Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân, Tác Hại, Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thức trắng 1 đêm đã đủ khiến bạn vô cùng mệt mỏi vào sáng hôm sau. Vậy trong trường hợp bạn bị mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Mỗi tối chỉ ngủ được 3-4 tiếng đồng hồ, nằm trằn trọc mãi không vào giấc. Vậy bạn sẽ khó chịu đến mức nào? Sau đây là những thông tin chính xác về bệnh mất ngủ kinh niên cũng như cách điều trị, chúng ta cần nắm được để điều trị dứt điểm ngay trước khi bệnh trở nặng. 

Mất ngủ kinh niên là gì? Làm sao để nhận biết?

Mất ngủ kinh niên hay còn gọi là mất ngủ mãn tính. Là tình trạng người bệnh ngủ không ngon, khó đi vào giấc, ngủ chập chờn, không sâu giấc, mộng mị. Tình trạng này đã kéo dài trên 1 tháng và là mức độ nặng nhất của bệnh mất ngủ. Tiếp đó theo thứ tự nhẹ dần là mất ngủ cấp tính (dưới 1 tháng) và mất ngủ thoáng qua (dưới 1 tuần).

Theo báo cáo y tế, mỗi năm tại Mỹ có đến 23% người Mỹ trên tổng số dân bị mất ngủ ít nhất 1 lần. Trong đó, 50% bị mất ngủ kinh niên. Còn tại Việt Nam, số người mất ngủ trên cả nước đang là 10%-20%.

mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên là căn bệnh dai dẳng, gây nhiều hệ lụy về sau

Khi bị mất ngủ lâu năm, người bệnh sẽ mất từ 60-90 phút mới đi vào giấc ngủ. Nhưng chỉ ngủ được 3-4 tiếng một ngày. Trong giấc thường xuyên bị giật mình, không sâu giấc, chập chờn, đổ mồ hôi, mộng mị.

Phân loại các dạng mất ngủ, bạn thuộc loại nào?

Cùng là mất ngủ nhưng lại có những nguyên nhân và mức độ khác nhau. Việc hiểu đúng và chính xác tình trạng của mình sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn rõ ràng hơn. Phân loại dưới đây dựa trên nguyên nhân và biểu hiện của từng loại mất ngủ:

  • Mất ngủ lâu năm: Như đã nói ở trên, đây là tình trạng nặng nhất. Gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Quá trình điều trị sẽ khó và mất thời gian hơn, cần tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Mất ngủ vào ban đêm: Điển hình nhất là bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ mỗi tối. Mất nhiều thời gian để vào giấc nhưng lại chỉ ngủ được 3-4 tiếng. Trong thời gian ngủ chập chờn, dễ tỉnh.
  • Mất ngủ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ bị mất ngủ rất cao. Đặc biệt với người trên 30 tuổi, tỷ lệ này chiếm 48%. Nguyên nhân do các vết thương ở tầng sinh môn, thức đêm chăm con,….
  • Rối loạn giấc ngủ: Chứng rối loạn giấc ngủ bao gồm tình trạng mất ngủ, ngủ rũ ban ngày hoặc ngủ quá nhiều (mê man). Nguyên nhân có thể do: cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ, hội chứng chân không yên, ngáy,…
  • Mất ngủ thoáng qua: Đây là biểu hiện nhẹ nhất của mất ngủ. Nguyên nhân chủ yếu do lối sinh hoạt bị thay đổi đột hoặc cơ thể gặp chất xúc tác. Những biểu hiện lờ đờ, mệt mỏi sẽ chấm dứt khi tìm lại được giấc ngủ. 

Nếu bạn đang gặp những vấn đề này. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để được thăm khám kịp thời.

Mất ngủ kinh niên

Làm sao để nhận biết bản thân đang bị bệnh mất ngủ?

Tùy vào mức độ mức mắc bệnh, nên triệu chứng của mất ngủ cũng sẽ khác nhau. Khi bị mất ngủ lâu ngày, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện sau:

  • Mỗi tuần mất ngủ ít nhất 3 ngày. Mặc dù cơ thể và thần kinh đã mệt mỏi nhưng không thể ngủ được. 
  • Tâm lý luôn ở trong trạng thái bồn chồn, hồi hộp, căng thẳng, giật mình nửa đêm. Luôn cảm thấy lo âu, tâm lý bất ổn, cô lập bản thân.
  • Buổi sáng sau khi ngủ dậy cảm thấy uể oải, không thoải mái. Tâm trí lờ đờ, mất tập trung, trí nhớ kém. 
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các cơ, người không có sức lực.

Nguyên nhân mất ngủ kinh niên

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính) có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng theo đại học Harvard (Hoa kỳ) xếp loại, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây mất ngủ: do bệnh lý, chính cơ thể và môi trường.

Nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý

Mất ngủ kéo dài, ngủ không ngon giấc có thể do những nguyên nhân sau:

Do covid-19

Khảo sát tháng 3/2021 cho thấy, một nửa người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ gặp vấn đề về giấc ngủ. Bên cạnh đó di chứng mất ngủ do hậu Covid cũng là tác động chủ yếu, có thể kéo dài hơn 6 tháng.

Hậu covid dẫn đến tình trạng mất ngủ, có thể kéo dài hơn 6 tháng.
Hậu covid dẫn đến tình trạng mất ngủ, có thể kéo dài hơn 6 tháng.

Bệnh xương khớp

Những cơn đau nhức xương khớp là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Và ngược lại, mất ngủ lại là lý do khiến bạn cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn. 2 bệnh này có liên quan mật thiết với nhau, như một vòng luẩn quẩn. Chỉ khi bạn chữa khỏi bệnh xương khớp bạn mới có thể ngủ ngon. Dẫn đến ngủ không ngon, không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn. 

Bệnh tim mạch

Biểu hiện của bệnh là tức ngực, khó thở, …. cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Bệnh tim mạch thường gây ra các tình trạng: huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim.

Bệnh hô hấp

Ngoài việc gây mất ngủ, các tình trạng bao gồm hen phế quản, ho dai dẳng và các bệnh về đường hô hấp có thể khiến bệnh nhân thức giấc giữa đêm. Mất ngủ mãn tính kéo dài khiến người bệnh quen với giấc ngủ và rất khó ngủ lại khi bị đánh thức giữa đêm.

Bệnh tiêu hóa

Các triệu chứng như ợ chua, trào ngược, rối loạn tiêu hóa,… thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất. 

mat-ngu-kinh-nien-1.jpg

Bệnh tiết niệu

Sỏi bàng quang, tuyến bàng quang hoạt động quá mức, phì đại tuyến tiền liệt,…. đôi khi khiến người bệnh phải đi tiểu đêm. Khiến khó có được giấc ngủ ngon và góp phần gây ra tình trạng bệnh lý mất ngủ mãn tính.

Bệnh tâm thần: Những người mắc bệnh hoặc rối loạn tâm thần cũng thường xuyên bị mất ngủ và khó đi vào giấc ngủ.

Nguyên nhân mất ngủ do môi trường, cơ thể

Bên cạnh các yếu tố bệnh lý gây ra, các tác nhân về môi trường và cơ thể cũng gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài.

Không gian sống

Theo nghiên cứu của Hàn Quốc về sự ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng tới giấc ngủ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng: “người tiếp xúc với càng nhiều ánh sáng nhân tạo ban đêm càng có xu hướng sử dụng thuốc ngủ.” Chính vì vậy, việc sử dụng điện thoại, máy tính, ipad,… trước khi đi ngủ sẽ là nguyên nhân khiến bạn khó vào giấc hơn. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm, không khí độc hại,… cũng là nguyên nhân tác động tiêu cực tới giấc ngủ.

Do gen di truyền

Nghiên cứu chỉ ra rằng, chứng mất ngủ có thể di truyền từ bố mẹ sang con qua gen. Vì thế, khả năng người bệnh bị mất ngủ di truyền là có tồn tại.

Thay đổi nội tiết tố, hormone

Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh, dấu hiệu đau đầu, bốc hỏa sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chị em. Tình trạng này dễ mắc gặp ở phụ nữ sau sinh và người trên 50 tuổi.

Sau sinh, phụ nữ rất dễ bị mất ngủ
Sau sinh, phụ nữ rất dễ bị mất ngủ

Chế độ ăn uống

Lối sống không khoa học, lành mạnh cũng là nguyên nhân hình thành nên bệnh mất ngủ kéo dài. Có thể kể đến: ăn quá no, đồ ăn nhanh, sử dụng chất kích thích (caffeine), rượu bia, thức khuya thời gian dài,…

Rối loạn tâm lý

Trầm cảm, cảm giác giận dữ, lo lắng về cuộc sống, công việc, tài chính hoặc sức khỏe,… Cũng như các tình trạng lâu dài như tâm thần phân liệt. Có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ và dẫn đến mất ngủ, mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Một giấc ngủ ngon và chất lượng sẽ giúp cơ thể được tái tạo lại năng lượng. Khi ngủ, các tổn thương tế bào sẽ được chữa lành, tinh thần thoải mái. Chính vì vậy, việc mất ngủ lâu ngày có thể khiến cơ thể mất đi cơ chế tự phục hồi đó. Trực tiếp là nguyên nhân hình thành ra các bệnh lý nghiêm trọng khác. Cụ thể:

Nguy cơ teo não, giảm trí tuệ

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Thần kinh Mỹ, người mất ngủ lâu ngày có nguy cơ teo não lên tới 25%. Nguyên nhân do não không được nghỉ ngơi, phục hồi, dẫn đến các tế bào não chết đi. 

Đột quỵ và ung thư

Đối với người trẻ tuổi, nếu ngủ dưới 5 tiếng sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần người bình thường. Ung thư đại tràng và ung thư vú một phần cũng được hình thành từ mất ngủ. 

Ảnh hưởng tim mạch

Ngủ không đủ giấc, cơ thể không được nghỉ ngơi sẽ tạo lên áp lực cho tim và hệ thần kinh. Tình trạng này kéo dài sẽ là mối đe dọa lớn tới hệ thống tim mạch. Nghiên cứu của y khoa Châu Âu chỉ ra rằng: người mất ngủ có nguy cơ tử vong vì tim mạch lên đến 48%.

Ngủ đủ giấc giúp tái tạo lại cơ thể và giúp các cơ quan hoạt động tốt
Ngủ đủ giấc giúp tái tạo lại cơ thể và giúp các cơ quan hoạt động tốt

Rối loạn tâm lý, cảm xúc 

Không được ngủ đủ, não sẽ phải làm việc liên tục, dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng. Nồng độ serotonin trong não khiến chức năng thùy trán của não bị suy giảm.Tâm lý người bệnh luôn ở trạng thái gắt gỏng, không điều chỉnh được cảm xúc. Đi kèm đó có thể ảo giác, hưng phấn quá đà, trầm cảm,..

Béo phì

Việc thức liên tục sẽ làm tăng lượng hoóc môn Ghrelin và Leptin, dẫn đến việc thèm ăn liên tục. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh béo phì. 

Hệ thống miễn dịch suy giảm

Giấc ngủ sẽ tăng cường và tái tạo lại hệ thống miễn dịch. Giúp cơ thể có khả năng tự bảo vệ khỏi vi khuẩn và độc tố. Khi mất ngủ, việc sản xuất các kháng thể chống nhiễm trùng giảm, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm. Chính vì vậy, mất ngủ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, phổi. 

Những cách trị mất ngủ lâu năm

Bệnh mất ngủ kinh niên gây ra rất nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ dai dẳng khó chữa, là tác nhân trực tiếp gây ra các bệnh lý kể trên. Vì thế, người bệnh hãy chữa trị kịp thời từ nguyên nhân gốc rễ trước khi bệnh trở nặng. 

Trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp chữa trị mất ngủ nào, cũng cần hỏi ý kiến và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là một vài cách chữa mất ngủ kinh niên bạn đọc có thể tham khảo:

Thuốc chữa mất ngủ Tây y

Thuốc Tây y là phương pháp nhiều người nghĩ đến và sử dụng trong việc điều trị mất ngủ. Thuốc sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp cắt ngay cơn mất  ngủ.

mat-ngu-kinh-nien-3.jpg

Nhưng việc sử dụng thường xuyên thuốc sẽ có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Có thể kể đến: nhờn thuốc, ngộ độc thuốc, tiêu chảy, nổi mẩn, suy giảm trí nhớ, đau dạ dày,… Theo báo Vnexpress đưa tin ngày 21/6/2022, bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã tiếp nhận bệnh nhân tên N.T.M (50 tuổi, TP HCM) nhập viện cấp cứu vì dùng thuốc trị mất ngủ của chồng, dẫn đến hôn mê sâu. Nguyên nhân do bệnh mất ngủ kéo dài, dẫn đên tình trạng kiệt quệ sức khỏe, tinh thần giảm sút. Chị M đã tự ý sử dụng thuốc quá liều, không theo chỉ định của bác sĩ. 

Một số loại thuốc chữa mất ngủ tốt trên thị trường:

Những trường hợp nặng bắt buộc bác sĩ phải kê thuốc, bệnh nhân cần phối hợp với chỉ dẫn. Bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc làm nhẹ đi tình trạng bệnh. Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ không chữa dứt điểm hoàn toàn:

  • Thuốc ngủ: Zolpidem, Phenobarbital,…
  • Thuốc bình thần: Zolpidem (non-benzodiazepin) và zopiclon có tác dụng trong 3-6 tiếng. Estazolam và temazepam tác dụng 6-24h tiếng.
  • Thuốc kháng histamin: promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin…
  • Thuốc an thần: Một số loại thường gặp Clorpromazina, Levomepromazin, Haloperidol, ….
  • Thuốc trầm cảm 3 vòng (TCA) hoặc đa vòng: Amitriptylin, Clomipramine, Tianeptine,…

Thuốc trị mất ngủ

Những lưu ý về thuốc tây chữa mất ngủ

Sử dụng thuốc tây trị mất ngủ là trường hợp bất đắc dĩ. Bệnh nhân cần biết một số những lưu ý sau đây để có thể sử dụng thuốc an toàn:

  • Hầu hết thuốc Tây đều gây ra tác dụng phụ. Bệnh nhân chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê đơn, không tự ý mua hay sử dụng.
  • Khi sử dụng thuốc sai cách và có dấu hiệu bị ngộ độc (hơi thở có mùi, hạ thân nhiệt, vã mồ hôi, tay chân lạnh,…) Hãy đến ngay cơ sở gần nhất để được can thiệp kịp thời.
  • Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay đang cho con bú, những người có cơ địa nhạy cảm cần cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp thấp, hay động kinh,… Không được sử dụng thuốc Tây chữa mất ngủ.

Chữa mất ngủ không dùng thuốc

Hiện nay có rất nhiều cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc đang được áp dụng. Những cách này được đánh giá là có hiệu quả, tuy nhiên chỉ dừng ở mức độ hỗ trợ, không điều trị được triệt để. Dưới đây là một vài phương pháp chữa mất ngủ không cần dùng thuốc, bạn đọc tham khảo:

Châm cứu chữa mất ngủ

Bệnh nhân có thể đến các cơ sở Y học cổ truyền để bấm huyệt, châm cứu. Phương pháp này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, tác động đến từng huyệt mạch, giảm nhẹ sức nặng của cơ thể nên hệ thống thần kinh. 

Châm cứu là phương pháp đang được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh
Châm cứu là phương pháp đang được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các lương y sẽ cân nhắc dùng các phác đồ châm cứu khác nhau. Ví dụ như châm cứu: Huyết hải, Nội quan, Thần môn, Thái xung, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý,… 

Ngâm chân nước ấm hoặc nước gừng

Nước ấm khi ngâm chân sẽ có tác dụng hỗ trợ làm ấm toàn bộ cơ thể, giãn nở các mao mạch máu. Giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, cải thiện tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Cho thêm gừng vào nước ấm sẽ giúp thư giãn đầu óc. Mùi gừng tự nhiên giúp giải cảm, nước gừng có khả năng giữ ấm cơ thể lâu hơn.

Cách làm: Mỗi ngày ngâm chân với 1 chậu nước ấm từ 40 đến 50 độ. Ngâm 10 – 15 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ. Khi ngâm, hạn chế làm việc, cần thư giãn, cảm nhận nhiệt độ gang bàn chân.

Tập yoga để cải thiện giấc ngủ

Theo một nghiên cứu của trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ. Có hơn 55% người tập yoga thấy ngủ ngon và 85% người tập cảm thấy bớt căng thẳng.Việc tập yoga giúp thả lỏng toàn bộ các cơ, máu huyết lưu thông, cải thiện bệnh mất ngủ. Bên cạnh đó, phương pháp tập yoga còn mang lại hiệu quả đẹp da đẹp dáng đáng kinh ngạc. Dưới đây là bài tập yoga tư thế em bé chữa mất ngủ bạn có thể tự tập tại nhà:

mat-ngu-kinh-nien-6.jpg

Bước 1: Quỳ trên sàn, mông chạm gót chân. Đưa thẳng người về phía trước, vươn 2 tay song song trước mặt, kéo thẳng lưng. 2 đầu gối tách rộng bằng hông, duỗi bàn chân và từ từ đưa ngón chân cái chạm vào nhau.

Bước 2: Khi đã quen dần, thả lỏng người. Từ từ mở rộng 2 đầu gối hạ thân người xuống hai cạnh đùi. Thở nhẹ, vẫn giữ mông chạm gót chân.

Bước 3: Để dọc tay thư giãn, lòng bàn tay hướng lên trời. Tư thế này sẽ giúp giải phóng căng thẳng vai bằng cách mở rộng xương bả vai. Tập tư thế này trong vòng 5-7 phút mỗi ngày.

Chữa mất ngủ kinh niên bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, mất ngủ là do cơ thể bị yếu tố tà khí bên ngoài xâm nhập. Tùy vào từng trường hợp bệnh nặng nhẹ mà có phương pháp chữa khác nhau. So với sử dụng thuốc Tây y, các bác sĩ vẫn ưu tiên chọn lựa Đông y làm phương pháp điều trị mất ngủ. Bởi Đông y có hiệu quả chậm, từ từ, nhưng an toàn và có thể trị bệnh từ gốc. Một số bài thuốc dưới đây đã được đông đảo người bệnh áp dụng và có kết quả tích cực. Nên hỏi ý kiến bác sĩ và bài thuốc có tác dụng với từng loại mất ngủ.

mat-ngu-kinh-nien-4.jpg

Thần kinh căng thẳng

  • Hoài sơn (12g), đan sâm (12g), đẳng sâm (12g), thăng ma (12g).
  • Đương quy (15g), phục thần (15g)
  • Viễn trí (6g), chu sa (6g)
  • Lá vông (16g), lạc tiên (16g), sinh địa (16g)
  • Phục thần (20g), mạch môn (20g).
  • Tán mịn thành bột tất cả nguyên liệu trên, nén dưới dạng viên. Sử dụng chu sa làm vỏ. 
  • Mỗi lần dùng 12g thành phẩm, pha với lượng nước ấm vừa đủ, liên tục 1 tháng.

Ngủ mệt mỏi, hay mê sảng

  • Huyền sâm (15g), đảng sâm (15g), két cánh (15g), đơn sâm (15g), phục linh (15g), viễn chí (15g).
  • Mạch môn (12g), bá tử nhân (12g), ngũ vị tử (12g), thiên môn (12g), đương quy (12g),táo nhân (12g), sinh địa (12g).
  • Tán nhuyễn toàn bộ, để dưới dạng hoàn mật.
  • Sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần dùng 10g.

mất ngủ kinh niên

Ngủ không sâu giấc, bất an

  • 5g tâm sen, 20g lá vông sấy khô
  • 10g hoa nhài tươi, 10g táo nhân sao đen đã đập dập
  • Tán làm bột hòa với 1l nước uống hàng ngày.

Lưu ý khi chữa mất ngủ kinh niên bằng Đông y

Đông y tác dụng chậm nhưng an toàn. Bệnh nhân cần biết được những lưu ý khi dùng như:

  • Tránh xa các chế phẩm có tính xung khắc với thành phần thảo dược trong thuốc. 
  • Tìm kiếm thông tin tại những nơi uy tín, phương pháp chữa trị đã được kiểm nghiệm.
  • Lựa chọn những sản phẩm uy tín: rõ thương hiệu, công dụng, thành phần thảo dược, dược liệu sạch,…
  • Nếu gặp dị ứng với thành phần nào của thuốc, hãy dừng sử dụng và đến thăm khám bác sĩ.

BệnThăm khám trực tiếp 1-1 cùng lương y, bác sĩ nhà thuốc.h nhân tới tái khám tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Những bài thuốc Đông y trên đều đã được kiểm chứng. Nhưng đã trải qua một thời gian rất dài lưu truyền. Đôi khi sẽ không phù hợp với môi trường, chế độ ăn uống, thể trạng của con người hiện nay. Trong suốt quá trình làm nghề hơn 150 năm, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân. Có người bị nhẹ cũng không thiếu trường hợp bệnh nặng. Nhưng nhìn chung, họ đều đã sử dụng đủ các phương pháp từ Tây y đến mẹo dân gian. Nhưng đều không có cải thiện như mong đợi. 

Người dùng Tây y bị tác dụng phụ đau đầu, nôn mửa, nhờn thuốc, dạ dày…. Người thăm khám Đông y nhưng “9 thầy 10 ý”, thuốc tốt với người này nhưng không hợp người khác. Hiểu được điều này, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã có những có những CẢI TIẾN khắc phục những hạn chế trên qua bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Nếu bạn đang phải chịu đựng căn bệnh mất ngủ kinh niên, thì đừng bỏ qua bài thuốc này.

Bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh – Hiệu quả từ việc CHUYÊN BIỆT hóa bệnh nhân

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Gần 20 năm chữa bệnh, thăm khám cho hàng ngàn bệnh nhân. Tôi nhận thấy phần đông người bệnh đều lựa chọn thuốc an thần để chữa bệnh mất ngủ kinh niên. Thời gian đầu, thuốc an thần sẽ giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, hiệu quả nhanh chóng. Nhưng dẫn đến việc bị “nghiện thuốc”, quá lạm dụng vào nó. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, tim mạch, không điều trị được tận gốc nguyên nhân mất ngủ.”

Tính CHUYÊN BIỆT của bài thuốc 

Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh khác nhau. Để đảm bảo tính CHUYÊN BIỆT, các lương y của Đỗ Minh Đường sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Mỗi người bệnh sẽ được gia giảm liều lượng thuốc dựa trên mức độ bệnh, không ai giống ai. Mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả cao nhất.  Có người nhẹ thì dùng 1,2 liệu trình là khỏi. Nặng hơn như mất ngủ kinh niên, kéo dài hơn 3 năm thì cần dùng 3,4 liệu trình để đạt hiệu quả như mong muốn. Vì thế, bệnh nhân cần sự kiên trì và phối hợp tốt với lương y. 

mất ngủ kinh niên

Theo lương y Tuấn, mất ngủ kinh niên theo góc nhìn Đông y sẽ thường có một số nguyên do như: Tỳ huyết hư – Can khí uất kết – Tỳ thận yếu. Khiến tà khí xâm nhập vào, thần chí rối loạn và nội tạng suy giảm. Vì cơ thể yếu nên bất an, tinh thần không ổn định dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon.

Bám sát vào nguyên do này, từ cuối thế kỷ XIX, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và lưu truyền bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Trải qua 5 đời truyền nhân, đến đời thứ 5, lương y Đỗ Minh Tuấn đã kế thừa và có những CẢI TIẾN phù hợp với người bệnh hiện nay.

Lộ trình điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh 

Để đạt hiệu quả cao nhất, liệu trình hỗ trợ mất ngủ Đỗ Minh không tập trung vào một bài thuốc lớn, chữa chung chung. Mà sẽ chia làm 3 bài thuốc nhỏ, vừa điều trị nguyên căn vừa bồi bổ ngăn ngừa tái phát. 

  • Sau 10 – 15 ngày: Những người bện nhẹ sẽ có cải thiện phần nào. Như ăn uống ngon miệng hơn, tình trạng đau đầu được cải thiện. Dễ đi vào giấc ngủ, tuy nhiên vẫn bị ngủ chập chờn, không sâu giấc. Còn đối với bệnh nhân bị nặng, 15 ngày đầu thuốc có thể chưa phát huy tác dụng, không cảm thấy thay đổi gì nhiều.
  • 1- 2 tháng: Đối với người bệnh nhẹ, có thể cải thiện đến 90%. Bệnh nhân đã có thể bắt đầu cảm thấy tự nhiên buồn ngủ, tinh thần thư giãn, đỡ đau đầu. Tình trạng ngủ chập chờn, thức giấc buổi sáng đôi khi vẫn xuất hiện, nhưng tần suất không nhiều. Đối với người mất ngủ lâu năm, việc cải thiện giấc ngủ có thể chậm hơn. Bệnh nhân có thể ngủ sớm nhưng vẫn tỉnh sớm. Da dẻ hồng hào hơn, không còn cảm giác tim đập nhanh, thấp thỏm khi khủ. Cải thiện từ 50% – 70%
  • 3 – 4 tháng: Tình trạng mất ngủ kinh niên chấm dứt. Người bệnh tìm thấy lại được giấc ngủ. Thời gian ngủ lâu, sáng dậy tỉnh táo, tinh thần thoải mái. Cuộc sống trở lại quỹ đạo bình thường.

Lương y Tuấn nhấn mạnh: “Như đã nói, Đông y chữa bệnh từ Gốc đến Ngọn, điều trị từ nguyên căn. Chính vì vậy hiệu quả sẽ chậm, đòi hỏi thời gian dài hơn. Người bệnh cần phối hợp điều trị và kiên trì sử dụng thuốc. Mỗi người sẽ có những tình trạng khác nhau nên điều trị nhanh hay chậm cũng bị ảnh hưởng. Nhưng nhìn chung, phải dùng ít nhất 2 liệu trình mới đảm cắt đứt nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa tái phát.

mat-ngu-kinh-nien-4-1.jpg

Công thức bí truyền được CẢI TIẾN mang lại hiệu quả TOÀN DIỆN

Dựa vào nguyên tắc gây mất ngủ, các lương y của Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và phối ngũ từ những thảo dược quý. Cho tác dụng bồi bổ kinh Can – Thận, nâng cao sức khỏe, để sơ thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu não, hạn chế căng thẳng.

Bài thuốc là kết quả phối ngũ của 30 vị dược liệu quý. Trong đó tiêu biểu phải kể đến lục dược dưỡng tâm – thành phần chính trong bài thuốc: 

  • Đan sâm: Giúp lưu thông khí huyết, điều hòa kinh mạch, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thược dược: Hoạt huyết an thần, giảm đau đầu, bồi bổ cơ thể. 
  • Hoàng kỳ: Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các triệu chứng mất ngủ.
  • Viễn chí: Đinh thần, giảm lo âu, hồi hộp.
  • Tâm sen: Ổn định huyết áp, hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ. Ngủ sâu, không mê sảng.
  • Long nhãn: Bồi bổ dưỡng khí, bổ tỳ, điều hòa nhịp tim, giảm căng thẳng

mat-ngu-kinh-nien-3-1.jpg

Trong bài thuốc sẽ có 3 nhóm vị là:

  • Nhóm bồi bổ tâm tỳ (tim và dạ dày): bao gồm các vị thuốc như tâm sen, long nhãn, viễn chí,…mang lại công dụng là định thần, giảm căng thẳng, giảm áp lực của tim và dạ dày.
  • Nhóm thư can giải uất (gan thận): bao gồm thược dược, nấm linh xanh, khuyên khung,…giúp giải nhiệt cơ thể, thanh độc tiêu viêm.
  • Nhóm an thần trấn kinh (thần kinh): gồm hoàng kỳ, viễn chí,…hỗ trợ điều hòa tinh thần, giảm áp lực

Lương y Tuấn nói về công thức này: “Thảo dược sau khi được làm sạch, chúng tôi sẽ gia giảm liều lượng tiêu chuẩn theo CÔNG THỨC BÍ TRUYỀN. Như vậy vừa đảm bảo được dược tính chữa bệnh, vừa mang công dụng bồi bổ cơ thể, phòng ngừa bệnh tái phát.”. 

AN TOÀN với mọi đối tượng sử dụng

Những nguyên liệu được sử dụng trong các công thức của Đỗ Minh Đường đều được ươm trồng và thu hái tại vườn dược liệu riêng. Vườn do chính nhà thuốc chăm sóc theo tiêu chuẩn HỮU CƠ, tại các tỉnh Hưng Yên, Gia Lâm, Hòa Bình.

Vì chủ động trong được nguồn nguyên liệu. Lương y Tuấn cũng như nhà thuốc Đỗ Minh Đường tự tin CAM KẾT bài thuốc đạt chuẩn 3 KHÔNG: Không dược liệu bẩn – Không gây tác dụng phụ – Không gây phụ thuộc thuốc. Bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh an toàn, phù hợp với mọi đối tượng. Kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, người già, người có bệnh lý nền. Suốt 3 thế kỷ áp dụng, nhà thuốc vẫn chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào có tác dụng phụ. 

mat-ngu-kinh-nien-5-1.jpg

Đừng bỏ lỡ: Liệu Trình Điều Trị Mất Ngủ Tại Đỗ Minh Đường Có Đắt Không? Giá Bao Nhiêu? Chữa Bao Lâu Khỏi?

Với CẢI TIẾN từ những gì phương pháp Đông y thông thường còn hạn chế. Không nói quá rằng bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh đang là lựa chọn hoàn hảo cho người mất ngủ kinh niên. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì về bệnh mất ngủ cần hỗ trợ. Hãy liên hệ ngay cho nhà thuốc để các lương y thăm khám và tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

mat-ngu-kinh-nien-1.gif

Lời khuyên của bác sĩ khi chữa mất ngủ kinh niên 

Mất ngủ kinh niên là căn bệnh dai dẳng, cần nhiều thời gian để chữa trị. Nếu bạn thấy cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu mắc bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một vài lời khuyên của lương y Đỗ Minh Tuấn:

  • Thay đổi thói quen và môi trường ngủ: Đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, tránh ánh sáng và thông thoáng. Thư giãn trước khi ngủ, giữ tinh thần thoải mái, không suy nghĩ quá nhiều.
  • Tránh ánh sáng xanh 1h trước khi bắt đầu giấc ngủ. Những thiết bị điện tử sẽ làm gián đoạn sự sản xuất melatonin (chất gây buồn ngủ) gây mất ngủ, khó vào giấc.
  • Chế độ ăn uống khoa học và lối sống khỏe sẽ làm giảm tác hại cũng như triệu chứng của bệnh mất ngủ. Không những thế, còn nâng cao sức khỏe và đẩy lùi nhiều bệnh tật khác.
  • Mất ngủ không phải cứ tự chữa ở nhà là khỏi, cần thăm khám và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Luôn giữ tinh thần thoải mái, điều hòa giữa công việc và sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về bệnh mất ngủ kinh niên dựa trên nghiên cứu khoa học và lời khuyên của bác sĩ chuyên môn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe cần giải đáp. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ lương y của Đỗ Minh Đường. Chi phí tư vấn và thăm khám HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

mat-ngu-kinh-nien-1.gif

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger