Mất Ngủ Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai? Chuyên Gia Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không là câu hỏi chung của nhiều người. Trên thực tế mang thai có thể khiến một người bị mất ngủ. Điều này thường do những dấu hiệu mang thai sớm, rối loạn nội tiết tố gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cần nắm rõ vấn đề này để có những biện pháp chăm sóc tốt nhất.

Mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không?
Tìm hiểu mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không? Những biện pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không?

Mất ngủ khi mang thai rất phổ biến. Tình trạng này khởi phát do nhiều nguyên nhân, khiến thai phụ ngủ không ngon, thường xuyên tỉnh giấc, trằn trọc khó ngủ hoặc không thể ngủ được.

Vậy mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không? Theo các chuyên gia, mất ngủ thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, mất ngủ không phải là dấu hiệu chính giúp một người nhận biết mình có mang thai hay không. Bởi điều này cũng thường gặp ở những người làm việc quá sức, căng thẳng, mất ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Trong giai đoạn đầu mang thai, phụ nữ chủ yếu bị mất ngủ do những dấu hiệu mang thai, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn
  • Cơ thể bồn chồn
  • Mệt mỏi
  • Đầy hơi
  • Khó thở nướu sưng đau
  • hay đổi tâm trạng…

Những biểu hiện này gây mệt mỏi, khiến đầu óc căng thẳng và có chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra nhiều nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị mất ngủ khi vừa mang thai.

Để nhận biết mất ngủ có phải dấu hiệu mang hay không, hãy kiểm tra lần hoạt động tình dục gần nhất và những dấu hiệu mang thai. Hoặc nữ giới có thể thử thai để chắc chắn hơn về kết quả.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi vừa mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất ngủ khi mang thai. Điều này chủ yếu xảy ra do những thay đổi trong cơ thể. Trong nhiều trường hợp, mất ngủ/ rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng từ những dấu hiệu mang thai sớm khiến bạn không thể ngủ được.

Dưới đây là những nguyên nhân gây mất ngủ khi vừa mang thai:

1. Ảnh hưởng từ những dấu hiệu mang thai

Những dấu hiệu mang thai sớm là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ. Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến cơ thể mệt mỏi, ốm nghén, khó thở, thay đổi tâm trạng dẫn đến lo âu, căng thẳng thường xuyên… 

Những dấu hiệu có thể xảy ra vào ban đêm khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc trằn trọc của đêm.

Mất ngủ thường xuyên do ảnh hưởng từ những dấu hiệu mang thai
Cơ thể mệt mỏi và mất ngủ thường xuyên do ảnh hưởng từ những dấu hiệu mang thai

2. Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Mang thai khiến cơ thể tăng sản sinh hormone progesterone, dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Đây là một trong những nguyên nhân làm thay đổi tâm trạng, nữ giới thường xuyên cáu gắt, căng thẳng và lo lắng hơn.

Trong khi đó, rối loạn lo âu và căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu khiến một người bị rối loạn giấc ngủ. Điều này gây suy nhược và khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài.

3. Thai nhi phát triển

Tử cung giãn nở chuẩn bị cho sự phát triển của thai. Cùng với sự phát triển của thai nhi, mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến đau nhức lưng, đau xương chậu, phù tay chân. 

Cơn đau thường khởi phát vào ban đêm dẫn đến khó chịu và mất ngủ ở phụ nữ vừa mang thai. Nhiều trường hợp đau nhức khiến mẹ bầu thường xuyên tỉnh giấc, trằn trọc, khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ.

4. Thiếu máu

Thai nhi cần đủ lượng máu cần thiết cho sự phát triển. Do đó mẹ bầu được khuyên bổ sung các khoáng chất (sắt, acid folic) để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên việc không phát hiện mang thai có thể khiến bạn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết và thiếu máu. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi và gây khó ngủ.

Dấu hiệu mất ngủ khi mang thai

Những người bị mất ngủ khi mang thai sẽ có những biểu hiện sau:

Thường xuyên trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ được
Thường xuyên trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ được là dấu hiệu mất ngủ khi mang thai
  • Thường xuyên trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ
  • Tỉnh táo, không thể ngủ được
  • Ngủ không sâu giấc, dễ giật mình
  • Khi tỉnh giấc có thể khó trở lại giấc ngủ
  • Dậy sớm mặc dù ngủ chưa đủ giấc
  • Mệt mỏi, uể oải và thiếu tập trung vào buổi sáng sâu khi ngủ dậy
  • Mất ngủ lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, hoạt động thể chất kém, ngủ gà ngủ gật.

Dấu hiệu mang thai sớm

Bên cạnh tình trạng khó ngủ/ mất ngủ, nhiều dấu hiệu khác có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định mang thai. Dưới đây là những dấu hiệu mang thai sớm không nên bỏ qua:

  • Buồn nôn và nôn ói

Buồn nôn hoặc/ và nôn ói (ốm nghén) là một trong những dấu hiệu mang thai sớm rõ ràng và đáng tin cậy. Biểu hiện này chủ yếu do sự thay đổi nồng độ hormone khiến cơ thể nhạy cảm và thay đổi mùi vị.

Ốm nghén có thể xảy ra trong 1 – 2 tuần đầu tiên, phổ biến hơn trong tam cá huyệt đầu và mất dần trong tam cá nguyệt thứ 2. Trong một số ít trường hợp, buồn nôn có thể kéo dài đến lúc sinh nở.

  • Chậm kinh

Bên cạnh ốm nghén, mất ngủ kèm theo chậm kinh có thể giúp bạn nhận biết mang thai sớm. Điều này diễn ra sau khi thụ thai thành công từ 2 – 3 tuần. 

  • Chảy máu báo thai

Nhiều trường hợp nhầm lẫn máu kinh và máu báo thai khiến quá trình chăm sóc cơ thể không được diễn ra sớm. Máu báo thai thường có màu hồng/ đỏ nhạt, lượng máu tiết ra ít hoặc chỉ có một vết nhỏ ở quần lót, kéo dài từ 1 – 2 ngày. 

Thông thường máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi thụ thai thành công từ 6 – 7 ngày. Cần lưu ý để sớm nhận biết mang thai.

Chảy máu báo thai
Chảy máu báo thai kèm theo khó ngủ / mất ngủ là những dấu hiệu mang thai sớm
  • Đau bụng âm ỉ

Khi vừa mang thai bạn có thể nhận thấy những cơn đau bụng âm ỉ. Cơn đau kèm theo căng tức bụng tương tư như sắp đến kỳ kinh nguyệt. Đau bụng âm ỉ thường kèm theo căng tức ngực, ra máu báo thai và những biểu hiện nhận biết mang thai khác.

  • Khó thở và hụt hơi

Nữ giới trong lần đầu tiên mang thai thường có dấu hiệu khó thở và hụt hơi. Biểu hiện này thường xuất hiện vào đầu và cuối thai kỳ. Khó thở và hụt hơn chủ yếu do cơ thể cần thêm oxy để nuôi dưỡng phôi thai, tăng hormone progesterone, thai nhi tăng kích thước gây khó thở và khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối.

  • Đau lưng

Khi vừa mang thai, những cơn đau ở vùng thắt lưng có thể xảy ra do tử cung giãn nở để thai nhi phát triển thuận lợi. Đau lưng thường tăng mức độ nghiêm trọng khi thai nhi lớn dần.

  • Rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác, miệng có vị kim loại thường gặp ở phụ nữ mới mang thai. Điều này liên quan đến quá trình sản sinh nội tiết tố và nồng độ estrogen tăng cao. Khi cơ thể quen dần với việc mang thai và nội tiết tố đã ổn định, rối loạn vị giác sẽ nhanh chóng mất đi.

  • Chóng mặt, ngất xỉu

Khi mang thai, sự rối loạn nội tiết tố làm ảnh hưởng đến sự giãn nở của mạch máu, tăng lưu thông máu. Khi điều này xảy ra kèm theo huyết áp giảm xuống, thai phụ có thể cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu. Lượng đường trong máu thấp cũng có thể gây ra tình trạng này.

  • Nướu sưng và đau

Nướu sưng và đau thường gặp ở phụ nữ khi vừa mang thai. Ngoài ra bạn cũng có thể bị viêm và chảy máu chân răng, sưng húp mặt và mắt.

  • Thay đổi tâm trạng

Thay đổi tâm trạng kèm theo mất ngủ rất phổ biến ở phụ nữ vừa mang thai. Tình trạng này xảy ra do rối loạn nội tiết tố khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh. Tùy thuộc vào tình trạng mà nữ giới có thể cảm thấy lo lắng, chán nản hoặc hưng phấn.

Thay đổi tâm trạng khi mang thai
Thay đổi tâm trạng khi mang thai chủ yếu do rối loạn nội tiết tố tác động đến chất dẫn truyền thần kinh
  • Cổ tử cung ẩm ướt

Dịch tiết (chất nhầy cổ tử cung) dày lên trong quá trình rụng trứng và tiếp tục được sản xuất khi quá trình thụ thai thành công. Điều này khiến cô bé thường xuyên ẩm ướt trong những tuần đầu mang thai.

  • Biểu hiện khác

Khi vừa mang thai, mất ngủ cũng có thể xuất hiện đồng thời với những biểu hiện dưới đây:

    • Vùng ngực sưng, đau, căng tức, núm vú nhô ra, sẫm màu và quầng vú lớn hơn
    • Đi tiểu nhiều lần
    • Cơ thể mệt mỏi thường xuyên do nồng độ progesterone tăng cao
    • Đầy hơi
    • Thay đổi khẩu vị, tăng cảm giác thèm ăn
    • Nhạy cảm với nhiệt độ
    • Tiết nhiều nước bọt
    • Táo bón
    • Tăng cân bất thường
    • Nhiệt độ cơ thể tăng lên do nồng độ hormone progesterone được tiết ra nhiều
    • Xuất hiện rôm, sảy

Đây đều là những dấu hiệu mang thai sớm thường gặp nhất. Vì vậy nếu mất ngủ kèm theo buồn nôn, chậm kinh, cơ thể mệt mỏi, ra máu báo thai… bạn cần sử dụng que thử hoặc thăm khám xác định kết quả. Từ đó có những biện pháp chăm sóc phù hợp.

Biện pháp cải thiện giấc ngủ khi mang thai

Cho dù mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai hay không thì việc áp dụng những biện pháp cải thiện cũng là điều vô cùng cần thiết. Ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, suy giảm miễn dịch và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Đối với phụ nữ mang thai, giấc ngủ đặc biệt quan trọng. Một giấc ngủ tốt cho phép cơ thể nghỉ ngơi, phụ hồi thể trạng và thư giãn não bộ. Đồng thời đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.

Vì vậy nếu mang thai và bị mất ngủ, hãy áp dụng những biện pháp cải thiện giấc ngủ dưới đây:

1. Vệ sinh giấc ngủ khi mang thai

Vệ sinh giấc ngủ là điều cần thiết. Biện pháp này gồm những hoạt động giúp thư giãn, báo hiệu não bộ nghỉ ngơi và ngủ sâu giấc. Bao gồm:

  • Thiết lập đồng hồ sinh học (chu kỳ thức ngủ) bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Cố gắng ngủ trước 23 giờ đêm và ngủ đủ 8 tiếng.
  • Chỉ ngủ trên giường thay vì những nơi khác.
  • Không lên giường và thực hiện những hoạt động khác. Giường chỉ để tình dục và ngủ.
  • Ngừng tiếp xúc sánh sáng xanh 1 giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử (chẳng hạn như điện thoại di động) khiến não tỉnh táo, hưng phấn và rất khó để ngủ.
  • Uống đủ nước vào ban ngày, Tránh uống nước hoặc tiêu thụ đồ lỏng trước khi ngủ vài giờ. Bởi điều này làm tăng số lần tiểu đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Không tiêu thụ thức uống chứa caffein vào buổi chiều tối hoặc trước khi ngủ vài giờ. Bởi chất này có thể kích thích hệ thần kinh, khiến não bộ tỉnh táo và mất cảm giác buồn ngủ.
  • Chỉ nên ngủ giấc ngắn vào buổi trưa hoặc trong ngày, từ 30 – 60 phút. Không nên ngủ nhiều để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

2. Thư giãn trước khi đi ngủ

Một số biện pháp thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Điều này cũng giúp giảm căng thẳng và lo âu, thư giãn não bộ và chống mệt mỏi.

Những biện pháp thư giãn thường được áp dụng và mang đến hiệu quả cao:

  • Uống trà thảo mộc

Hãy thử uống một tách trà thảo mộc trước khi đi ngủ. Trong đó trà hoa cúc có thể mang đến nhiều lợi ích. Loại trà này có hương thơm dễ chịu, chứa chất chống oxy hóa giúp an thần, thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra mùi thơm dịu nhẹ từ trà hoa cúc còn giúp mang lại cảm giác thoải mái, giải tỏa căng thẳng, thư giãn não bộ và cơ thể. Từ đó giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

Ngoài trà hoa cúc, bạn có thể dùng trà bạc hà, trà hoa hòe, trà gừng mật ong, trà nghệ, trà từ tim sen trị mất ngủ.

Uống một tách trà thảo mộc trước khi đi ngủ
Uống một tách trà thảo mộc giúp chìm vào giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng, thư giãn não bộ và cơ thể
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng

Nghe nhạc nhẹ nhàng có thể giúp não bộ thư giãn, giảm căng thẳng và phụ nữ mang thai dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

  • Ngâm chân trong nước ấm

Cách ngâm chân trị mất ngủ phù hợp với phụ nữ vừa mang thai, căng thẳng hoặc thay đổi tâm trạng. Dùng nước ấm ngâm chân giúp tăng lưu thông máu, thư giãn cơ thể và mang đến cảm giác thoải mái. Từ đó giúp bạn ngủ sâu giấc và ngủ ngon hơn.

  • Tắm nước ấm

Nếu khó ngủ do căng thẳng, hãy thử tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen trước khi ngủ. Biện pháp này giúp thư giãn cơ thể, tăng lưu thông máu, giảm stress. Ngoài ra tắm nước ấm còn giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Đây đều là những yếu tố giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.

  • Ngồi thiền

Nếu rối loạn nội tiết tố hoặc công việc dày đặc khiến bạn bị căng thẳng quá mức, hãy thử ngồi thiền. Biện pháp này giúp tịnh tâm, điều hòa nhịp thở, giảm căng thẳng và khó thở khi mang thai.

Ngoài ra ngồi thiền còn giúp an thần và hỗ trợ giấc ngủ. Sau 15 – 30 phút ngồi thiền, phụ nữ mới mang thai có thể ngủ sâu, ngủ nhanh và ngon giấc hơn.

Ngồi thiền
Ngồi thiền giúp tịnh tâm, giảm căng thẳng, điều hòa nhịp thở và cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Đi lại

Nếu không thể ngủ sau 15 – 30 phút trên giường, hãy đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng. Điều này giúp bạn thư giãn, tăng lưu thông khí huyết, thông báo não bộ nghỉ ngơi và bắt đầu ngủ. Từ đó giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, cải thiện thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ.

  • Massage nhẹ nhàng

Massage nhẹ nhàng là một trong những cách thư giãn hiệu quả và giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ. Lực tác động nhẹ nhàng từ bàn tay giúp máu huyết lưu thông, giảm đau, thư giãn, giảm mệt mỏi và căng thẳng. 

Sau khi massage nhẹ nhàng, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Hơn nữa biện pháp này giúp thai phụ ngủ ngon, hạn chế tỉnh giấc vào ban đêm.

3. Vận động nhẹ nhàng và đều đặn

Hãy vận động nhẹ nhàng khi mang thai. Yoga và những bài tập thư giãn nhẹ nhàng có thể giúp bạn tăng cường sự dẻo dai, tăng sức đề kháng và chống mệt mỏi.

Ngoài ra vận động nhẹ nhàng và đều đặn còn giúp giảm căng thẳng, giảm lo âu quá mức. Đồng thời hạn chế đau nhức xương khớp và chứng chuột rút khi mang thai, tăng lưu thông máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Lưu ý:

  • Không vận động quá sức.
  • Không thực hiện những bài tập cần nhiều sức lực.
  • Tránh vận động trước khi ngủ khoảng 4 giờ bởi điều này làm tăng cảm giác tỉnh táo và khiến bạn khó ngủ.

4. Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp có thể giúp duy trì sức khỏe thai kỳ, chống mệt mỏi và giảm bớt các biểu hiện mang thai (trong đó có chứng mất ngủ). Theo các chuyên gia, người mang thai cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực đơn ăn uống lành mạnh.

Trong khi mang thai, hãy ăn nhiều rau xanh, các loại hạt, đậu, trứng, cá, trái cây tươi… để bổ sung đầy đủ vitamin (vitamin A, B, C, D, E…), khoáng chất (canxi, magie, kali, phốt pho, sắt…), axit amin cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Điều này giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh, chống thiếu máu, chống mệt mỏi, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và giảm mất ngủ

Ngoài ra nên lưu ý những vấn đề sau để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ:

  • Không nên ăn quá no với 1 bữa lớn hoặc nhiều thực phẩm trong một lần. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm bớt cảm giác khó chịu khi mang thai.
  • Tránh ăn trước khi ngủ vài giờ.
  • Không ăn thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, cay nóng, quá nhiều đường… Bởi nhóm thực phẩm này làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, ợ nóng, khó chịu ở bụng. Từ đó làm ảnh hưởng đến giác ngủ. Ngoài ra thức ăn nhiều đường và nhiều chất béo còn làm tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ.
  • Không uống rượu bia, dùng chất kích thích hoặc tiêu thụ thức uống chứa caffein.

5. Liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương giúp bạn thư giãn và ngủ ngon giấc hơn. Dùng nến thơm hoặc đặt máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ. Mùi hương từ tinh dầu thảo dược có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu. Đồng thời ổn định tinh thần, thai phụ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và say giấc hơn.

Những loại tinh dầu tốt cho tâm trạng và giấc ngủ:

  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Tinh dầu bạc hà
  • Tinh dầu cam – chanh
  • Tinh dầu hoa cúc
  • Tinh dầu hoa ngọc lan

6. Cải thiện không gian ngủ

Hãy tạo không gian ngủ thoải mái và hấp dẫn để hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả.

  • Dùng một chiếc gối êm ái, có độ cao phù hợp và mang đến cảm giác dễ chịu khi nằm
  • Nằm trên nệm không quá cứng và dùng một chiếc chăn ấm áp
  • Có thể thêm gấu bông ưa thích để tăng cảm giác an toàn và hấp dẫn
  • Phòng ngủ cần yên tĩnh và tối, ấm áp khi trời lạnh và mát mẻ khi trời nóng
  • Môi trường ngủ sạch sẽ và thoáng đãng.
Cải thiện không gian ngủ
Cải thiện không gian ngủ mang đến cảm giác thoải mái và giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn

Thông tin trong bài viết giúp giải đáp “Mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không?”, các biện pháp cải thiện giấc ngủ. Mất ngủ có thể là một biểu hiện của mang thai, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cần xác định thêm nhiều biểu hiện khác để chắc chắn hơn về tình trạng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger