Bệnh Mất Ngủ Ở Người Già Và Các Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Tình trạng mất ngủ ở người già xảy ra phổ biến. Nguyên nhân có liên quan đến yếu tố tuổi tác, sức khỏe suy nhược, cơ thể lão hóa theo thời gian và nhiều vấn đề khác. Tìm hiểu nguyên nhân và giúp người già cải thiện chất lượng giấc ngủ phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh mất ngủ ở người già là gì?

Mất ngủ là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Như các bạn đã biết, nhóm người có tuổi cao, sức khỏe kém rất dễ gặp phải vấn đề này. Trường hợp người già mất ngủ kéo dài không có biện pháp can thiệp, khắc phục có nguy cơ kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Bệnh mất ngủ ở người già là gì?
Tình trạng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ xảy ra ở người già ngày càng phổ biến

Chứng mất ngủ ở người già kéo dài hoặc ngắn hạn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh và sự chủ động trong việc kiểm soát bệnh. Cơ thể nếu không được nghỉ ngơi phục hồi trong thời gian dài sẽ phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt nguy hiểm đối với người tuổi cao.

Chính vì thế, trường hợp bạn nhận thấy ông bà, cha mẹ gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều trị. Tốt nhất nên đưa người thân đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người lớn tuổi

Mất ngủ nói chung và mất ngủ ở người già nói riêng xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động cả bên trong và ngoài cơ thể. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài không thuyên giảm khiến cơ thể ngày càng suy nhược.

Để hỗ trợ người cao tuổi chữa chứng mất ngủ, giúp cơ thể thư giãn, phục hồi tốt, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ chính gây nên tình trạng mất ngủ ở người già, bạn đọc cần lưu ý:

Mất ngủ do tuổi tác

Tình trạng mất ngủ xảy ra ở người già thường liên quan đến yếu tố tuổi tác. Đây là nguyên nhân gây mất ngủ nguyên phát, không do bệnh lý gây ra. Theo đó, khi cơ thể ngày càng lão hóa, các cơ quan hoạt động cũng kém ổn định hơn khiến giấc ngủ của người lớn tuổi ngày càng ngắn đi, kém chất lượng.

Người già khó ngủ về đêm, thường giật mình giữa đêm, trằn trọc khó lại giấc như bình thường. Đối với tình trạng mất ngủ nguyên phát để khắc phục người cao tuổi cần kết hợp điều chỉnh đời sống, chế độ dinh dưỡng để tăng cường thể chất, giúp cơ thê dẻo dai, khỏe mạnh hơn.

Các bệnh lý liên quan

Ngoài nguyên nhân kể trên, nhiều người lớn tuổi cảm thấy khó ngủ do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác đang mắc phải. Đối với trường hợp này, bạn nên đưa người thân đến bệnh viện thăm khám và điều trị để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, dễ phát sinh biến chứng.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người lớn tuổi
Bệnh lý là nguyên nhân khiến người cao tuổi gặp phải tình trạng khó ngủ về đêm

Những vấn đề liên quan đến sức khỏe dẫn đến mất ngủ thường do đau nhức bệnh xương khớp, chóng mặt, bệnh đường tiêu hóa gây khó chịu cơ thể khi ngủ, bệnh huyết áp, tiểu đường, bệnh thận,… và nhiều bệnh lý khác. 

Trong đó, các bệnh liên quan đến thần kinh là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già khó xử lý nhất. Bởi, ngoài sử dụng thuốc để ổn định sức khỏe, người cao tuổi còn cần sự quan tâm, chăm sóc của người thân, kiểm soát tâm lý và loại bỏ các vấn đề tiêu cực trong cuộc sống.

Cải thiện mất ngủ ở người lớn tuổi cả về bệnh thể chất lẫn tinh thần là cách hiệu quả và triệt để. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều yếu tố khiến việc kiểm soát bệnh toàn diện khó khăn và không thực hiện được. Chẳng hạn sức khỏe suy yếu do tuổi tác cao, điều kiện tài chính gia đình,…

Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài có thể gây tình trạng mất ngủ. Vấn đề này không chỉ gặp ở người già mà ngay cả người trẻ cũng dễ gặp phải. Đặc biệt là những loại thuốc có dược tính mạnh, sử dụng thường xuyên gây ra tác dụng phụ.

Một số thuốc làm rối loạn giấc ngủ ở người già kể đến như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh phổi, huyết áp, thuốc corticosteroid, thuốc chống trầm cảm,… Ngoài tình trạng khó ngủ, người dùng thuốc còn dễ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nhiều tác dụng phụ khác trong quá trình dùng thuốc.

Bạn nên thông báo với bác sĩ về tác dụng phụ đang gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh dùng thuốc phù hợp hơn. Bởi không chỉ tình trạng mất ngủ, người già gặp nhiều phản ứng bất thường có thể gây hại cho quá trình chữa bệnh và sức khỏe tổng thể.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các yếu tố kể trên, mất ngủ ở người già còn xảy ra do tác động từ môi trường bên ngoài, không gian phòng ngủ không thoải mái, ồn ào, không khí ngột ngạt, bụi bậm,… Đối với nguyên nhân gây khó ngủ bên ngoài bạn có thể điều chỉnh dễ dàng hơn.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người lớn tuổi
Chất lượng giấc ngủ giảm nếu không gian phòng ngủ ồn ào, bụi bậm,…

Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi còn xảy ra do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Người lớn tuổi cần bổ sung dinh dưỡng đủ và phù hợp, tuy nhiên một số người không đủ điều kiện, ăn uống thiếu thốn hoặc lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn thường xuyên khiến cơ thể suy nhược.

Mất ngủ ở người cao tuổi kéo dài gây ra nhiều hệ lụy. Trường hợp cơ thể đang mắc bệnh lý, giấc ngủ không ngon, khó ngủ có nguy cơ khiến tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu nhanh. Do đó, tốt hơn hết người lớn tuổi nên đến gặp bác sĩ, khám và xử lý vấn đề này để bảo vệ an toàn sức khỏe.

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Mất ngủ nói chung và trường hợp rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi nói riêng dễ nhận biết thông qua tình trạng khó đi vào giấc ngủ về đêm. Phát hiện và điều chỉnh sớm giúp người lớn bảo vệ sức khỏe, tránh trường hợp gặp các tác hại không mong muốn.

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp:

  • Không có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ hay bị thức giấc giữa đêm không rõ nguyên do, không ngủ lại được.
  • Mệt mỏi, ban ngày buồn ngủ, khó tập trung vào công việc, cơ thể không được thoải mái, dễ nổi nóng.
  • Chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không liền mạch, khi thức dậy gặp phải tình trạng đau nhức đầu, đôi khi đau một bên hoặc sau đầu.
  • Cơ thể kèm theo các biểu hiện khác như đau nhức, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi,…

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh các biểu hiện sẽ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Đối tượng bị mất ngủ do bệnh lý thường sẽ có các triệu chứng bệnh lý đi kèm. Nhận biết vấn đề đang gặp phải, đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Mất ngủ ở người già có nguy hiểm không?

Mất ngủ diễn ra thường xuyên, kéo dài gây ra không ít tác hại tiêu cực đối với đời sống và sức khỏe. Đặc biệt khi tình trạng mất ngủ xảy ra ở người già, cơ thể yếu có thể đối mặt với các di chứng khó lường. Trường hợp bệnh nghiêm trọng thậm chí còn đe dọa tính mạng. Một số rủi ro có thể xuất hiện như:

Mất ngủ ở người già có nguy hiểm không?
Mất ngủ kéo dài không chỉ khiến cơ thể suy nhược mà còn ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, sức khỏe thể chất
  • Gây mất tập trung, giảm trí nhớ: Người già có trí nhớ ngày càng kém, cộng với việc thường xuyên mất ngủ, khó ngủ hàng đêm khiến tình trạng này trở nên nặng nề hơn. 
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim mạch: Mất ngủ xảy ra ở người cao tuổi có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó bệnh tim mạch, huyết áp có tỷ lệ gia tăng. Ngoài ra, khi cơ thể suy nhược kéo dài có thể khiến bệnh nhân đối diện với rủi ro bị đột quỵ, ảnh hưởng đời sống, sức khỏe.
  • Dẫn đến bệnh tâm lý: Người cao tuổi ngủ không ngon giấc, mất ngủ kéo dài dễ bị rối loạn tâm lý, phát sinh các vấn đề về thần kinh như thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, trầm cảm,…
  • Các vấn đề gan, thận, não bộ: Cơ thể không được nghỉ ngơi, phục hồi trong thời gian dài khiến những cơ quan trong cơ thể suy yếu hoạt động. Đặc biệt là gan, thận, nơi thanh lọc độc tố, chuyển hóa trong cơ thể phải chịu áp lực làm việc xuyên suốt. Đồng thời bộ não cũng bị tác động mạnh mẽ, có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí là nguy cơ đột tử khiến người bệnh tử vong nhanh không kịp điều trị.

Ngoài các vấn đề kể trên, tình trạng mất ngủ ở người già kéo dài có thể làm tình trạng bệnh lý đang gặp phải trở nên nặng nề. Do đó, tốt nhất bạn nên đưa người thân đến bệnh viện uy tín, khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Chẩn đoán, điều trị bệnh mất ngủ ở người già

Mất ngủ ở người già gây ra nhiều hệ quả như trên, bạn đọc nên thận trọng và có cách điều chỉnh sớm để tránh trường hợp xấu ảnh hưởng cả đời sống lẫn sức khỏe. Vì vậy, chuyên gia luôn khuyến khích người già nên đến bệnh viện khám, chữa trị theo phác đồ.

Mỗi tình trạng sẽ được hướng dẫn cách khắc phục riêng, đảm bảo an toàn cho người già. Bạn không nên cho người thân dùng thuốc bừa bãi để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ khiến sức khỏe ngày càng suy nhược hơn.

Chẩn đoán, điều trị bệnh mất ngủ ở người già
Đưa người thân đến gặp bác sĩ, thăm khám và điều trị bệnh

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm cần thiết và đưa ra kết luận chẩn đoán. Dựa vào kết quả, phác đồ điều trị được xây dựng. Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan gây mất ngủ có thể dùng thuốc đặc trị bệnh kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống.

Nếu nguyên nhân gây mất ngủ đến từ các yếu tố bên ngoài, dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh, khắc phục để ổn định và duy trì chất lượng giấc ngủ cho người già một cách tốt nhất. Dưới đây là các hướng can thiệp điều trị, bạn đọc tham khảo:

Cải thiện giấc ngủ bằng thảo dược

Để chữa mất ngủ cho người già có nhiều biện pháp được áp dụng. Đặc biệt giải pháp điều trị bằng thảo dược thiên nhiên được nhiều người lựa chọn do đơn giản, dễ làm mà lại tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

Thảo dược thiên nhiên lành tính, chứa các hoạt chất tốt cho sức khỏe, cải thiện giấc ngủ an toàn. Dưới đây là một vài gợi ý, bạn đọc tham khảo:

  • Uống trà gừng: Gừng có tính ấm, giúp kích hoạt lưu thông máu tốt hơn hỗ trợ chữa mất ngủ, giải cảm, làm ấm cơ thể cho người già. Bạn có thể pha 1 ly trà gừng ấm, uống trước khi đi ngủ để thư giãn cơ thể, giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu giấc hơn.
  • Uống trà lạc tiên: Một ly trà lạc tiên sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn mà không cần sử dụng đến thuốc tân dược. Loại cây này có công dụng an thần tốt, tạo cảm giác buồn ngủ cho cơ thể. Thảo dược mộc ở nhiều nơi, bạn có thể tìm hái, phơi khô bảo quản sử dụng dần.
  • Uống trà tâm sen: Loại trà cải thiện giấc ngủ được sử dụng rộng rãi. Tâm sen chữa các chất an thần lành tính, có thể dùng điều trị chứng mất ngủ cho người cao tuổi. Sử dụng mỗi ngày để khắc phuc tình trạng ngủ không ngon giấc, trằn trọc giữa đêm.

Ngoài ra, còn nhiều loại thảo dược khác có công dụng chữa mất ngủ. Sử dụng bài thuốc dân gian đơn giản, lành tính, nguy cơ gây tác dụng phụ thấp hơn thuốc tân dược. Tuy nhiên bạn cần kiên trì để đạt được hiệu quả tốt, đồng thời kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện hơn.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc tân dược điều trị mất ngủ cho người cao tuổi cũng là cách được thực hiện phổ biến. So với thảo dược, các loại thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng và khá hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên việc dùng thuốc tân dược cũng tiềm ẩn rủi ro gây tác dụng phụ.

Chẩn đoán, điều trị bệnh mất ngủ ở người già
Dùng thuốc chữa mất ngủ cho người già theo phác đồ

Chính vì thế, trước khi cho người bệnh dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời dùng theo đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, những loại thuốc có tác dụng gây buồn ngủ như benzodiazepine, zolpidem,…

Tuân thủ theo liều dùng của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp các dạng thuốc với nhau một cách bừa bãi để tránh gây phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Tốt hơn hết bạn nên đưa người thân đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây mất ngủ.

Thuốc tân dược mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc cơ thể cũng có các phản ứng bất thường xảy ra ngắn hạn như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt,… Nếu nhận thấy người già dùng thuốc có biểu hiện bất thường nên kiểm tra và thông báo để bác sĩ có điều chỉnh phù hợp.

Sử dụng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả, an toàn. Bởi, thuốc là các vị dược liệu quý, quen thuộc, tác dụng chữa mất ngủ, cung cấp dưỡng chất phục hồi sức khỏe tổng thể. Không chỉ khắc phục vấn đề người già đang gặp phải, thuốc Đông y còn giúp bồi bổ cơ thể, giúp người già ăn ngon ngủ ngon.

Chẩn đoán, điều trị bệnh mất ngủ ở người già
Chữa mất ngủ bằng các bài thuốc Đông y lành tính cho người cao tuổi

Các bài thuốc được dùng phổ biến:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các dược liệu như tim sen, lá vông, lạc tiên mỗi loại lượng vừa đủ, rửa sạch. Cho các vị thuốc vào trong nồi, đun với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát. Chắt lấy nước thuốc mỗi ngày để cải thiện giấc ngủ.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng các dược liệu gồm 8g củ bình vôi, 10g hạt sen, 10g long nhãn, 10g nhân hạt táo chua. Cho nguyên liệu vào nồi đun với lượng nước vừa đủ, sắc uống ngày 1 thang, dùng trước khi ngủ để đạt hiệu quả như mong đợi.
  • Bài thuốc 3: Dùng 20g cùi nhãn tươi, cho vào nồi rồi thêm 200ml nước. Đun sôi lấy nước uống giúp cải thiện tình trạng suy nhược, giảm mệt mỏi từ đó giúp giấc ngủ được ổn định, cải thiện.

Thuốc Đông y có tác dụng chữa mất ngủ an toàn, nguy cơ gây tác dụng phụ thấp. Bạn có thể tham khảo, áp dụng cách chữa này cho người già. Kết hợp xây dựng đời sống lành mạnh, ăn uống đều độ để sức khỏe được cải thiện một cách toàn diện.

Bài thuốc Nam Đỗ Minh Đường

Bài thuốc Đỗ Minh Đường chữa mất ngủ nhận được tiếng vang lớn trong giới Y học cổ truyền bởi tính hiệu quả và an toàn. Với nhiều thập kỷ trôi qua, phương thuốc cổ truyền vẫn nhận được nhiều sự quan tâm và tin tưởng của bệnh nhân. Bài thuốc tập hợp hơn 30 vị dược liệu quý, tốt cho sức khỏe, không tác dụng phụ.

Không chỉ giải quyết tình trạng mất ngủ ở người già, bài thuốc còn giúp người dùng cải thiện sức khỏe tổng thể nhờ các vị thảo dược quý cung cấp các hoạt chất lành tính, phục hồi cơ thể. Tình trạng mất ngủ, rối loạn lo âu hoặc vấn đề về thận được kiểm soát và đẩy lùi một cách hữu hiệu.

Chẩn đoán, điều trị bệnh mất ngủ ở người già
Đẩy lùi chứng mất ngủ ở người già bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh

Bài thuốc “3 trong 1” được ghi chép, lưu truyền cho đến nay nhờ dòng họ Đỗ Minh. Phương thuốc đi sâu vào giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người già. Đồng thời ổn định các chỉ số huyết áp, nhịp tim, giúp cơ thể được thư giãn, đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên nhất.

Hiện bài thuốc có các dạng sử dụng như thuốc thang dùng sắc nấu uống kiểu truyền thống và loại được bào chế dạng viên tễ tiện dụng. Sản phẩm đã qua công đoạn kiểm định nghiêm ngặt, không chứa hoạt chất có hại cho sức khỏe, cam kết dược liệu sạch, rõ ràng nguồn gốc, được bào chế theo quy trình bài bản, chất lượng.

Bài thuốc ngủ Đỗ Minh hiện nhận được nhiều lời khen ngợi và tìm kiếm của bệnh nhân. Bạn có thể liên hệ và mua thuốc tại thông tin bên dưới:

  • Cơ sở Hà Nội: 37, Ngõ 97 Văn Cao – P. Liễu Giai – Q. Ba Đình. Hotline: 0963 30 2349.
  • Cơ sở Hồ Chí Minh: 179 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh. Hotline: 0938 44 9768.
  • Email: lienhe@dominhduong.com

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống

Bên cạnh dùng thuốc Nam, Đông y, Tây y, việc điều trị mất ngủ ở người già sẽ hiệu quả hơn nếu người bệnh điều chỉnh lại những thói quen không lành mạnh, chú trọng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là những vấn đề, bạn đọc lưu ý:

Đối với chế độ sinh hoạt:

  • Loại bỏ những thói quen có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chẳng hạn uống rượu bia, ăn quá no trước khi ngủ. 
  • Ổn định các vấn đề tinh thần, giảm lo âu, căng thẳng quá mức khi tình trạng sức khỏe kém, dễ gây mất ngủ về đêm.
  • Không thức quá khuya, hạn chế làm việc kiệt sức vào ban đêm, hạn chế thức khuya, ngủ ngày để ổn định giấc ngủ.
  • Vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để cơ thể lưu thông máu huyết, giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn.
  • Chọn nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, không có nhiều tiếng ồn hoặc âm thanh, ánh sáng chói mắt.
  • Khi cơ thể có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm nên đi ngủ ngay, không nên cố thức để tránh gây rối loạn giấc ngủ.
  • Hạn chế hiện tượng ngủ nướng, nên dậy ngay khi trời sáng để tránh mệt mỏi, gây mất ngủ kéo dài hơn.

Đối với chế độ ăn uống:

  • Ăn uống đầy đủ chất, hạn chế ăn khuya, có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Ưu tiên những món dễ tiêu, loãng, không gây nặng bụng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ hoa quả, trái cây, giảm ăn ngọt, đồ ăn béo, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Không nên ăn những món cay nóng, gây kích thích cơ thể trước khi ngủ.
  • Những thực phẩm có khả năng hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn kể đến như nho, nhãn, chuối, đu đủ, mật ong, gừng,… 

Bên cạnh các vấn đề đã được đề cập, nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe người già nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, nhất là trường hợp cơ thể đang có bệnh lý. Khám và khắc phục sớm các vấn đề đang gặp phải để tránh các nguy cơ biến chứng hại sức khỏe.

Phương pháp phòng ngừa mất ngủ ở người già

Mất ngủ ở người già là một trong những tình trạng xảy ra phổ biến. Nguyên nhân liên quan đến nhiều yếu tố từ tuổi tác, bệnh lý đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày,… Nhận diện vấn đề càng sớm càng giúp bạn có nhiều khả năng khắc phục tình trạng rối loạn này, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Phương pháp phòng ngừa mất ngủ ở người già
Chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần ngăn ngừa mất ngủ ở người cao tuổi

Ngoài ra, để phòng tránh mất ngủ kéo dài hoặc tái phát, người già cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc quá sức, đặc biệt là công việc liên quan đến não bộ. 
  • Kiểm soát các bệnh lý đang gặp phải. Cơ thể người già lão hóa dễ mắc các bệnh lý huyết áp, tiểu đường, bệnh tim,… khi đó họ cần được thăm khám và điều trị với biện pháp phù hợp để tránh ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe tổng thể.
  • Không lạm dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích trước khi ngủ. Không vận động mạnh, dùng nhiều sức lực để hạn chế nguy cơ rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi khi ngủ dậy,…
  • Lựa chọn bộ môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp. Tập thể dục làm nóng cơ thể, tuy nhiên nên tập luyện trước khi ngủ 2 tiếng.
  • Kiểm soát cân nặng, không ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn cay nóng,… nhất là vào thời gian trước khi ngủ để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng ngủ.
  • Trao đổi các vấn đề gặp phải, tìm hướng khắc phục sớm, không nên để cơ thể trong trạng thái lo âu kéo dài. Không chỉ gây mất ngủ, việc tinh thần không ổn định diễn ra thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể, não bộ, dễ phát sinh các bệnh lý về thần kinh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thông báo với bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ bất thường trong thời gian điều trị bệnh.

Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã biết cách nhận biết, điều trị và phòng tránh mất ngủ ở người già. Tình trạng này có thể kéo dài hoặc diễn ra trong thời gian ngắn tùy thuộc vào nguyên nhân. Bạn cần xác định vấn đề đang gặp phải, yếu tố nguy cơ và có hướng khắc phục phù hợp, đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger