ. Vì hậu phẫu là thời gian nghỉ ngơi, phục hồi, không phải tập trung làm việc quá sức nên nhiều người phát sinh một số thói quen xấu như

  • Thức khuya liên tục, thậm chí thức đến sáng trong thời gian dài;
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trong nhiều giờ liền; 
  • Ngủ nhiều vào ban ngày, dẫn đến khó ngủ vào ban đêm; 
  • … 

9. Chưa điều trị bệnh triệt để

Không phải bệnh nào sau khi phẫu thuật cũng có thể điều trị khỏi dứt điểm, điển hình như là mổ tuyến giáp (cường giáp, suy giáp hoặc ung thư tuyến giáp). Bệnh không khỏi triệt để khiến sức khỏe người bệnh không được cải thiện, cộng với tình trạng suy giảm sức khỏe hậu phẫu gây ra mất ngủ, khó ngủ nhiều đêm liền. Trong trường hợp này, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị trực tiếp cho bạn để được thăm khám lại và có hướng xử lý điều trị kịp thời. 

Đây đều là những nguyên nhân khiến hệ thần kinh của bạn bị kích thích tiêu cực, trong khi thể trạng sức khỏe vẫn còn yếu sau khi phẫu thuật, mỏi mắt, đau đầu, căng thẳng… Và hậu quả là gây mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, chập chờn, số giờ ngủ ít không đáp ứng nhu cầu của cơ thể. 

Bị mất ngủ sau phẫu thuật gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? 

Phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh nhưng cũng chính trong quá trình thực hiện lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe và cả chất lượng giấc ngủ như đang nhắc đến trong bài viết. Việc mất ngủ kéo dài trong suốt quá trình hồi phục sức khỏe sau mổ tuy không quá nguy hiểm, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại là nguyên nhân của hàng loạt các phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. 

Mất ngủ trong giai đoạn này ngoài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cá nhân nói riêng mà còn đe dọa đến sức khỏe toàn diện. Vì mất ngủ mà nhiều cơ quan trong cơ thể không hoạt tốt, không thể tái tạo đủ lượng máu cần thiết đã sử dụng cho việc phẫu thuật. Gan, thận suy yếu không thực hiện tốt chức năng lọc thải khiến da dẻ nám sạm, nổi mụn, cả người mệt mỏi và ngày càng suy yếu hơn sau khi phẫu thuật. 

Mất ngủ sau phẫu thuật
Mất ngủ sau phẫu thuật tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hồi phục sức khỏe sau mổ

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật quá lâu còn kéo theo nhiều phiền toái cho đời sống sinh hoạt, chất lượng công việc, học tập… Cơ thể suy yếu triền miên, ngủ không đủ giấc khiến tinh thần giảm sút, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, giảm sức đề kháng… Do vậy, để nhanh chóng khỏe mạnh sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tìm mọi cách để chăm sóc sức khỏe bản thân, hồi phục nhanh và sớm lấy lại những thói quen sinh hoạt bình thường. 

Gợi ý một số biện pháp chăm sóc điều trị mất ngủ sau phẫu thuật 

Hầu hết các trường hợp bị mất ngủ sau khi phẫu thuật đều không quá nghiêm trọng và có thể nhanh chóng phục hồi nếu chăm sóc tốt. Dưới đây là một số gợi ý cách đơn giản bạn có thể áp dụng ngay: 

1. Vệ sinh giấc ngủ 

Vệ sinh giấc ngủ là thuật ngữ dùng để chỉ những điều chỉnh hoặc thay đổi về hành vi, suy nghĩ nhằm loại bỏ các yếu tố tiêu cực chống lại giấc ngủ. Các bước vệ sinh giấc ngủ cơ bản như sau: 

Mất ngủ sau phẫu thuật
Đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho không gian phòng ngủ của bệnh nhân sau phẫu thuật
  • Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm, kể cả khi bạn đang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Điều này nhằm đảm bảo bạn ngủ đủ giấc, không ngủ nhiều hơn cũng không ít hơn, đủ để cơ thể khỏe mạnh và tinh thần phấn chấn.
  • Từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, chơi game xuyên đêm… Thay vào đó hãy cân bằng lại giữa thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và xử lý công việc, học tập… 
  • Hãy ngủ trưa nếu cảm thấy quá mệt, nhưng chỉ nên ngủ tối đa từ 15 – 30 phút. Không nên thức dậy quá trễ vì nó sẽ càng khiến bạn mệt mỏi và khó ngủ hơn vào ban đêm. 
  • Đảm bảo không gian phòng nghỉ ngơi sau phẫu thuật thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát, không có tiếng ồn và không có ánh sáng mạnh… 
  • Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước ít nhất 1 tiếng đồng hồ để thư giãn hệ thần kinh, dễ dàng đi vào giấc ngủ. 
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích trước giờ đi ngủ vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vừa không tốt cho sức khỏe hậu phẫu. 

2. Xây dựng thực đơn khoa học 

Xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học mỗi đêm là điều vô cùng cần thiết đối với người vừa phẫu thuật xong. Không chỉ giúp bồi dưỡng sức khỏe, đẩy nhanh quá trình phục hồi mà một chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp người bệnh tìm lại giấc ngủ chất lượng hàng đêm, không còn trằn trọc và khó ngủ nữa. 

Có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ và sức khỏe chung cho những người vừa thực hiện phẫu thuật. Có thể kể đến một số loại như:

Mất ngủ sau phẫu thuật
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, cân đối các chất cần thiết giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và phục hồi nhanh chóng
  • Nhóm thực phẩm bổ sung tryptophan: Tryptophan là một trong những loại axit amin cần thiết cho chức năng thần kinh, xoa dịu mệt mỏi, căng thẳng và tạo cảm giác buồn ngủ. Chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như tôm cá, thịt trắng từ gia cầm, các loại đậu, hạt, rau xanh,  trái cây tươi (rong biển, bông cải xanh, táo, bơ, chuối…); 
  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Người sau phẫu thuật nên tăng cường ăn nhiều chất xơ. Chất này vừa giúp giảm đường trong máu, kích thích sản sinh melatonin cải thiện mất ngủ, vừa hỗ trợ làm lành vết mổ, phòng ngừa táo bó. Nên ưu tiên một số thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc diêm mạch, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, bông atiso, các loại rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi, rau chân vịt… 
  • Nhóm thực phẩm giàu sắt: Thiếu sắt, thiếu máu là nguyên nhân khiến người vừa phẫu thuật xong dễ bị mất ngủ. Do đó nên ưu tiên bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt như các loại hải sản có vỏ (ốc, trai, sò, hến…), hàu, các loại đậu, thịt bò, gan, rau bina, đậu nành và các chế phẩm liên quan, trứng, trái cây… 
  • Nhóm thực phẩm giàu omgega-3 và vitamin D: Những loại thực phẩm chứa các dưỡng chất đều có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ và tốt cho sức khỏe của người vừa phẫu thuật xong. Có thể kể đến như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, dầu gan cá tuyết, dầu hạt lanh, rau bó xôi, bắp cải brussel…
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6: Chất này rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, hỗ trợ cải thiện tâm lý căng thẳng, ổn định tâm trạng và đẩy lùi chứng mất ngủ, nâng cao sức khỏe dành cho những người sau phẫu thuật. Chẳng hạn như các loại cá (cá hồi, cá tuyết, cá bơn, cá ngừ…), các loại rau xanh (măng tây, bông cải xanh, ớt chuông đỏ, cải mâm xôi,…), các loại đậu hạt, chuối, bơ… 

Ngoài ra, trong thực đơn ăn uống hàng ngày cần tránh sử dụng các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, thực phẩm chứa chất bảo quản, đóng hộp và đặc biệt là các chất kích thích. Đồng thời, tuân thủ những nguyên tắc ăn uống khoa học như ăn chín uống sôi, ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, không ăn quá nhiều vào buổi tối để tránh gây đầy bụng, khó tiêu… 

3. Món ăn bài thuốc dành cho người mất ngủ sau phẫu thuật

Để cải thiện tình trạng chán ăn, mất ngủ sau phẫu thuật, nhất là đối với những ca phẫu thuật về đường tiêu hóa. Nguyên tắc ăn uống dành cho người vừa phẫu thuật xong là phải ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, thức ăn dễ tiêu và ấm. Một vài gợi ý tuyệt vời cho bạn như sau: 

  • Món cháo bột kê nội kim: Đun sôi nồi cháo gạo tẻ cho đến khi chín kỹ, đập 1 quả trứng gà vào, cho thêm 1g bột kê nội kim vào cùng. Khuấy lên rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, múc ra chén ăn khi còn ấm nóng. Món này giúp kích thích vị giác, cải thiện giấc ngủ, kiện tỳ vị, tiêu tích trệ. 
  • Món canh sa nhân nấu cá diếc: Sơ chế cá diếc sạch sẽ, bỏ nội tạng và khử mùi tanh. Chiên sơ cho săn lại, đổ nước vào đun sôi lên, cho bột sa nhân, gừng tươi và nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn món này nhiều lần trong ngày giúp bồi dưỡng cơ thể, cải thiện tiêu hóa và giúp ngủ ngon về đêm. 
  • Món cháo củ mài: Củ mài gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng mỏng. Gạo tẻ vo sạch, cho củ mài vào chung đun sôi ninh kỹ thành cháo, nêm đường vừa ăn và thưởng thức. Món ăn này có tác dụng bổ tỳ, dưỡng thận, ích phế, an thần. 

4. Rèn luyện thể chất 

Để cải thiện chứng mất ngủ sau phẫu thuật, bạn cần dành ra một khoảng thời gian ngắn trong ngày để cử động và rèn luyện thể chất. Vì sức khỏe hậu phẫu còn hạn chế, không thể thực hiện các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực, nên tốt nhất hãy ưu tiên những bài tập đơn giản sau: 

Mất ngủ sau phẫu thuật
Thiền định thường xuyên là cách hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ cho những người vừa phẫu thuật xong
  • Yoga: Những động tác yoga đơn giản, nhẹ nhàng giúp giảm stress, giải phóng năng lượng tiêu cực và giảm căng thẳng thần kinh. Nhờ đó giúp bạn có tinh thần thoải mái, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, vận động vừa sức không gây ảnh hưởng đến vết mổ mà còn hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, góp phần hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật nhanh hơn. 
  • Thiền định: Để ngủ ngon hơn mỗi đêm, không có cách nào hay hơn thiền. Cách này đặc biệt phù hợp với những người sau khi phẫu thuật xong những có trạng thái tinh thần không ổn định, vẫn còn lo lắng và sợ hãi quá mức dẫn đến mất ngủ. Thiền là sự kết hợp giữa kỹ thuật thở và tĩnh tâm thư giãn, đánh bay stress, giảm mức độ cảm thụ cơn đau và giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi đêm
  • Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng dành thời gian để đi dạo, đi bộ hàng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn. Cách này vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa tăng sinh hormone giảm đau tự nhiên, cải thiện giấc ngủ tốt cho người vừa phẫu thuật xong. 

5. Áp dụng các mẹo cải thiện giấc ngủ 

Để cải thiện giấc ngủ ban đêm, người sau khi phẫu thuật cũng có thể áp dụng một số mẹo đơn giản trước giờ đi ngủ:

  • Ngâm chân nước ấm: Chân tồn tại nhiều huyệt vị giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ổn định giấc ngủ. Do đó, hãy ngâm chân vào nước ấm có pha một ít dược liệu trước giờ đi ngủ để dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ mà không bị quấy rầy bởi những yếu tố khác. 
  • Uống trà thảo mộc: Dược chất trong thảo mộc giúp xoa dịu kích thích thần kinh, tăng cường sức khỏe và tăng sinh hormone melatonin cải thiện chất lượng giấc ngủ. 
  • Uống sữa ấm: Trước khi đi ngủ uống 1 ly sữa ấm vừa giúp ngủ ngon vừa bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật. 

6. Chữa mất ngủ sau phẫu thuật theo Đông y

Ngoài những cách chữa trên, nếu chứng mất ngủ sau phẫu thuật vẫn tiếp diễn thường xuyên dù vết mổ đã phục hồi hãy thử áp dụng cách chữa theo Đông y truyền thống bằng bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh. Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh với hơn 150 năm tồn tại. Được điều chế dựa theo công thức bí truyền và những cơ sở lý luận Đông y từ xa xưa. 

Bài thuốc này được phối ngũ với hơn 50 vị thuốc quý hiếm, phát huy công dụng dựa trên cơ chế bồi dưỡng khí huyết, trấn kinh an thần, thư can giải uất và phục hồi công năng các tạng tỳ, vị, can. Phương thuốc này là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ gồm: Dưỡng tâm hoàn trị mất ngủ – Dưỡng tâm hoàn trị rối loạn lo âu – Cao bổ thận. 

Người vừa phẫu thuật xong sức khỏe còn yếu kém, sức đề kháng giảm hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh này để đẩy lùi chứng mất ngủ và thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn. Tốt hơn nữa đó là dự phòng bệnh tái phát dài lâu, hỗ trợ tái thiết lập đồng hồ sinh học của não bộ và lấy lại giấc ngủ tự nhiên sau khi khỏi bệnh hoàn toàn. 

Mất ngủ sau phẫu thuật
Bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn và phù hợp với mọi đối tượng

Tùy từng người mà bài thuốc sẽ được phối ngũ và điều chỉnh liều lượng khác nhau. Do đó nếu quan tâm và có nhu cầu sử dụng bài thuốc này, hãy trực tiếp hệ với nhà thuốc thông qua địa chỉ bên dưới đây: 

  • Chi nhánh Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội | Hotline: 0963 302 349. 
  • Chi nhánh TpHCM:  Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh | Hotline: 0938 449 768.

Mất ngủ sau phẫu thuật dù không quá nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hồi phục sau phẫu thuật. Do đó, hãy tìm mọi cách để cải thiện tình trạng này, ổn định sức khoe và phòng ngừa các biến chứng rủi ro khó lường. Nếu cần thiết hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger