Mất Ngủ Kéo Dài – Chứng Bệnh Đáng Sợ Hơn Bạn Nghĩ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bạn có biết rằng, tình trạng mất ngủ kéo dài chính là nguyên nhân khiến bạn trông già hơn, trí nhớ kém hơn, khó tập trung khi làm việc,.. Và mất ngủ kéo dài cũng chính là lý do khiến các bệnh lý như tiểu đường, béo phì, tim mạch, huyết áp,… thêm nghiêm trọng hơn.  Làm sao để điều trị chứng bệnh này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn sau đây. 

Những thông tin cơ bản về bệnh mất ngủ kéo dài

Giấc ngủ là yếu tố đặc biệt quan trọng, giúp con người duy trì được sự sống. Không ai có thể tồn tại nếu không ngủ. Tuy nhiên, theo nhịp sống hiện đại, mọi thứ diễn ra ngày càng nhanh và chất lượng sống bị giảm sút. Tỷ lệ mắc bệnh mất ngủ đang có xu hướng tăng cao liên tục và gây những hệ lụy nghiêm trọng.

Mat-ngu-keo-dai.jpg

Theo Sara Nowakowski, nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Texas Medical Branch ở Galveston, Mỹ. Đã có các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng thiếu ngủ có liên quan đến béo phì, tiểu đường, bệnh tim và thậm chí là bệnh Alzheimer. Ngoài ra, thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần và tai nạn xe hơi. Nowakowski cho biết thêm: “Giấc ngủ cũng quan trọng không kém thức ăn và các hoạt động lối sống khác”.

Mất ngủ kéo dài là gì?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn –  GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường nhận định: Bệnh mất ngủ kéo dài là biểu hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ diễn ra trong khoảng thời gian nhiều tháng tới nhiều năm. Có cách gọi khác là mất ngủ mãn tính hoặc mất ngủ kinh niên. Người bệnh thường ngủ không đủ giấc, khó ngủ, dễ thức và cảm thấy uể oải khi ngủ dậy. Tình trạng này thường diễn ra với tần suất 3 ngày trên tuần, kéo dài hơn 1 tháng.

Mat-ngu-keo-dai-1.jpg

Mất ngủ lâu ngày có thể gặp ở mọi đối tượng và đủ cấp độ tuổi. Mất ngủ làm giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Gây nên một số bệnh ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể như thần kinh và tim mạch. Những năm gần đây, chứng mất ngủ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, ảnh hưởng đến hơn 30% dân số thế giới và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Theo Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, tổng dân số Mỹ có  15% đến 35% người lớn bị mất ngủ cấp tính, kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí ba tháng. Ước tính có khoảng 10% người lớn bị mất ngủ mãn tính (mất ngủ kéo dài). 

Những cơ sở khám chữa bệnh mất ngủ uy tín

Khi bị mất ngủ kéo dài, việc cần làm là đến ngay những cơ sở uy tín có chuyên môn để khám và chữa trị. Dưới đây là một số cơ sở có khoa thần kinh – chữa trị mất ngủ được đánh giá cao:

Mat-ngu-keo-dai-2.jpg

  • Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
  • Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 
  • Khoa sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
  • Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân Y 103
  • Khoa Tâm bệnh và Liệu pháp tâm lý – Bệnh viện Việt Pháp
  • Phòng khám Đa khoa Meditec

Nguyên nhân gây nên mất ngủ kéo dài

Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và xếp riêng từng nhóm nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài. Cụ thể có 3 nhóm sau:

Mất ngủ nguyên phát

Căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Đầu óc luôn không được nghỉ ngơi, làm việc quá sức. Một vài nguyên nhân như: việc gia đình, tài chính, nghỉ việc, chuyện buồn, chuyển nhà,…

Áp lực công việc khiến tinh thần căng thẳng
Áp lực công việc khiến tinh thần căng thẳng

Môi trường sống: Các nhà khoa học của Hàn Quốc đã công bố nghiên cứu chứng minh rằng ô nhiễm ánh sáng có thể gây mất ngủ lâu ngày. Việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo, tiếng ồn, chất lượng không khí,… đều gây khó ngủ, giấc ngủ chập chờn.

Thường xuyên thay đổi múi giờ sinh hoạt: Việc thay đổi liên tục các múi giờ làm việc, lệch giờ máy bay,… khiến cơ thể không kịp thích nghi, rối loạn giấc ngủ sinh học. Gây nên tình trạng mất ngủ triền miên.

Mất ngủ thứ phát

Rối loạn tâm thần: Giấc ngủ có thể bị cản trở bởi rối loạn lo âu và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Trầm cảm có thể biểu hiện dưới dạng thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm và khó ngủ trở lại, cũng như nhiều lần thức giấc vào buổi sáng sớm. Bệnh nhân có các tình trạng sức khỏe tâm thần cũng thường xuyên bị mất ngủ dai dẳng.

Sử dụng thuốc: Thuốc chống trầm cảm, dị ứng, hen suyễn, huyết áp, giảm đau, thuốc cảm và các sản phẩm giảm cân có caffeine và chất kích thích… làm cho giấc ngủ có thể bị xáo trộn trong một thời gian khá dài.

Sử dụng thuốc quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.
Sử dụng thuốc quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.

Thay đổi nội tiết: Thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh, bốc hỏa sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chị em. Tình trạng này dễ mắc gặp ở phụ nữ sau sinh và người trên 50 tuổi.

Đừng bỏ lỡ: Bà Mẹ Trẻ Khỏi Mất Ngủ Sau Sinh Nhờ Phác Đồ Trị Mất Ngủ Đỗ Minh

Chế độ ăn uống: Những thói quen sống không lành mạnh là tác nhân gây nên mất ngủ kéo dài. Cụ thể như: ăn quá no, khiến dạ dày không kịp tiêu hóa, đầy hơi, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức khuya kéo dài,…

Một số nguyên nhân mất ngủ khác

Bệnh lý: Các bệnh lý khiến cơ thể đau nhức, gây cho người bệnh sự khó chịu, mất ngủ, ngủ chập chờn. Cụ thể các bệnh về: hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu,…

Mat-ngu-keo-dai-1-1.jpg

Tuổi tác: Tuổi tác là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kinh niên. Các nghiên cứu đã chỉ ra các tế bào và cơ quan trong cơ thể lão hóa dần khi chúng ta già đi. Đặc biệt, các tế bào thần kinh sẽ dần suy yếu và hoạt động kém đi. Dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, ngủ chập chờn.

Di truyền: Nghiên cứu chỉ ra rằng, chứng mất ngủ có thể di truyền từ bố mẹ sang con qua gen. Vì thế, khả năng người bệnh bị mất ngủ di truyền là có tồn tại.

Các triệu chứng của bệnh mất ngủ kinh niên

Mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những biểu hiện chung mà phần lớn người bệnh nào cũng sẽ gặp phải. Bạn có thể tham khảo những triệu chứng dưới đây:

  • Nhức đầu: Nhức đầu thường xuyên xảy ra cùng với chứng mất ngủ trầm trọng. Mất ngủ trong thời gian dài được biết là gây ra đau đầu. Vì các tế bào thần kinh không nhận đủ lưu lượng máu và do cơ thể căng thẳng. Bệnh nhân có thể vẫn cảm thấy đau đầu vào buổi sáng sau khi ngủ không ngon giấc.
  • Chán ăn và mệt mỏi: là hai biểu hiện có thể thấy ở những người bị mất ngủ kinh niên. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy kiệt sức và mất hứng thú với đồ ăn khi ngủ không đủ giấc.

Mat-ngu-keo-dai-2-1.jpg

  • Mất ngủ về đêm: Người bệnh thường xuyên khó đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm. Sau đó khó ngủ trở lại hoặc thức giấc vào sáng sớm. Mất ngủ kéo dài thường xuyên dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, tinh thần căng thẳng, ngoài ra còn có thể dẫn đến khó ngủ.
  • Suy giảm trí nhớ và khó tập trung khi làm việc hoặc học tập. Đây là triệu chứng đáng báo động. Vì chứng mất ngủ kinh niên đã đến giai đoạn làm giảm chất lượng cuộc sống. Cần điều trị càng sớm càng tốt.
  • Các vấn đề tâm thần: Một trong những yếu tố dẫn đến các bệnh tâm thần kinh, trầm cảm có thể kể đến như: rối loạn cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, không kiểm soát được suy nghĩ,..

Các biến chứng gặp phải khi mất ngủ kéo dài

Mất ngủ triền miên gây ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và các mối quan hệ. Dưới đây là những biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi bị mất ngủ nhiều ngày:

Rối loạn tâm lý

Thiếu ngủ, mất ngủ triền miên khiến cơ thể kiệt sức, lo lắng, dễ cáu gắt. Thậm chí một số người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Có các triệu chứng trầm cảm khi họ thường xuyên thiếu ngủ. Theo báo VTC đưa tin, diễn viên Marilyn Monroe đã khiến công chúng sững sờ khi tự tử tại nhà riêng. Nguyên nhân được xác minh là do mất ngủ kéo dài, cơ thể của cô luôn xanh xao, gầy yếu. Cô trở thành con nghiện của thuốc an thần, để rồi ra đi do chính loại thuốc đó.

Mất an toàn giao thông

Theo số liệu của Ủy ban An toàn Đường bộ Quốc gia, giấc ngủ là một yếu tố gây ra khoảng 30% các vụ tai nạn giao thông. Đặc biệt là những vụ tai nạn liên quan đến ô tô đường dài. Gây ra khi người lái xe ngủ gật, ngủ gục hoặc mất ngủ liên tục.

Suy giảm trí nhớ

Não bộ sẽ dần bị tổn hại nếu không được dành đủ thời gian để thư giãn. Điều này sẽ làm giảm năng suất làm việc. Những người mất ngủ lâu ngày thường gặp phải trạng thái nhớ nhớ quên quên.

Mat-ngu-keo-dai-5.jpg

Tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch

Đau tim, suy tim, huyết áp cao và các rối loạn khác có thể phát triển khi bạn không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài. So với những người ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, những người ngủ ít hơn 5 tiếng có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não cao hơn 83%.

Lão hóa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu ngủ và mất ngủ kéo dài sẽ đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa da. Khiến da dễ trở nên khô ráp, thiếu sức sống. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng, khiến da khó phục hồi, dễ bị chảy xệ.

Khả năng vô sinh cao hơn

Đối với phụ nữ, tình trạng mất ngủ kinh niên sẽ tác động trực tiếp đến các hormone kích thích rụng trứng. Mất ngủ mãn tính ở nam giới làm giảm số lượng tinh trùng, có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.

Cần làm gì để phòng tránh mất ngủ kinh niên?

Mất ngủ là căn bệnh khó chữa. Để phòng tránh mắc bệnh, bạn cần nắm rõ và thực hiện những điều sau:

  • Duy trì nhịp sinh học đều đặn và tuân theo một lịch trình ngủ lành mạnh. Mọi người nên xây dựng cho mình một thời gian ngủ nghỉ khoa học, lành mạnh. Thay vì ngủ từ 23h, 24h đêm thì hãy đi ngủ sớm hơn một chút từ 21, 22h. Cố định giờ ngủ, theo thời gian sẽ hình thành thói quen tốt từ đó giúp bạn vào giấc dễ dàng hơn.

Mat-ngu-keo-dai-2-2.jpg

  • Thời gian đi ngủ nên có lịch cố định, duy trì thời gian đó thành thói quen. Ngủ trưa 20-30 phút là khoảng thời gian lý tưởng đối với mỗi người. Việc ngủ trưa quá dài từ 1-2 tiếng cũng sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Vì vậy hãy thử thay đổi thói quen ngủ trưa lại xem.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hoặc sách điện tử. Ánh sáng xanh của các thiết bị này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Đã mất ngủ thì nói không với trà, cà phê, rượu, các chất kích thích, đặc biệt không uống sau 11h trưa bởi đây là nguyên nhân cản trở việc bạn vào giấc.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe nói chung và tinh thần nói riêng. Tuy nhiên tập luyện cũng phải đúng cách, bạn nên tập vào buổi sáng sớm hoặc trước 7h tối. Không nên vận động quá mệt trước giờ đi ngủ bởi điều này chỉ khiến bạn khó ngủ hơn.

Mat-ngu-keo-dai-1-2.jpg

  • Ăn quá no vào buổi tối sẽ khiến dạ dày vất vả làm việc, bạn sẽ có cảm giác ì ạch, khó tiêu, căng tức bụng, như vậy sẽ chẳng thể nào mà ngủ được. Vì vậy hãy lưu ý, ăn bữa tối trước 7h, không ăn quá muộn và tuyệt đối không ăn nhiều.
  • Đảm bảo phòng ngủ thoải mái bằng cách giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ. Sử dụng rèm để ngăn ánh sáng, nút chống ồn,…
  • Thiết lập một thói quen nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, tắm hoặc tập thiền.

Những cách chữa mất ngủ kéo dài

Dựa vào tình trạng và mức độ mất ngủ nhất định, sẽ có những phác đồ điều trị riêng. Trường hợp nhẹ thì không cần dùng thuốc, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Còn đối với những trường hợp mất ngủ kéo dài trở thành mãn tính, cần thăm khám bác sĩ để được điều trị tận gốc. Bệnh nhân có thể tham khảo một vài cách chữa mất ngủ kinh niên sau:

Xác định lý do mất ngủ dai dẳng

Mỗi người gặp phải tình trạng mất ngủ đều có những nguyên nhân khác nhau. Để xác định nguyên nhân tiềm ẩn, các chuyên gia y tế phải tìm hiểu những thông tin về nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, căng thẳng tâm lý và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh mất ngủ kéo dài giúp định hướng và tăng hiệu quả điều trị. Mặc dù việc xác định nguyên nhân gây bệnh không phải dễ tiến hành ở tất cả mọi trường hợp.

Phương pháp điều trị mất ngủ không dùng thuốc

Một phương pháp điều trị mất ngủ không dùng thuốc được nhiều người tin tưởng và sử dụng đó là thay đổi chế độ ăn uống. Có một số loại thực phẩm sẵn có tác dụng tăng cường chất lượng giấc ngủ như chuối xanh, nước mật ong, hạt sen, hoa xô thơm, …

Tập thể dục thường xuyên

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh lợi ích của hoạt động thể chất thường xuyên. Bao gồm duy trì cân nặng hợp lý, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng lưu thông khắp cơ thể. Các bộ môn thường xuyên được lựa chọn trong luyện tập là yoga và thiền.

Châm cứu

Chăm cứu là một phương pháp giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, đả thông kinh mạch, giảm chứng mất ngủ một cách rõ rệt. Cơ chế hoạt động của châm cứu là giải phóng các hợp chất tự nhiên như serotonin và endorphin. Giúp thư giãn, bình tĩnh và giảm đau, giảm căng thẳng và tạo điều kiện dễ ngủ hơn.

Mat-ngu-keo-dai-6.jpg

Sử dụng thuốc

Đối với những trường hợp mất ngủ kéo dài nặng và bắt buộc phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà kê thuốc giảm nhẹ tác động của bệnh. Chúng tôi đã có bài viết riêng về thuốc trị mất ngủ và các bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên. Bạn đọc tham khảo:

Xem ngay: Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân, Tác Hại, Cách Chữa

Trong y học cổ truyền, thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh mất ngủ. Đây là phương pháp điều trị tuyệt vời nếu người bệnh muốn điều trị mà không dùng thuốc Tây y. Muốn sử dụng thảo dược tự nhiên và không lo tác dụng phụ đi kèm. Chúng tôi giới thiệu tới bạn bài thuốc bí truyền của nhà thuốc Đỗ Minh. Được nghiên cứu và bào chế từ nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường có tuổi đời hơn 150 năm. Đây là phương án hoàn hảo cho bệnh nhân muốn chữa bệnh mất ngủ. Nếu bạn quan tâm, đừng bỏ qua bài thuốc này.

Bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh Đường – HẠ GỤC chứng mất ngủ kinh niên

Phác đồ điều trị mất ngủ Đỗ Minh được điều chế và lưu truyền cách đây 150 năm. Trải qua 5 đời truyền nhân, bài thuốc ngày càng được tối ưu và cải tiến. Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là truyền nhân thứ 5 kế thừa mọi bài thuốc gia truyền được để lại.

mất ngủ kinh niên

Nhìn chung, bài thuốc vẫn giữ giá trị cốt lõi mà các đời khác để lại. Nhưng để phù hợp với thể trạng người bệnh hiện nay, Lương y Tuấn đã có những cải tiến VƯỢT TRỘI, tìm ra phác đồ tối ưu nhất để chữa bệnh mất ngủ một cách TOÀN DIỆN dựa trên nguyên tắc của Y học cổ truyền.

Mat-ngu-keo-dai-7.jpg

Những vị thuốc Nam trong liệu trình hỗ trợ mất ngủ Đỗ Minh đều là “khắc tinh” của bệnh mất ngủ. Có thể kể đến lục dược như: Hoàng kỳ, long nhãn, tâm sen, thược dược, đan sâm, viễn chí,…. Các loại thảo dược trong bài thuốc đều được Đỗ Minh Đường cam kết sạch 100%. Rõ nguồn gốc xuất xứ và không có chất bảo vệ thực vật. 

Mat-ngu-keo-dai-3-1.jpg

Toàn bộ bài thuốc được phối ngũ theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN của dòng họ Đỗ Minh. Để mang lại hiệu quả cao nhất, một liệu trình sẽ được chia thành 3 phương thuốc nhỏ. Tùy vào từng tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân mà lương y sẽ gia giảm liều lượng sao cho phù hợp. Người bệnh không nhất thiết phải sử dụng cả 3. Với cách làm này, mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị riêng, đảm bảo tính CHUYÊN BIỆT và mang lại HIỆU QUẢ cao nhất.

Mat-ngu-keo-dai-2-3.jpg

Liệu trình điều trị của bài thuốc Đỗ Minh Đường

Bài thuốc hoạt động dựa theo cơ chế TRỪ GỐC – TIÊU NGỌN. Một mặt sẽ điều trị trực tiếp những nguyên nhân gây bệnh. Như: khôi phục chức năng tạng phủ, tăng cường lưu thông máu, bồi bổ khí huyết. Mặt khác sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, chống tái nhiễm về sau.

Về hiệu quả của bài thuốc. Đối với những người bị nhẹ, có thể chỉ cần 1 đến 2 tháng là khỏi. Những người bệnh nặng hơn cần đến 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, nhìn chung, thuốc đều phát huy tác dụng theo đúng tiến trình như sau:

Mat-ngu-keo-dai-4-1.jpg

Trực tiếp sử dụng và đã thoát khỏi chứng mất ngủ kéo dài, chị Chị Thùy Dung – 45 tuổi, Hà Nội chia sẻ: “Mình sử dụng 15 ngày đầu tiên thì thấy dễ ngủ hơn. Nhưng tình trạng dậy sớm và tỉnh lúc nửa đêm vẫn thế. Sau đấy thì cứ kiên trì uống thuốc, sử dụng đều thì tình trạng bắt đầu cải thiện rõ rệt. Sau 1 tháng thì giấc ngủ đã tốt rất nhiều, ngủ ngon và sâu giấc hơn, người cũng khỏe và tỉnh táo. trở về đúng quỹ đạo. Cảm ơn bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh rất nhiều.

Xem chi tiết: Liệu Trình Điều Trị Mất Ngủ Tại Đỗ Minh Đường Có Đắt Không? Giá Bao Nhiêu? Chữa Bao Lâu Khỏi?

Trên đây là phác đồ điều trị mất ngủ Đỗ Minh, nếu bệnh nhân có bất kỳ điều gì thắc mắc hay gặp vấn đề nào về giấc ngủ. Đừng ngần ngại gọi ngay cho nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được thăm khám và tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Mất ngủ kinh niên

Những lưu ý khi điều trị mất ngủ 

“Có bệnh vái tứ phương” là tâm lý chung của nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh mất ngủ kinh niên. Điều này dẫn đến việc nôn nóng, điều trị không theo chỉ dẫn. Sử dụng những phương pháp không an toàn,… Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Một vài lưu ý chúng tôi gửi tới những người đang điều trị mất ngủ:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sớm thăm khám bác sĩ chuyên môn sớm nhất có thể.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Không vì tâm lý nóng vội hay chán nản mà tự ý tăng liều hay bỏ giữa chừng.
  • Sử dụng thuốc song song với việc thay đổi thói quen xấu. Thay đổi về lối sống, dinh dưỡng và chế độ chăm sóc, tập luyện.

Mất ngủ kéo dài cần được chữa trị ngay. Trước khi để lại những hậu quả và di chứng đáng ngại. Nếu bạn có bất kỳ vấn hay câu hỏi nào về bệnh mất ngủ kéo dài. Hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn, thăm khám HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

mất ngủ kinh niên

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger